Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu BC thuyet minh tong hơp QHSDD 2030 huyen Tan Chau (9.2021) tham dinh (Trang 62 - 65)

IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

không lớn, chỉ tận dụng vùng đất trồng lúa 01 vụ ở vùng triền khả năng tiêu thoát nước tốt chuyển sang luân canh lúa - màu, phục vụ cho nhu cầu dân cư trên địa bàn huyện

- Đất lúa: Chỉ có khoảng 0,88% thích nghi S1 và 2,11% thích nghi S2 cho loại hình 2-3 vụ lúa. Các vùng thích nghi cho sản xuất lúa 2-3 vụ lúa phân bố ở nhóm đất xám gley và đất xám có tầng loang lỗ gley, có địa hình thấp và khả năng tưới chủ động. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của đất lúa ở Tân Châu là không cao, do năng suất thấp nên không cạnh tranh được với cây khoai mỳ, mía, cao su nên trong những năm qua diện tích đất lúa ở Tân Châu liên tục giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn tới.

Tiềm năng đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp ở Tân Châu chủ yếu là rừng

phịng hộ ở vị trí xung yếu phịng hộ hồ Dầu Tiếng, diện tích rừng sản xuất ln phát huy hiệu quả trong năm qua. Theo đó, quy hoạch rà sốt 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt, tiếp tục duy trì diện tích đất lâm nghiệp ổn định khoảng 32.221,0 ha.

Tiềm năng đất NTTS: Trên địa bàn có hệ thống hồ đập, sơng suối nên gười

dân có thể tận dụng những khu vực thuận lợi nguồn nước có điều kiện để phát triển NTTS.Ngồi ra tận dụng các khu vực khai thác vật liệu xây dựng thông thường để phát triển NTTS trên địa bàn

Từ những phân tích và đánh giá như trên, tiềm năng khai thác đất nông nghiệp của Tân Châu, gồm có: tập trung vào xây dựng vùng chuyên canh cao su, mía, khoai mỳ, cây ăn trái đặc sản (mãng cầu), tận dụng đất sản xuất rau thực phẩm sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Riêng đất lúa chỉ nên giữ lại diện tích nhất định ở những nơi có điều kiện thích hợp tưới tiêu chủ động để có thể canh tác 2-3 vụ/năm. Tiến hành chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Quy hoạch tổng thể KT-XH của huyện đến năm 2030 gắn với quy hoạch ngành, lĩnh vực chủ yếu, trong đó ưu tiên đất dành cho cơng nghiệp, sắp xếp bố trí dân cư, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp. nghiệp.

a) Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn

Tiềm năng đất đai cho phát triển cơng nghiệp:

Tân Châu có lợi thế trong phát triển cơng nghiệp nhờ có tiềm năng đất đai rộng lớn, địa chất ổn định, chi phí đầu tư, san lấp mặt bằng thấp, chính sách kêu gọi đầu tư thơng thống, ưu đãi của tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Tân Châu nói riêng. Quỹ đất cho mở rộng, xây mới các cụm công nghiệp ở địa bàn

Trang 57

lân cận như Long An, Bình Dương, Bình Phước ngày càng giảm; đồng thời việc nâng cấp đường tỉnh ĐT. 794 lên thành QL.14C sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho Tân Châu quy hoạch mới các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, các tuyến giao thơng huyết mạch trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam sẽ được đầu tư xây dựng trong tương lai gần đều đi qua địa bàn Tân Châu nên sẽ tạo lợi thế rất lớn trong vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm công nghiệp, được vận chuyển thuận lợi đến hệ thống cảng xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo tính tốn nhu cầu mở mới các khu cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Châu, quỹ đất cho phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030 khoảng 750-800 ha.

Tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị:

Tân Châu nằm trong vùng có khả năng đẩy mạnh q trình đơ thị hóa, khi hệ thống giao thông Quốc gia và quốc tế đi qua địa bàn huyện được kết nối; bên cạnh việc hình thành các Khu - cụm kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh giao dịch kinh tế mậu biên, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời tốc độ đơ thị hóa cao. Ngồi ra trên địa bàn huyện có địa hình bằng phẳng, địa chất tốt.Đồng thời, khi các khu cụm cơng nghiệp hình thành và các nhà máy hoạt động ổn định, khu vực này sẽ là cực tăng trưởng cao về dịch vụ của huyện.

Một lợi thế lớn trong phát triển đô thị ở Tân Châu hiện nay là mật độ xây dựng ở thị trấn và các xã chưa cao, quỹ đất nơng nghiệp cịn nhiều nên thuận lợi trong quy hoạch, thiết kế xây dựng các đô thị mới đúng quy chuẩn xây dựng Phát triển theo hướng đơ thị văn minh, hiện đại, đẹp, xanh, sạch, có tính kết nối cao với các đơ thị xung quanh và phát triển bền vững.

Trong đó, phát triển thị trấn Tân Châu dựa trên hai trục đường chính (ĐT.785 và ĐT.795), phát triển khu dân cư, thương mại - dịch vụ phía Tây Bắc (đi cửa khẩu chính Kà Tum) và du lịch sinh thái phía Đơng (dọc bờ sơng Tha La).

 Tiềm năng đất đai cho phát triển khu dân cư nông thôn:

Do sức hút lao động vào các cụm công nghiệp và đô thị trong tương lai là khá cao, nên dân cư nơng thơn sẽ tăng. Đặc biệt hình thành các khu dân cư biên giới để kết hợp phục vụ cho dãn dân tại chỗ và phục vụ chương trình sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới của tỉnh Tây Ninh.

Tóm lại, tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn ở Tân Châu là khá lớn đối với một huyện vùng biên giới, vấn đề là lựa chọn những khu vực tối ưu để xây dựng các cụm công nghiệp, đơ thị, dân cư nơng thơn có tác động làm địn bẩy, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững.

b) Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển dịch vụ, du lịch

Trang 58

Cùng với các căn cứ cách mạng oai hung một thời, di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống và vùng sinh thái bán ngập hồ Dầu Tiếng, là điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn, giải trí, thể thao, cơng viên văn hóa lịch sử, cơng viên rừng, khu săn bắn, câu cá, du thuyền và các môn thể thao dưới nước. Dự kiến các vùng đất được đánh giá là có tiềm năng phát triển du lịch gồm có: Khu vực ven sơng Sài Gịn, các xã có vùng đất ven hồ Dầu Tiếng, hồ Tha La và có điều kiện thích hợp như: Tân Hòa, Tân Thành, Suối Dây, thị trấn Tân Châu và Tân Phú.

c) Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Hiện nay diện tích đất dành cho nơng nghiệp phân bố khá rõ. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khá lớn đó là chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra tiềm năng chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm chuyển sang các mơ hình trang trại, nơng nghiệp cao trên địa bàn. Đẩy mạnh hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn huyện Tân

Châu để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực đô thị và nông thôn, biên giới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với quy mơ thích hợp; tích cực ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào vào sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống hạ tầng phát triển đảm bảo đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại trong điều kiện có xét đến tác động của yếu tố biến đổi khí hậu. Trong đó, chú trọng phát triển các tuyến giao thơng trục có chức năng đối ngoại và liên vùng. Đảm bảo giao thông thông suốt tới các xã, ấp tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giao thương, trao đổi hàng hóa qua biên giới và góp phần hiện đại hóa nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Theo định hướng phát triển của huyện, trong đó hệ thống hạ tầng được đầu tư, tiếp tục đầu tư hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thị trấn Tân Châu đạt các tiêu chí đơ thị loại V; hình thành đơ thị cửa khẩu Kà Tum (đô thị loại V) là trung tâm thương mại cửa khẩu, phát triển hạ tầng khu cụm công nghiệp, dự án khu dân cư, thương mại và dịch vụ.

Tập trung phát triển khu vực nông thơn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi. Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở; kiên cố hóa trường, lớp; xây dựng các trung tâm, nhà văn hố - thể thao tại thơn, xã.

Trang 59

Phần III

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN TÂN CHÂU

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BC thuyet minh tong hơp QHSDD 2030 huyen Tan Chau (9.2021) tham dinh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)