.Kinh nghiệm NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 47 - 49)

Bắc Giang là một tỉnh mà điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều điều kiện

tương đồng với Bắc Ninh như: kinh tế cịn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp, nhu cầu được vay vốn cao. Nhờ bám sát sự chỉ đạo điều hành của Trung ương và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ngân hàng Chính

sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các ban,

ngành và đặc biệt là 4 tổ chức hội, đoàn thể thực hiện uỷ thác, triển khai hiệu quả cơng tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

- V thc hin công tác cho vay

Công tác điều hành kế hoạch được triển khai chủ động ngay từ đầu

năm, đặc biệt trong năm 2017 toàn chi nhánh đã tập trung cao cho công tác

điều hành kế hoạch tín dụng, cụ thể:

Thực hiện Văn bản số 3543/NHCS-KHNV ngày 21/10/2017 của Tổng

giám đốc (được phép áp dụng trong 2 tháng cuối năm), chi nhánh đã chủđộng thực hiện tốt công tác điều chuyển 33,4 tỷđồng dư nợ giảm của chương trình

tín dụng HSSV sang các chương trình: cho vay hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

+ Trình Trung ương cho phép điều chuyển 2,2 tỷ đồng chương trình

+ Phối hợp với Ban Dân tộc, UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang rà soát nhu cầu vốn và triển khai cho vay hộ

dân tộc thiểu số, hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dư nợ đạt 3,2 tỷđồng(Tàn Tuyết, Thời báo Ngân hàng, tr4).

- Công tác phi hp vi các t chc Chính tr - Xã hi nhn y thác

Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Trung ương, NHCSXH tỉnh đã ký lại văn bản liên tịch với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho phù hợp với chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. Đồng thời chỉ đạo NHCSXH các huyện thực hiện ký kết văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác với

đơn vị nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã.

Các đơn vị nhận ủy thác tích cực phối hợp với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chấp hành chế độ giao ban định kỳ và thực hiện có hiệu quả các nội dung ủy thác, phối hợp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV. Dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội đến 31/12/2017 đạt 2.703 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ

99,3% so với tổng dư nợ. Trong đó: Hội Nông dân 33,2%, Hội Phụ nữ 51,1%, Hội Cựu chiến binh 10%, Đoàn Thanh niên 5,7%. Tỷ trọng dư nợ giữa các

đơn vị nhận ủy thác cơ bản ổn định, có hướng chuyển dịch một phần sang hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên. Nợ quá hạn là 4,78 tỷđồng, chiếm tỷ lệ

0,18% so với dư nợ ủy thác; trong đó tỷ lệ nợ quá hạn phân theo từng đơn vị ủy thác: Hội Liên hiệp Phụ nữ là 0,16%, Hội Nông dân 0,19%, Hội Cựu chiến binh 0,21%, Đoàn Thanh niên 0,17%.

-Thƣờng xuyên theo dõi, rà soát khách hàng

Thực hiện rà soát các khoản nợ khách hàng đi khỏi địa phương, tham mưu cho UBND cấp xã chỉ đạo quản lý tốt các đối tượng đi khỏi địa phương còn dư nợ NHCSXH để có biện pháp xử lý kịp thời; nắm bắt địa chỉ nơi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)