Sự thích nghi của sinh vật với các yếu tố sinh thá

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 27 - 29)

III. CÁC YẾU TỐ SINH THÁI VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT

5. Sự thích nghi của sinh vật với các yếu tố sinh thá

Các loài sinh vật muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện mơi trường nhất định, đều phải có độ thích nghi nhất định.

Bộ Nắp ấm - Nepenthales: Gồm những cây bụi hay cây thảo với lá đơn mọc cách, thích ứng để bắt cơn trùng.

Họ Bắt ruồi - Droseraceae: gồm những cây thảo cao khoảng 5-40 cm, mọc ở những nơi đất chua, thiếu nitơ, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Lá dày xếp hình hoa thị, trên lá có nhiều lơng tiết chất nhày dùng để tiêu hủy sâu bọ đậu vào lá. Cây bắt ruồi còn gọi là cây bèo đất (D.

burmannii Vahl), cây gọng vó (D. indica L.).

Họ Nắp ấm - Nepenthaceae: cây mọc bò, đứng hoặc leo. Cây nắp ấm (N. annamensis Macfarl) phân bố chủ yếu ở miền Nam; ở miền Bắc có gặp ở Vĩnh Linh. Cây nắp ấm hoa đôi (N. mirabilis (Lour.) Druce) mọc ở đầm lầy Trung bộ, thường thấy ở chân núi đá vôi.

Các thực vật thuộc Bộ Nắp ấm thường sống ở những nơi nghèo chất dinh dưỡng, dùng thịt sống làm nguồn cung cấp nitơ cho cây. Cây có cấu tạo đặc biệt để thích nghi với mơi trường. Lá cây nắp ấm có gân kéo dài ra và chót lại phình to trơng như một cái ấm có nắp đậy. Bình thường nắp ấm ln mở, ấm và nắp đều có màu để thu hút sâu bọ, mép ấm tiết mật thơm để hấp dẫn sâu bọ. Phía trong ấm rất trơn. Sâu bọ mon men đến miệng ấm sẽ bị trượt, ngã lăn vào trong giỏ ấm. Nắp ấm sẽ lập tức đậy chặt lại. Các tế bào ở phần đáy ấm sẽ tiết các men tiêu hóa để phân hủy con mồi, biến nó thành chất dinh dưỡng ni cây.

Hệ thống rễ của thực vật thích ứng tùy theo môi trường. Ở vùng khô, hệ thống rễ

của cây thường chia làm hai phần là rễ chính và rễ nhánh. Rễ chính, cịn gọi là rễ cái, dài, mọc sâu xuống đất để tìm tầng nước. Rễ nhánh (rễ phụ), mọc gần trên mặt đất để hấp thu nước mưa và sương đọng.

Ở vùng ẩm, phần rễ mọc cạn rất nẩy nở vì mực nước khơng sâu. Vì rễ mọc cạn nên cây dễ bị tróc gốc, nhưng nhờ số lượng rễ nhiều nên có thể chống chịu lẫn nhau để giữ cây đứng vững.

Ở vùng sa mạc, nhiều loại cây có rễ lan sát mặt đất, hút sương đêm, nhưng có lồi rễ đâm xuống đất sâu đến 20m để lấy nước ngầm, trong khi phần thân, lá trên mặt đất thì tiêu giảm đến mức cao (như cỏ lạc đà Allagi camelorum). Ngồi ra cịn có một số lồi thích nghi với độ pH đất khác nhau. Ở đất đầm lầy chua, pH 3-4, có các lồi thuộc họ Lác (Cyperaceae), họ Cỏ dùi trống

(Eriocolaceae)… Ở đất đá vơi pH > 8, có các cây ưa kiềm như cây Trai (họ Tiliaceae), Lát hoa, Gội nước (họ Meliaceae)…

Những cây thuộc họ Đước Rhizophoraceae, sống được ở trong môi trường đất lầy, ngập nước, triều mặn, ln bị sóng, gió xơ đẩy nhưng vẫn sinh trưởng tốt đó là nhờ có

bộ rễ chống hình chân nơm cắm sâu vào đất đã giữ cho cả tán cây đứng vững trên nền đất bùn. Lá đước dày có mơ nước làm loảng nồng độ muối.

Thực vật phân bố thích nghi với địa hình, tùy thuộc cao độ. Nơi có địa hình thấp, trũng người ta thường gặp các cây thuộc họ Lác (Cyperaceae), cây Tràm (Myrtaceae). Ở vùng đất giồng cát có thể gặp Nhãn (Sapindaceae), khoai lang (Convolvulaceae). Ở vùng đồng bằng, thường gặp tre gai (họ Hồ thảo Poaceace), ở vùng cao thì cây tre khơng có gai hay ít gai thường phổ biến hơn.

Khi pH thấp, lượng Ca và P trong đất giảm, lượng Al và Mn tăng thì số lượng vi sinh vật trong đất cũng giảm, khi pH trong khoảng 4-8, vi sinh vật hiện diện nhiều hơn.

Cá thờn bơn có 2 mắt mọc cùng một bên đầu là kết quả thay đổi cơ thể để cá thích nghi với mơi trường sống dưới đáy biển. Sống nằm nghiêng dưới đáy biển, 2 con mắt mọc cùng một phía giúp cá có khả năng phát hiện nhanh kẻ thù, quan sát con mồi rất nhạy bén.

Kích thước của động vật chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ:

Gấu Bắc cực nặng khoảng 8 tạ, gấu chó, gấu ngựa ở miền nhiệt đới chỉ khoảng 2 tạ.

Kích thước tai, chi của các động vật cũng khác nhhau: tai của thỏ Châu Âu ngắn hơn tai của thỏ Châu Phi, tai của voi Châu Phi lớn hơn tai của voi Châu Á.

Chương 02

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w