3.1. Phân tích, đánh giá về nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH&NBD) cho Việt Nam (năm 2016) đã được xây dựng và cập nhật, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về những biểu hiện, xu thế BĐKH trong quá khứ và BĐKH&NBD trong thế kỷ 21. Riêng Đông Nam Bộ, kịch bản đã được cập nhật thường xuyên và đưa ra các chỉ dẫn xác đáng góp phần tích cực vào việc định hướng, dẫn dắt thực hiện quy hoạch tổng thể vùng Đông Nam Bộ phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết cơng tác phịng, chống thiên tai, tỉnh Tây Ninh nói chung và Tân Châu nói riêng, trên địa bàn ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng thời tiết cực đoan phổ biến trên địa bàn huyện là các cơn mưa to đến rất to, gió lốc gây tốc mái, sập nhà, ngập úng và ảnh hưởng đến diện tích sản xuất nơng nghiệp ở một số khu vực có địa hình thấp.Cụ thể:
Về nhiệt độ, theo báo cáo những năm gần đây, trung bình 1 năm có 4 - 5 đợt khơng khí lạnh và 4 - 5 đợt nắng nóng. Trong đó nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất đều có xu hướng tăng. Về mưa, số năm có mùa mưa đến sớm hơn trung bình nhiều năm xuất hiện nhiều hơn số năm có mùa mưa đến muộn. Tuy nhiên, tổng lượng mưa năm những năm gần đây ít hơn so với trung bình nhiều năm (thấp hơn khoảng 50 – 80 mm) nên dịng chảy các sơng suối trên địa bàn ở mức thấp so với trung bình nhiều năm.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động đối với huyện Tân Châu là nhiệt độ tăng cao, sẽ gây thiếu nước trong mùa khơ, nên việc bố trí quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp, nuôi thủy sản cần phải được quan tâm đánh giá một cách hợp lý và đúng mức.
Nhìn chung, diễn biến chung của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp địi hỏi huyện có các biện pháp ứng phó kịp thời, thích hợp; cộng với nguy cơ khan hiếm
Trang 24
nguồn nước ngọt ngày càng trở nên hiện thực nên gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn, nhất là vào mùa khô.