Đánh giá tác động của báo điệntử đến lối sống của giới trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nhận diện và đánh giá tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ

2.3.2. Đánh giá tác động của báo điệntử đến lối sống của giới trẻ

2.3.2.1. Tác động tích cực

Có thể nói: “Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí

truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời, báo điện tử ở nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thơng tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân…” [31, tr. 1]. Nhƣ vậy, báo điện tử về phƣơng diện nào đó

có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng. Bởi do những đặc thù riêng nên giới trẻ là đối tƣợng độc giả chính và tiềm năng của báo điện tử.

Báo điện tử là nguồn tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho học tập và công việc của giới trẻ. Với những ƣu điểm vƣợt trội của mình, báo điện tử đã khắc phục

đƣợc rất nhiều hạn chế của các loại hình báo chí khác trong q trình sản xuất và truyền tải thơng tin. Bên cạnh đó, chính khả năng lƣu trữ khơng giới hạn, tính tức thời và phi định kỳ, khả năng tìm kiếm và tƣơng tác phong phú… đã giúp báo điện tử thỏa mãn nhu cầu thông tin của nhiều đối tƣợng độc giả khác nhau. Bởi thế, bên cạnh chức năng cung cấp thơng tin hàng ngày, báo điện tử cịn là nơi để các độc giả trẻ truy cập vào tìm kiếm tài liệu, sử dụng tài liệu đó để trích dẫn nguồn.

Điều này đã đƣợc chứng minh thông qua kết quả bảng hỏi mà tác giả đã nghiên cứu. Có tới 51,6% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng, họ chọn đọc báo VnExpress, Dân trí, Vietnamnet vì thơng tin đƣợc cập nhật nhanh chóng, liên tục; 45,2% cho rằng thông tin đa dạng, nhiều chiều, phân tích sâu và là tài liệu hữu ích phục vụ cho

cơng việc hoặc học tập; 82,5% lựa chọn trích dẫn nguồn từ các báo trên khi nghiên cứu khoa học hoặc làm việc. Với những độc giả trẻ này, báo điện tử nói chung là kênh thơng tin cung cấp tài liệu học tập đáng tin cậy (47,7%).

Đồng thời, khả năng tìm kiếm và tƣơng tác phong phú của báo điện tử cũng giúp công chúng tiếp nhận thông tin về sự kiện vừa xảy ra, tham gia vào q trình truyền thơng và truy cập thơng tin ở không gian, thời gian gần nhƣ không giới hạn. Độc giả trẻ khi đọc báo điện tử có thể chia sẻ ngay cho bạn bè thơng qua MXH, có thể để lại những phản hồi thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân mình. Đồng thời, báo điện tử cịn đóng vai trị nhƣ cầu nối, kết nối các bạn trẻ trao đổi thông tin, kinh nghiệm học tập và làm việc với nhau dƣới mỗi bài viết.

Bên cạnh đó, với tính chất đa dạng, phong phú, đa chiều, cập nhật của thơng tin, giới trẻ có thể tìm thấy ở báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung nguồn tri thức để rèn luyện kỹ năng sống vô tận và quý giá mà không một cuốn sách nào, ơng thầy nào có thể đáp ứng. Một số báo, tạp chí chun ngành có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ.

Báo điện tử tác động đến nhận thức của công chúng trẻ, định hướng nhân cách và cách ứng xử cho giới trẻ: Với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng, báo chí

nói chung và báo điện tử nói riêng có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ. Tuổi Trẻ là tuổi của sự năng động, khao khát thông tin, hiểu biết. Bên cạnh những thơng tin từ gia đình, nhà trƣờng, xã hội, báo điện tử là nguồn thông tin tƣơi mới, hấp dẫn, hữu ích đối với giới trẻ. Với các trang MXH, giới trẻ dễ dàng tập hợp trong những cộng đồng mạng không giới hạn bởi khoảng cách địa lý, quốc gia, châu lục.

Thông qua bảng hỏi, tác giả đã thu đƣợc kết quả thú vị của 220 ngƣời tham gia trả lời đối với một số câu hỏi nhƣ: Mỹ hợp thức hóa hơn nhân đồng tính; Rơi máy bay MH370; Động đất ở Nepal, Nhật Bản và Ecuador; Khủng bố đẫm máu ở Pháp, Bỉ… các độc giả trẻ cảm thấy thƣơng tâm, đau lòng và muốn đƣợc chia sẻ (53,2%). Đối với những thông tin thời sự trong nƣớc nhƣ: Bầu cử Quốc hội; Thiếu vắc xin

cho trẻ em; Kỳ thi quốc gia “hai trong một”… có tới 52% bạn trẻ ln quan tâm và thƣờng xuyên theo dõi. Nhƣ vậy, trong thế giới của báo điện tử, giới trẻ đƣợc sống trong những nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng. Nhờ báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, giới trẻ quan tâm hơn và có những phản ứng kịp thời, tích cực trƣớc những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của thế giới, đất nƣớc và địa phƣơng. Báo chí có sức mạnh tập hợp sự quan tâm của cộng đồng vô cùng to lớn.

Theo khảo sát của tác giả, chính thế giới thơng tin rộng lớn và phong phú của mình ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của báo điện tử đã giúp giới trẻ nâng cao hơn tinh thần cảnh giác khi ra ngoài xã hội (39,4%); nâng cao kiến thức hàng ngày và kỹ năng sống (66,5%). Đánh giá về sự tác động tích cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay, nhà báo Nguyễn Thị Quỳnh Trang – phóng viên báo điện tử VnExpress cho biết: “Ngoài việc đọc được những tấm gương sáng

về người tốt, việc tốt trên báo điện tử để học tập theo, người trẻ cịn tìm hiểu những thơng tin về tệ nạn, cái xấu của xã hội để tránh. Cũng chính những bài viết về lịch sử, về chính trị, xã hội đã giúp giới trẻ nâng cao kiến thức, hiểu cuộc sống. Nhờ đó, những hành động thiện nguyện được lan rộng, giới trẻ trở nên nhân ái, bao dung và cảm thông cho cuộc sống nhiều hơn” [Phụ lục, tr. 134].

Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã hình thành nên một thế hệ cơng chúng trẻ tự tin, năng động và dám nói lên quan điểm của mình. Chính vì báo điện

tử thực sự đã phát huy đƣợc tối đa thế mạnh của mơ hình truyền thơng đại chúng hai chiều: nơi mà cả nguồn phát và ngƣời tiếp nhận đều có khả năng lựa chọn thơng tin, tự phân tích, lý giải… Nên cơng chúng trẻ có cơ hội đƣợc trở thành chủ thể phát thông tin, đƣợc bày tỏ về nhu cầu thông tin trực tiếp tham gia và trở thành một yếu tố của q trình truyền thơng. Nhờ báo điện tử mà cơng chúng có thể tự lựa chọn, xử lý thông tin theo hiểu biết và quan điểm của mình.

Sự tự tin và năng động của công chúng trẻ còn đƣợc thể hiện ở chỗ, họ sẵn sàng tham gia quá trình tác nghiệp để tạo ra thông tin nhƣ một nhà báo thực thụ. Báo điện tử là loại hình báo chí có nhiều ƣu điểm, giúp cơng chúng thể hiện và phát

huy tốt nhất vai trò khởi xƣớng, hỗ trợ cung cấp thông tin. Độc giả sử dụng các thiết bị cá nhân nhƣ: điện thoại di động, máy tính bảng, máy ảnh… để làm tin, gửi về các tịa soạn mà họ gắn bó, cộng tác hoặc tin cậy.

Không những thế, đối với thông tin mà công chúng trẻ đọc đƣợc, họ sẵn sàng bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của cá nhân thông qua bình luận trực tiếp trên tờ báo, bằng cách chia sẻ bài viết tâm đắc lên MXH và phân tích, lập luận rõ ràng. Họ không chỉ đơn thuần đọc thông tin, xong là thơi mà cịn tự tin khẳng định cái tơi của mình. Bên cạnh đó, những thơng tin về gƣơng ngƣời tốt việc tốt, những bài viết mang tính trung lập, phân tích cả ở lập trƣờng của những nhân vật tiêu cực, lệch chuẩn với đạo đức xã hội cũng giúp cơng chúng trẻ có cái nhìn khách quan, hiện đại và bao dung hơn.

Theo kết quả bảng hỏi cho thấy, trong số 220 ngƣời tham gia bảng hỏi nghĩ rằng, báo điện tử giúp họ có hành động và suy nghĩ tích cực hơn (44,5%); và bổ sung thêm những kiến thức về cuộc sống, xã hội, sức khỏe (52,8%). Nhƣ vậy, với những ƣu điểm của mình, báo điện tử đã có những tác động tích cực đối với giới trẻ. Báo điện tử mang tới nguồn tri thức vô giá, đáng tin cậy cho giới trẻ; giúp họ tự tin và năng động, biết cách thể hiện bản thân và quan điểm của mình trong cuộc sống; báo điện tử cịn giúp họ có cái nhìn sâu sắc về thế giới xung quanh.

2.3.2.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực mà báo điện tử đã mang đến cho giới trẻ cũng còn tồn tại nhiều điểm tiêu ở loại hình báo chí hiện đại, nhanh và phát triển mạnh này.

Độc giả trẻ nhiều khi hoang mang khơng biết thơng tin chính xác sẽ là như thế nào.

Điểm này xuất phát từ tính chất nhanh nhạy của báo điện tử. Khi có thơng tin mới, báo điện tử sẽ ngay lập tức đƣa tin đến độc giả, không cần mất thời gian dựng hoặc lo giờ phát sóng nhƣ phát thanh hoặc truyền hình, khơng lo thời gian in ấn nhƣ báo in, chỉ cần có kết nối internet và thiết bị là tin tức lập tức đƣợc phủ rộng mặt báo. Chính vì thế, nhiều khi phóng viên báo điện tử sẽ đóng ln vai trị là BTV, TBT, thêm vào đó là tâm lý chủ quan, đăng lên có thể sửa đƣợc nên phóng viên báo điện tử thƣờng làm ẩu, thƣờng tạo ra những thơng tin thiếu tính chính xác.

Đơn cử nhƣ vụ nƣớc mắm bị nhiễm asen mà báo chí đã đƣa tin rầm rộ trong thời gian từ tháng 10 – tháng 11 vừa qua đã khiến dƣ luận hoang mang, khơng biết nên tin vào đâu. Theo đó, báo Thanh Niên là một trong số 50 cơ quan báo chí tại Việt Nam đƣa thơng tin sai lệch, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới tâm lý ngƣời tiêu dùng và bị phạt 200 triệu đồng.

Điều này cho thấy, sự thiếu chính xác về mặt thơng tin trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng sẽ khiến giới trẻ cảm thấy lo lắng, bất an. Có tới 70% độc giả trẻ đƣợc hỏi cho rằng, nhiều tờ báo điện tử hiện nay chƣa thực sự làm tốt vai trò của mình, thơng tin cịn sai lệch và cập nhật chậm; 60,5% cho rằng thông tin trên báo điện tử khiến họ không kiểm chứng và chọn lọc đƣợc những thông tin tốt. Con số trên cho thấy, độc giả cảm thấy hồi nghi về độ chính xác của thơng tin trên báo điện tử là nhƣ thế nào. Vì báo điện tử đƣa nhiều thông tin nên ngƣời đọc nhiều khi bị nhiễu, choáng ngợp, mất tập trung và đơi khi khơng có khả năng lựa chọn thơng tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình.

Đánh giá về tác động tiêu cực của khối lƣợng thông tin đồ sộ trên báo điện tử đối với giới trẻ, PGS.TS Trần Thị Việt Trung cho rằng: “Khi đọc không đẩy đủ, không

sâu, đọc khơng có sự chọn lọc sẽ làm giới trẻ bị “nhiễu” bởi nhiều loại thông tin hoặc bị hoang mang, bị tiêm nhiễm bởi các thơng tin từ báo chí của các thế lực thù địch, phản động; dễ bị chạy theo, bị ảnh hưởng bởi những quan điểm, những lối sống không trong sáng, thiếu lành mạnh của một số nhân vật trong “thế giới ảo”

[Phụ lục, tr. 124].

Giới trẻ cảm thấy mệt mỏi và bực mình với những thơng tin quá chi tiết, tủn mủn, sa đà vào giật gân, câu khách. Trong số 220 ngƣời tham gia bảng hỏi cho biết, 57,1%

cảm thấy q nhàm chán khi nhìn thấy những thơng tin viết về showbiz nhƣ: lộ hàng, khoe da thịt, cƣớp chồng, đạo nhạc…; 43,2% cho rằng thông tin trên báo điện tử khiến tâm lý giới trẻ dễ bị dao động, rơi vào trạng thái tiêu cực; 37,3% cho rằng, giới trẻ khơng kiểm sốt đƣợc hành vi trƣớc những thông tin tiêu cực trên báo điện tử. Con số này cho thấy, vì thơng tin trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng có tính định hƣớng dƣ luận nên nó sẽ định hƣớng tới cả cách suy nghĩ và quan điểm sống của giới trẻ. Những thông tin không tốt sẽ khiến tâm lý giới trẻ trở nên lo lắng, hoang mang.

Trong cuộc đua giành lƣợng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, công suất của tính đa phƣơng tiện, khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, khơng giới hạn để đăng những thông tin kiểu “lộ hàng”, sexy, đánh ghen, cƣớp chồng… với cách giật tít “nửa nọ nửa kia” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tị mị và kích thích ham muốn tầm thƣờng của ngƣời đọc. Tất tần tật các thông tin về lộ hàng, hiếp dâm, giết ngƣời, cƣớp của… từ trong nƣớc đến trên thế giới đều đƣợc báo điện tử cập nhật một cách chi tiết. Thậm chí, có tờ báo (trang tin) cịn khơng làm mờ hình ảnh khi đƣa tin tiêu cực về nhân vật, điều này tác động mạnh, khiến suy nghĩ của giới trẻ dễ bị lệch lạc.

Thông tin tiêu cực trên báo điện tử khiến giới trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý, tạo ra thế hệ mới vô cảm và nhân cách lệch lạc. Có thể nói, với sự đƣa tin dồn dập và thiếu kiểm

chứng nhƣ hiện nay, công chúng trẻ sẽ cảm thấy, dƣờng nhƣ trong xã hội này, khơng có gì quan trọng hơn là những câu chuyện phịng the, yêu ghét, mua sắm, hội hè… của giới nghệ sĩ. Nhà báo Phạm Thanh Hà trong cuộc giao lƣu trực tuyến “Xin đừng “Playboy hóa” báo chí” đã cho rằng những thơng tin “hở”, “lộ” suy cho cùng “chỉ là hiện tượng

kém văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Tệ hơn nữa là thông tin cướp, hiếp, giết mà báo chí đưa tin hàng ngày, chúng xúc phạm đạo đức thơ thiển hơn, tàn nhẫn hơn và báo chí cũng tỏ ra thiếu lương tâm hơn khi đưa những thông tin ấy, coi như những tin giật gân”

[43, tr. 2].

Có thể nói, những vụ án xuất hiện tràn lan trên các báo điện tử khiến độc giả xem đâu cũng thấy bi kịch, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực. Khi đƣợc hỏi về những thông tin mang tính giải trí nhƣ giật chồng, đạo nhạc, quấy rối tình dục… của nghệ sĩ, 32% độc giả trẻ lấy đó là chủ đề trong các cuộc nói chuyện, 9,6% cảm thấy nghi ngờ những ngƣời xung quanh. Đối với những thông tin cƣớp, hiếp, giết trên báo điện tử, có 15,8% độc giả trẻ cảm thấy lo lắng về cuộc sống xung quanh, 19,5% cảm thấy bực bội, cáu gắt và phản ứng mạnh với mọi chuyện.

Việc rút tít khi đƣa tin về các vụ án khiến công chúng cảm thấy hoang mang, lo sợ cho sự an tồn của mình và tạo cho dƣ luận khơng đúng về thực trạng xã hội. Khơng chỉ giật tít phản cảm mà nội dung các bài báo còn đƣợc miêu tả quá chi tiết,

rõ ràng khiến ngƣời đọc ớn lạnh, sởn da gà. Dù khơng muốn xem, nghe thì những thơng tin đó cứ hàng ngày đập vào mắt khiến nhiều ngƣời bị ám ảnh. Thông tin nhiều vụ án đang ra nên khép lại thì nhiều báo lại đeo bám, khai thác triệt để các tình tiết, hình ảnh để “nuôi” hoặc “câu view”. Những ngƣời trong cuộc và công chúng phải đối mặt với cảm giác nặng nề.

Bên cạnh đó, việc đƣa đi đƣa lại những thơng tin đã đƣa, khai thác triệt để một cách vô cảm, nhẫn tâm của phóng viên cũng đã khiến độc giả trẻ cảm thấy: “Tôi thực sự buồn

khi một số tờ báo mạng điện tử đã bất chấp các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc từ bỏ giá trị đẳng cấp truyền thơng của mình để trở thành những tờ báo mà phương Tây vẫn gọi là “lá cải” (bạn đọc Tâm An, dantri.com.vn). Hay nhƣ bạn đọc Hoàng Ngọc

Anh - Học sinh Trƣờng THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (vietnamnet.vn) thì cho rằng: “Hành động này khơng chỉ trái với đạo đức con người mà còn là một sự lệch lạc

trong cảm xúc.”

Đánh giá về cách đƣa tin của báo điện tử hiện nay, ông Trần Duy Khánh – phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)