7. Kết cấu của luận văn
1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điệntử ở Việt Nam
1.3.3. Đặc điểm của báo điệntử
Internet đã tạo môi trƣờng và tiền đề để báo điện tử ra đời. Đến lƣợt mình, sự ra đời và phát triển của báo điện tử đƣợc coi nhƣ một trong những dịch vụ tiện ích giúp mạng internet ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ việc bị hoài nghi về chức năng, vai trò khi mới ra đời, báo điện tử đã trở nên vững mạnh và có tầm ảnh hƣởng lớn đối với xã hội nói chung và tâm lý cơng chúng nói riêng. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, báo điện tử đã có thêm điều kiện để đến gần với cơng chúng hơn. Bây giờ, bất kể ngày hay đêm, chỉ cần có thời gian rảnh là cơng chúng sẽ sử dụng thiết bị cơng nghệ sẵn có để truy cập vào các trang báo điện tử, tìm đọc thơng tin mà mình quan tâm. Điều này diễn ra ở nhiều nơi: cơng sở, gia đình, quán cà phê… Báo điện tử không chỉ đƣợc chấp nhận ở góc độ đối tƣợng tiếp nhận là khán giả, độc giả mà ngay cả bản thân những ngƣời làm báo.
Có thể nói, báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa cơng nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ƣu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã có những ảnh hƣởng vơ cùng to lớn đối với xã hội, đối với ngƣời dân. Về truyền tin, báo điện tử đã có những ảnh hƣởng ở góc độ nhƣ sau:
Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lƣợng truyền tải mà báo in,
phát thanh, truyền hình khơng thể có đƣợc. Báo điện tử không bị giới hạn khn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thơng tin khơng giới hạn. Do đó, báo điện tử có thể cung cấp một lƣợng thơng tin lớn, phong phú và chi tiết. Những thông tin trên báo điện tử đƣợc sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, đƣợc lƣu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… Bởi vậy, thông tin trên báo điện tử sẽ ảnh hƣởng một cách trực tiếp vào tâm lý, nhận thức của ngƣời đọc, tạo ra những hành vi và lối sống nhất định. Đó có thể là tâm lý vui vẻ, hạnh phúc (đối với những thông tin tích cực); có thể là tâm lý bực bội, khó chịu (đối với những thơng tin thiếu chính xác); có thể là tâm lý hoang mang, lo sợ, hoài nghi… (đối với những thông tin tiêu cực: cƣớp, hiếp, giết).
Thứ hai, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin
đƣợc truyền tải đi khắp tồn cầu một cách nhanh chóng. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi miễn là có thiết bị kết nối với internet. Nó cũng tiếp cận với độc giả ở mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi cho đến thanh niên, từ già đến trẻ; tiếp cận với mọi giới tính… Bởi thế, báo điện tử là một phƣơng tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Nhƣng cũng vì thế mà sự ảnh hƣởng của nó đối với cơng chúng là không lƣờng đƣợc trƣớc. Nếu không cẩn trọng trong việc đƣa thông tin, báo điện tử dễ mắc phải những sai lầm trong việc định hƣớng dƣ luận xã hội.
Thứ ba, do đặc trƣng riêng là sự nhanh chóng trong việc đƣa thơng tin tới độc
giả, nhiều khi phải chạy đua với thời gian. Nhanh thì dễ ẩu. Các loại hình báo chí khác nhờ có đội ngũ BTV cẩn thận, nhạy bén và dày dặn kinh nghiệm nên đã tránh đƣợc điều này. Tuy nhiên, báo điện tử do phải chạy đua về tốc độ đƣa thơng tin nên
phóng viên đơi khi sẽ kiêm ln BTV, TBT và sự sai sót trong q trình đƣa tin là điều khó tránh khỏi.
Không những thế, nếu báo in một khi đã phát hành sẽ không thể sửa đƣợc thơng tin, truyền hình một khi đã phát sóng sẽ khơng thể đính chính ngay lập tức, phát thanh một khi đã đến tai cơng chúng thì khó có thể sửa lỗi, báo điện tử lại làm đƣợc. Thơng tin đƣợc đƣa vẫn có thể sửa đƣợc nên đã tạo tâm lý chủ quan, thiếu cẩn trọng đối với một bộ phận nhà báo. Chính điều này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng thông tin, tâm lý ngƣời đọc.
Thứ tư, báo điện tử tự mình làm ảnh hƣởng đến chính mình. Là loại hình báo
chí phụ thuộc hồn tồn vào cơng nghệ, tồn bộ nội dung thông tin phụ thuộc phần lớn vào sự ổn định của hệ thống máy móc. Vì báo điện tử chỉ phát hành một bản duy nhất nên khi gặp các sự cố hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn công… nội dung sẽ bị chỉnh sửa, sai lệch hoặc bị phá hoại tồn bộ, khó lịng khôi phục lại. Điều này sẽ khiến tờ báo bị thiệt hại nặng về tài chính, uy tín và cịn tạo tâm lý khó chịu, bực mình cho độc giả trong q trình tiếp nhận thơng tin từ báo điện tử.
Thứ năm, báo điện tử đƣa rất nhiều thông tin nên ngƣời đọc nhiều khi bị
nhiễu, bị choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không phân biệt đƣợc thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Do áp lực về doanh số, định mức thông qua việc giành lƣợng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, cơng suất của tính đa phƣơng tiện, khả năng cập nhật thơng tin nhanh chóng, khơng giới hạn để đăng tải những thông tin kiểu nhƣ “lộ hàng”, “khoe ngực”… Họ cố tình giật tít “nửa kín, nửa lộ” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tị mị và kích thích ham muốn của ngƣời đọc. Có cảm giác nhƣ khơng một scandal “cởi”, “tự sƣớng”, “lộ” nào của showbiz bị bỏ sót. Những cụm từ nhƣ “phát sốt”, “lộ hàng”, “ngực khủng”, “nội y”, “khiêu khích”, “sexy”… cùng những hình ảnh, clip “da thịt” xuất hiện nhan nhản. Chính điều này đã khiến tâm lý của ngƣời đọc bị ảnh hƣởng, đối với một bộ phận giới trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: “Lộ hàng + báo điện tử = Nổi tiếng”. Bởi vậy, khơng có gì lấy làm khó hiểu khi số lƣợng ngƣời trẻ đƣợc nhiều ngƣời biết đến bằng các scandal, với sự “tiếp tay” của báo điện tử ngày càng gia
tăng. Giới nghệ sĩ cũng trở nên “sống khỏe” hơn chỉ bởi sự “dễ dãi” mà báo điện tử đang làm.
Bên cạnh đó là các thơng tin về cƣớp, hiếp, giết thƣờng xuyên đƣợc đƣa lên báo sẽ khiến cho ngƣời đọc có tâm lý hoang mang, lo sợ và đề phòng với mọi ngƣời xung quanh. Những ngƣời trong cuộc và bản thân công chúng hàng ngày tiếp tục bị tra tấn, rợn ngƣời vì sự vơ cảm của nhiều nhà báo, tờ báo. Họ bắt công chúng phải đối mặt với cảm giác bị ám ảnh đè nặng, giật mình thon thót mỗi khi ngủ.
Thứ sáu, báo điện tử tạo tâm lý không thƣ giãn, thoải mái khi tiếp nhận thông
tin cho độc giả. Vì phải sử dụng các thiết bị công nghệ để kết nối với mạng internet nên ngƣời đọc gặp rất nhiều sự bất tiện. Đối với máy tính, họ phải thƣờng xuyên ngồi trƣớc màn hình, sử dụng chuột để điều khiển, tìm kiếm thơng tin và thời gian đọc chậm hơn 25% so với đọc bản in. Đối với iPad, điện thoại… thì màn hình lại bé.
Thứ bảy, báo điện tử ảnh hƣởng không nhỏ tới việc quản lý và kiểm sốt thơng
tin của các cơ quan chức năng. Do phải đảm bảo tính nhanh chóng trong việc đƣa thơng tin, đảm bảo lƣợng độc giả truy cập vào báo mỗi ngày nên số lƣợng tin bài đƣợc đƣa lên báo điện tử là khổng lồ. Bởi vậy, các cơ quan chức năng phải vất vả để kiểm sốt chất lƣợng thơng tin đƣa ra sao cho phù hợp với đƣờng lối chính trị của Đảng và Nhà nƣớc, với thuần phong mỹ tục, với tâm lý của ngƣời đọc (nhất là đối với ngƣời trẻ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Ở Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến đề tài. Ngoài ra, trong chƣơng này, tác giả còn làm rõ các yếu tố cơ bản và vai trò của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Việc báo chí và truyền thơng đại chúng đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh – sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung khơng phải là vấn đề lạ lẫm. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến sự ảnh hƣởng của truyền thông đại chúng đến hành vi của trẻ em, đến giới trẻ. Tại Việt Nam, với sự ra đời của 105 báo, tạp chí điện tử đã tạo ra môi trƣờng thông tin rộng lớn và đa dạng đối với giới trẻ. Khơng chỉ đóng vai trị là nơi cung cấp thơng tin hữu ích, báo điện tử tại Việt Nam cịn đóng vai trị định hƣớng dƣ luận xã hội, định hƣớng nhận thức, hành vi và lối sống cho giới trẻ. Tuy nhiên, báo điện tử vẫn chƣa thực sự làm tốt vai trị của mình. Do sức ép từ doanh thu, một số báo điện tử đã “bất chấp” đƣa ra những thơng tin thiếu trung thực, rẻ tiền, xốy q sâu vào sự việc vơ tình tạo ra sự phản cảm đối với công chúng. Đồng thời, những dạng thông tin này đƣợc lặp đi lặp lại quá nhiều lần, về lâu về dài đã có ảnh hƣởng tiêu cực không hề nhỏ đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
Trong Chƣơng 2, dựa trên việc tiến hành khảo sát thông tin trên các báo điện tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online trong 6 tháng đầu năm 2016, tác giả luận văn sẽ đƣa ra những thông tin chi tiết về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ. Đồng thời, kết hợp cùng với một số ý kiến, chủ trƣơng, nhận định của ban lãnh đạo, các phóng viên, BTV của một trong số những tòa soạn báo trên, cũng nhƣ ý kiến của một số bạn trẻ, tác giả sẽ đƣa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY