Khái quát người Cơ Tu

Một phần của tài liệu Vai trò của luật tục trong giáo dục thanh thiếu niên người Cơ Tu, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc đề tài

2.1. Khái quát người Cơ Tu

Người Cơ Tu ở miền núi tỉnh Quảng Nam là chủ nhân của một vùng núi rộng lớn có nền văn hóa lâu đời và rất đặc trưng của tộc mình. Một trong những đặc trưng đó là người Cơ Tu có các dòng họ, tộc họ (Ca Bhu, To-Theo cách gọi của người Cơ Tu).

Tộc người Cơ Tu cịn có nhiều tên gọi khác nhau như: Ku Tu, Kà Tu, Cờ Tu,... nó phụ thuộc vào cách phiên âm và phát âm khác nhau theo mỗi vùng. Cơ Tu là tộc người thiểu số có ngơn ngữ thuộc ngành Cơ Tu thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơme, hệ Nam Á, phân bố ở phía bắc dãy Trường Sơn. Ở Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, có 74.173 người Cơ Tu và chiếm 0,08% dân số toàn quốc. Riêng ở Quảng Nam 55,091 người, chiếm 74.27% toàn bộ người Cơ Tu ở Việt Nam, đứng thứ hai về dân số sau người Kinh, họ có vai trị quan trọng trong phát triển vùng chiến lược phía của tỉnh Quảng Nam. Người Cơ Tu chính là hậu duệ của người ngun thuỷ Anhđơnêdiên, có mặt ở khu vực tây dãy Trường Sơn, họ là cư dân của bán địa vùng miền núi phía tây Quảng Nam.

Một tộc người có các sự tích về cội nguồn, về tên gọi của các dịng họ, tộc họ của mình là khơng nhiều trong cộng đồng các dân tộc ở đất nước ta. Gìn giữ dịng họ, tộc họ là gìn giữ một phần hồn cốt văn hóa của dân tộc mình mà người Cơ Tu đã, đang và sẽ mãi mãi làm. Tên gọi Cơ Tu đã được biết đến từ rất lâu trong lịch sử dân tộc. Chính người Cơ Tu cũng thừa nhận đó là tên chung của dân tộc mình. Bởi “Cơ” có nghĩa là ở, nơi “Tu” có nghĩa là nguồn (là ở trên cao). “Cơ Tu” là người sống ở núi rừng, đầu nguồn nước.

Người Cơ Tu lao động sản xuất bằng các hình thức: Trồng lúa, ngơ trên nương rẫy, công cụ chủ yếu là cuốc và rựa. Săn bắt, đánh cá, hái lượm còn phổ biến với người đồng bào Cơ Tu. Những người đàn ông trung niên thường đan lát mây tre thành: gùi, rỗ, mâm,... để bán cho các thương buôn. Người phụ nữ thường dệt thổ cẩm để làm váy, áo may mặc. Các gia đình có điều kiện sẽ ni trâu, bị, dê, lợn,...

Nhà Gươl hay gọi là nhà sàn, nhà sinh hoạt cộng đồng, đây là nơi bao bọc chốn linh thiêng của người đồng bào Cơ Tu, nơi đón tiếp, diễn những lễ hội đặc sắc. Các buôn làng của người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều có nhà Gươl. Người Cơ Tu khi lập làng, dựng nhà đều chọn đất. Nhà Gươl được dựng lên bằng công sức của mọi người trong làng. Theo quan niệm của người Cơ Tu, nhà Gươl là chốn linh thiêng nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên họ. Phụ nữ, con gái chưa chồng không được đến nhà Gươl. Việc bói tốn và cúng lễ là một phần quan trọng trong đời sống dân làng. Mỗi dịng họ có một bàn thờ ở nhà trưởng họ, mọi gia đình đều có thể tới đó làm lễ cúng khi ốm yếu, rủi ro, cần khẩn một điều gì đó. Nhiều làng cịn thờ cúng chung vật “thiêng” là hòn đá, cái vòng đồng, chiêng, phú. Đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu đều rất phong phú, đa dạng, thanh niên nào cũng biết nhảy, múa, ca hát, người già thì kể chuyện huyền thoại, cổ tích về sự phát triển của trời đất, về con người…

Một phần của tài liệu Vai trò của luật tục trong giáo dục thanh thiếu niên người Cơ Tu, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w