7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của báo điệntử đối vớ
với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay
Khi nhắc tới hai từ “ảnh hưởng”, mỗi ngƣời sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Có ngƣời thì cho rằng, “ảnh hưởng” có nghĩa là tác động (từ ngƣời, sự việc hoặc
hiện tƣợng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tƣ tƣởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc ngƣời nào đó. Cũng có ý kiến cho rằng, “ảnh hưởng” là khi một ngƣời suy nghĩ hoặc hành động đƣợc thay đổi bởi
của ngƣời khác. Ảnh hƣởng có thể là cả tốt và xấu. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “ảnh hưởng” theo định nghĩa sau: “Ảnh hưởng là tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó. Ví dụ: Ảnh hưởng của khí hậu đối với cây cối; nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác…” [29, tr. 7].
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các PTTT hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lƣợng thơng tin khổng lồ đến với cơng chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hƣởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí khơng chỉ đơn thuần là ngƣời đƣa tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó cịn đóng vai trị ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện nhƣ một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hƣớng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trị đó chính là áp lực của dƣ luận xã hội do báo chí tạo ra.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đến năm 2015, dân số Việt Nam đạt 91,9 triệu ngƣời, tỷ lệ lao động dƣới 30 tuổi (thanh niên) chiếm 31,2%. Con số này cho thấy, giới trẻ có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Giới trẻ ln là một trong những nhóm cơng chúng đích của truyền thông đại chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thơng tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, cơng nghệ… giới trẻ đƣợc sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng.
Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nƣớc và của địa phƣơng nơi mình đang sống. Có thể nói, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ.
Không những vậy, do sự đa dạng, phong phú và cập nhật thơng tin nhanh chóng nên báo điện tử cịn tìm thấy cho mình đƣợc nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình. Một số những trang báo chuyên ngành cịn có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ.
Thế nhƣng, bên cạnh những hình đẹp về giới trẻ, vẫn cịn đâu đó những ngƣời trẻ có lối sống lệch lạc, thiếu lý tƣởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật do tác động của những mặt trái kinh tế thị trƣờng và tồn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng. Những ngƣời trẻ này có lối sống thực dụng, đua địi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm.
Thông qua các PTTT đại chúng (trong đó tích cực nhất là báo điện tử), dƣ luận không khỏi cảm thấy sốc trƣớc hình ảnh phản cảm về cách cƣ xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh - sinh viên: “ngắn trƣớc, rách sau”, “siêu mỏng”, rồi các “hot girl, hot boy” sang chảnh; truy cập các website độc hại, chat nude, đua xe, quan hệ tình dục sớm; trƣờng học thì thƣờng xuyên xảy ra các vụ bạo lực học đƣờng. Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chƣa thành niên” của Bộ Cơng an, trong vịng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nƣớc đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tƣợng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trƣớc đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối dƣ luận xã hội.
Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Theo thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dƣới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Nếu nhƣ Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 ngƣời khi chỉ còn kém vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trƣờng (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cƣớp 700 nghìn đồng khi Trƣờng chƣa đầy 16 tuổi. Hay vụ Nông Văn
Công (ở xã Ngọc Đƣờng, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lƣu Thị Linh để cƣớp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 của Trƣờng THCS xã Ngọc Đƣờng…
Dƣ luận cũng giật mình khi mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trƣờng hợp là học sinh THPT; Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động; Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tất cả những số liệu này phần nào giống nhƣ tín hiệu báo động về sự xuống cấp trong lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trong đó, các PTTT đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng đã phần nào “góp tay” khiến tình trạng này gia tăng mạnh hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, giữa một “biển” thơng tin, giới trẻ có thể “lạc lối”, nếu không đƣợc định hƣớng, giáo dục. Thế nhƣng, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động khơng nhỏ của kinh tế thị trƣờng và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đƣa tin, làm ảnh hƣởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ.
Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có khơng ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thƣờng, dục vọng thấp kém của con ngƣời. Việc các ngôi sao, ngƣời mẫu, diễn viên thƣờng xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng, dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thƣợng đƣợc xã hội tơn vinh, kích thích giới trẻ học địi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống.
Thơng tin báo chí đối với thế hệ trẻ ngày nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những thông tin giải trí, giật gân vơ bổ, thậm chí độc hại mà thiếu những thơng tin nghiêm túc, có tính phát hiện, khai sáng, cảnh báo, có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Báo điện tử đang phát triển “nóng” nhƣng thiếu chiều sâu, thiếu đỉnh cao. Có khơng ít tờ báo coi nhẹ chức năng thông tin, phản biện xã hội mà lại chú trọng tính chất giải trí, thƣơng mại, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng của độc giả.
Có thể nói, vai trị, tác động của báo chí, truyền thơng nói chung, báo điện tử nói riêng đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn, nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Bởi vậy, các ban ngành, cơ quan truyền thơng cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.