TÀI NGUYÊN NƯỚC

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 104)

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh vật. Cơ thể sinh vật có chứa 60 – 90% nước. Nước là nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp, là

phương tiện vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải bỏ trong cơ thể sinh vật, là phương tiện trao đổi năng lượng, điều hòa nhiệt, là phương tiện phát tán nòi giống,

Nếu tổng số tài nguyên nước là 100% thì 97% là nước mặn, có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho sự sống của con người; 2% dưới dạng băng đá ở hai đầu cực; 1% được con người sử dụng (30% tưới tiêu; 50% dùng để sản xuất năng lượng; 12% cho sản xuất công nghiệp và 7% cho sinh hoạt).

Nước mưa tạo thành dòng chảy, theo sông ra biển, ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm. Nước được khai thác sử dụng theo nhiều mục đích và mức độ khác nhau ở các nước. Nước cho nông nghiệp ở Mỹ là 41%, ở Trung Quốc là 87%; cho công nghiệp và năng lượng ở Mỹ là 49%, ở Trung Quốc là 6%; cho sinh hoạt và thương mại nói chung vào khoảng 8 – 10%.

Nước phân phối rất không đồng đều trên trái đất, 40% dân số thế giới thường bị hạn hán vào thời điểm nghiêm trọng.

Tài nguyên nước ở Việt Nam rất phong phú. Hệ thống sông ngòi dày đặc, cứ khoảng 20 km dọc bờ biển có một cửa sông, rất thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu.

Với hơn 2.300 con sông dài hơn 10 km, hơn 60% lượng nước sông lại chảy từ nước ngoài vào, trong đó hơn 90% tập trung vào sông Cửu Long do đó mức độ sử dụng nước còn phụ thuộc các nước có sông chảy qua.

Lượng nước vào mùa lũ lụt chiếm tới 80%, mùa khô chỉ có 20%. Phù sa các sông khá nhiều, đặc biệt là sông Hồng và Cửu long: sông Hồng có độ phù sa khoảng 1 kg/m3 nước, hàng năm cung cấp khoảng 100 triệu tấn phù sa.

Nước ngầm cũng rất phong phú, xấp xỉ 15% tổng trữ lượng nước bề mặt, có thể khai thác 2,7 triệu m3/ngày. Nước ngầm ở vùng đồng bằng đã bị nhiễm mặn, nhiễm phèn một phần.

Tổng cộng mức cấp nước ở các đô thị đạt khoảng 1,8 – 2 triệu m3/ngày. Trong đó khoảng 35% dùng cho sinh hoạt, 30% cho sản xuất dịch vụ và chỉ khoảng 60% dân đô thị được cấp nước. Có khoảng 20 – 40% gia đình Việt Nam được cấp nước sạch (theo WHO). Đặc biệt mùa khô, tình trạng thiếu nước diễn ra khá phổ biến và nhiều nơi ở mức độ trầm trọng.

Việc thoát nước ở hầu hết các đô thị đều gặp nhiều khó khăn, đặc biệt mùa mưa, do hệ thống cống rãnh thiếu hoặc bị tắc nghẽn, bị xây lấn lên miệng cống, do hồ ao chứa nước bị lấp cạn để xây dựng, các kênh rạch bị xây dựng lấn chiếm, bị tắc nghẽn do rác thải.

Việt Nam có hơn 1.000.000 ha mặt nước ngọt và khoảng 400.000 ha mặt nước lợ, nhưng mới sử dụng được cho thủy sản khoảng 30%. Môi trường mặt nước cũng đang bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, công nghiệp, hóa chất nông nghiệp làm cho sản lượng thủy sản suy giảm nhiều.

Sử dụng nước cho công nghiệp chưa cao. Dự kiến đến năm 2000 khoảng 16 tỉ m3. Hầu hết các xí nghiệp đều không có hệ thống xử lý nước thải. Theo Bộ KHCN&MT, hàng năm có khoảng 290.000 triệu tấn chất độc hại thải vào môi trường nước gây ô nhiễm.

Nước ngầm bị khai thác quá mức và bừa bãi, vượt quá khả năng nạp lại cho nên đang bị suy thoái nặng về số lượng và chất lượng, dẫn đến xâm nhập nước mặn, nước thải, thậm chí có nơi còn bị lún đất.

Các hồ chứa nước bị bồi lấp nhanh, giảm mạnh trữ lượng nước vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sản xuất thủy điện.

Khi dân số tăng, nền kinh tế và sản xuất phát triển thì con người càng tác động mạnh vào chu trình nước, nhu cầu về nước tăng lên một cách rõ ràng. Mức sử dụng nước của con người tăng nhanh trong 3 thế kỷ qua, tăng hơn 35 lần, và theo dự đoán, mức sử dụng nước sẽ tăng từ 30-35% trong năm 2000. Hầu hết các quốc gia, nông nghiệp là nguồn tiêu thụ nước chính, chiếm khoảng 70% lượng nước cung cấp.

Bảng 7. Lượng nước dùng cho các ngành ở các nhóm nước theo thu nhập

Nhóm nước Lượng

nước tính theo đầu

Lượng nước tính cho các ngành (%) Dân

dụng nghiệpCông Nông nghiệp

Thu nhập thấp Thu nhập TB Thu nhập cao 386 453 1.167 4 13 14 5 18 47 91 69 39

Mức sử dụng nước ở các nước phát triển hàng đầu cao gấp 3 lần các nước đang phát triển, chủ yếu dùng nhiều trong công nghiệp.

Trên thế giới, nhiều nơi dư thừa nước, nhưng không sử dụng được (Ấn độ) vì kém chất lượng, ngược lại có nơi nước bị cạn kiệt. Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của sự khủng hoảng nước. Vì vậy, thập kỷ 1980-1990 đã được Liên Hiệp Quốc khởi xướng là "Thập kỷ quốc tế về cung cấp nước uống và vệ sinh".

Hầu hết các nước đều sử dụng nước mặt (Anh 2/3, Mỹ ¾, Nhật 9/10). Để giải quyết tình trạng khan hiếm nước bề mặt, nhiều nước đã tăng cường sử dụng nước ngầm vượt quá tốc độ khôi phục của nước tự nhiên (Trung Quốc, Ấn Độ) làm tăng mức độ nhiễm mặn của nước ngầm, sụt lún đất, giảm khả năng tích tụ nước của lớp vỏ.

Ngược lại, nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh, Đông Á và Thái Bình Dương, vào mùa mưa lượng nước ào ạt gây nên lũ lụt, ngập úng làm chết người và tổn thất hàng tỉ đô la mỗi năm.

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w