Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của báo điệntử trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ việt nam hiện nay (Trang 80 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của báo điệntử trong

trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng

Theo PGS.TS Phạm Duy Đức (Viện Văn hóa và Phát triển – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), những vấn đề văn hoá và con ngƣời là vấn đề trọng tâm phản

ánh sự ƣu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lƣợng và mục đích cuối cùng của sự tăng trƣởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Bởi vậy, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc cũng đã nêu rõ những nhiệm vụ trọng yếu về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời nói chung, nhấn mạnh tới vai trị của báo chí trong phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói riêng.

Nghị quyết đã đề ra mục tiêu chung trong định hƣớng xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đồng thời, Nghị quyết cũng

đƣa ra những nhiệm vụ để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động văn hóa. Trong đó có: “Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết

thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thơng tin trên mạng internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thơng chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [60, tr. 4].

Nghị quyết cũng đã đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa nhƣ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn hóa, vǎn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng bng lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo” [60, tr. 4]. Song song với đó, nghị quyết cũng đã đƣa ra giải pháp nhằm nâng

“Chủ động đấu tranh phịng, chống các biểu hiện suy thối về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động khơng đúng tơn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường” [60, tr. 5].

Đối với giới trẻ, nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) cũng đã nêu rõ trong nhiệm vụ xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh: “Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no

ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hịa thuận, anh chị em đồn kết, thương yêu nhau. Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ” [60, tr. 2].

Có thể nói, thế hệ trẻ ln đóng vai trị trong quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Bởi vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà,

chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [44, tr. 1].

Đảng ta bất kể ở giai đoạn nào cũng đều quan tâm lãnh đạo thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn Thanh niên, xây dựng lớp thanh niên kế tục sự nghiệp cách mạng cả về hồng và chuyên, năng lực và phẩm chất, trí tuệ và đạo đức. Tƣ duy của Đảng ta về thanh niên liên tục không ngừng đổi mới để phù hợp với đối tƣợng tuổi trẻ qua từng thời kỳ cách mạng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4, khóa VII đã chỉ rõ cần phải quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực to lớn của tuổi trẻ, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh: Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên.

Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/1996) đề ra nhiệm vụ: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động, sáng tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu nhi. Tạo điều kiện cho Đoàn thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trƣờng xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trƣởng và toàn xã hội.

Đại hội IX của Đảng (tháng 4/2001) nêu rõ: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo và phát triển tồn diện về chính trị, tƣ tƣởng đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006) nhấn mạnh: Đối với thế hệ trẻ thƣờng xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tƣởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ... khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Thu hút rộng rãi thanh, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nịng cốt và phụ trách.

Đặc biệt, trong những ngày tháng 7/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ VII (khóa X) đã dành thời gian trong chƣơng trình nghị sự để quyết định những vấn đề quan trọng trong đề án "Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đề án khẳng định một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã xây dựng đƣợc một thế hệ thanh niên thời kỳ mới có tri thức, có sức khỏe tốt và tƣ duy phát triển mới, tiếp nối đƣợc truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng ta, nêu cao ý thức yêu nƣớc, lòng tự tơn dân tộc, sẵn sàng hy sinh, tình nguyện vì lợi ích cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Một lần nữa Đảng ta khẳng định việc chăm lo, bồi dƣỡng, giáo dục thanh niên thành lớp ngƣời "vừa hồng, vừa chuyên" theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm

của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời có sự địi hỏi tự thân vận động và sự đòi hỏi tự thân vận động và sự nổ lực rèn luyện, phấn đấu không ngừng của thanh niên, của tổ chức Đồn.

Ngày 11/09/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP về chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định rõ mục tiêu: Chú trọng xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nƣớc, tự cƣờng dân tộc; kiên định lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội XI của Đảng cũng nhấn mạnh phải: “Khuyến khích, cổ vũ thanh niên ni dưỡng ước mơ, hồi bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, cơng nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [44, tr. 2].

Đại hội XII của Đảng khẳng định: Đổi mới nội dung, phƣơng thức giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, lý tƣởng, truyền thống, bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng, lòng yêu nƣớc, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo mơi trƣờng, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên ni dƣỡng ƣớc mơ, hồi bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, cơng nghệ hiện đại. Phát huy vai trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nịng cốt và phụ trách.

Đánh giá về quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc trong phát huy vai trò của báo điện tử đối với xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói chung, giới trẻ nói

riêng, PGS.TS Trần Thị Việt Trung cho biết: “Hơn ai hết, Đảng và Nhà nước đã thấy rõ

rác động to lớn, kịp thời cùng vai trò quan trọng của báo điện tử đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng trong giai đoạn hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan trọng về việc phát triển mạnh mẽ, hiệu quả các hoạt động của báo điện tử, phục vụ kịp thời nhu cầu của người đọc hiện nay. Những chủ trương, chính sách này góp phần giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn, tình cảm và lối sống cho các thế hệ con người Việt Nam nói chung, cho giới trẻ nói riêng”

[Phụ lục, tr. 125].

PGS.TS Trần Thị Việt Trung cũng cho rằng, đây là một hoạt động hết sức đúng đắn, phù hợp với xu hƣớng hiện đại hóa và quốc tế hóa về thơng tin, truyền thông hiện nay. Đồng thời, những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc cũng đã phát huy thực sự việc sử dụng PTTT là báo điện tử với mục đích góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, bồi dƣỡng tâm hồn, bản lĩnh và trí tuệ của con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn mới của đất nƣớc: giai đoạn hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, mạnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng.

3.2. Xu hƣớng phát triển và tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ trong tƣơng lai

Thật khó để có đƣợc câu trả lời hồn hảo cho câu hỏi về sự phát triển trong tƣơng lai của báo điện tử. Hầu hết các tờ báo điện tử tại Việt Nam hiện nay đều chƣa tận dụng và phát huy hết các ƣu điểm của loại hình. Vì vậy, việc đầu tƣ để có sự phát triển đầy đủ và đồng bộ trong tƣơng lai có thể là sự quan tâm hàng đầu của nhiều tịa soạn báo điện tử.

Phân tích theo quy luật vận động, đi lên tất yếu của công nghệ thơng tin và internet thì báo điện tử Việt Nam có xu hƣớng bứt phá và phát triển mạnh mẽ nhờ “đi tắt đón đầu” những cơng nghệ hiện đại trên thế giới. Xu hƣớng này đƣợc thể hiện:

Báo điện tử cung cấp thông tin thơng qua các thiết bị khác ngồi màn hình máy vi tính: Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi về thói quen tiếp nhận thơng tin

của độc giả. Hiện tại, ngồi màn hình máy vi tính, độc giả cịn tiếp nhận thông tin báo điện tử bằng các thiết bị khác nhƣ: điện thoại di động, thiết bị đọc sách điện tử (ebook reader)…

Sự phát triển của công nghệ hiện đại cộng với mức giá các thiết bị đọc sách điện tử ngày càng giảm và mức thu nhập tăng đã giúp một bộ phận cơng chúng có thể sở hữu những chiếc iPad, Kindle, Samsung galaxy tab… để thỏa mãn nhiều mục đích, trong đó có nhu cầu cập nhật thơng tin. Thế nhƣng, dƣờng nhƣ việc phát triển báo điện tử thông qua thiết bị eBook reader lại chƣa thực sự khởi sắc do nhiều yếu tố nhƣ: giá thành, thói quen đọc, văn hóa đọc… Bởi vậy, việc phát triển loại hình báo điện tử thơng qua thiết bị đọc sách điện tử là hƣớng đi mới cho các tờ báo điện tử.

Theo số liệu tổng kết của Bộ TT&TT tại Hội nghị Sơ kết công tác quản lý nhà nƣớc 6 tháng đầu năm và phƣơng hƣớng nhiệm vụ cơng tác 6 tháng cuối năm 2015, tính đến tháng 6/2015, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam đạt hơn 143 triệu thuê bao, trong đó có 6,15 triệu máy cố định, cịn lại là th bao di động. Nhƣ vậy, xu hƣớng phục vụ độc giả thông qua thiết bị di động sẽ vẫn luôn khả quan và trên thực tế là đã có rất nhiều tờ báo đã phục vụ thơng tin cho độc giả theo hƣớng này.

Xu hƣớng phát triển báo điện tử thông qua dịch vụ thông tin cho độc giả qua thiết bị cầm tay có kết nối internet cũng sẽ mở ra cho giới trẻ cơ hội tiếp cận với báo điện tử nhiều hơn. Bởi khơng khó để có thể sở hữu một thiết bị điện tử hiện đại, với sự cạnh tranh của các hãng cơng nghệ, giới trẻ có thể cân nhắc để trang bị thiết bị điện tử cầm tay phù hợp để truy cập vào đọc báo. Đồng thời, giới trẻ cũng vừa đóng vai trị là ngƣời tiếp nhận thông tin, vừa dễ dàng trở thành ngƣời tác nghiệp để tạo ra thông tin thông qua thiết bị di động, điện tử thông minh cầm tay.

Nhanh hơn: Tính tức thời và tính phi định kỳ tiếp tục đƣợc các tờ báo điện tử khai

thác tối đa nhằm thỏa mãn nhu cầu không muốn chờ đợi của công chúng. Điều này không chỉ những tờ báo điện tử độc lập mà ngay cả các tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình cùng ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhật. Xu hƣớng này sẽ phù hợp với nhu cầu thông tin của cơng chúng trẻ, phù hợp với sự địi hỏi về chất lƣợng thông tin mà ngƣời trẻ cần.

Tương tác nhiều hơn: Các đặc điểm tƣơng tác trên báo điện tử sẽ đƣợc tập trung

khai thác nhằm vừa giữ chân các độc giả trung thành vừa kéo theo sự quan tâm của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ việt nam hiện nay (Trang 80 - 90)