TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 115 - 117)

1.Tầm quan trọng

Trữ lượng tài ngun khống sản có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng kinh tế của một đất nước. Một số cơng dụng của khống sản như làm vật liệu xây dựng, máy bay, xe máy (nhôm, sắt), làm dây điện và các thiết bị điện, các phương tiện thông tin (đồng), làm ắc quy, sơn, hợp kim, chất phụ gia cho nhiên liệu (chì), kỹ thuật chụp ảnh, hợp kim để

hàn, tiền, kỹ thuật chữa răng, trang sức (bạc). Ngồi ra khống sản cịn giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

2.Hiện trạng

Dấu hiệu về khan hiếm được nghiên cứu nhiều từ những năm 70. Nếu dựa vào trữ lượng kinh tế và mức tiêu dùng của năm 1974, hầu hết các khoáng chủ yếu chỉ dùng trong vài chục năm trừ phosphat và Fe. Nếu căn cứ vào trữ lượng kỹ thuật, số năm sử dụng tăng đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Nếu căn cứ vào ngưỡng kỹ thuật, thì dự trữ của tất cả các khống đến hàng triệu năm nữa.

Từ những năm 70 đến nay, trữ lượng kinh tế của một số kim loại tăng hơn tốc độ sử dụng, nhờ đó tỉ lệ sử dụng trong trữ lượng có giảm xuống (bơxít, thiết, Zn). Nhiều kim loại cịn lại có tốc độ sử dụng nhanh hơn tốc độ tăng của trữ lượng kinh tế, trữ lượng kinh tế giảm so với năm 1970.

Mức dùng Cu và Pb tăng nhiều nhất, trữ lượng có thực ngày càng giảm. Dự đoán, Au, Ag sẽ cạn kiệt trước, rồi tới Cu, Al, coban.

Bảng 14. Chỉ số cạn kiệt dựa trên ước tính trữ lượng và tài nguyên tái tạo

Khoáng Mức tăng nhu cầu hàng năm (%) Trữ lượng được xác định & ước tính (tấn) Chỉ số cạn kiệt theo trữ lượng ước tính năm 2100 (năm) Chỉ số cạn kiệt theo tài nguyên tái tạo ước tính năm 2100 (năm) Crom 3,3 1,1 12 Coban 2,8 5,4 150 36 Mn 2,7-3,3 2,8 120 18 Mo 4,5 2,1 249 5 Ni 4,0 2,1 152 35 Titan 3,8 7,1 102 38 Tungsten 3,4 6,8 236 11 Zn 2,0 3,3 581 37

(nguồn: Goeller và Zucker (1984). Theo David Pearce, Environmental Economics, London 1986)

3.Tác động của việc khan hiếm tài nguyên khoáng sản

Giá tài nguyên không tái tạo sẽ luôn tăng trong quá trình sử dụng, đặc biệt khi khan hiếm xuất hiện thì phát sinh các hoạt động khai thác và sử dụng hợp lý: khuyến khích

tăng hiệu suất và thay thế sử dụng (dùng sợi quang học thay đồng trong viễn thơng …).

Giá khống và những sản phẩm từ khoáng thường bị nhà nước can thiệp, nên giữ giá thấp (giá điện ở các nước phát triển bằng 1/3 chi phí cung cấp và ½ chi phí này ở các nước phát triển), nhà nước phải trợ giá, đã tác động khơng tốt đến chi phí kinh tế lẫn môi trường (tăng tốc độ khan hiếm nhưng khơng khuyến khích đầu tư vào các cơng nghệ mới, tạo ra những sản phẩm thay thế sạch hơn …).

Mơi trường-thường ít được chú ý: đốt cháy các nhiên liệu trong quá trình tạo năng lượng là nguyên nhân chủ yếu gây ơ nhiễm khơng khí; CO2 gây hiệu ứng nhà kính…

4.Việt Nam

Nằm trên bản lề của 2 vành đai kiến tạo và sinh khống cỡ lớn của hành tinh: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên khoáng sản của nước ta phong phú về chủng loại và đa dạng về loại hình.

Trữ lượng: sắt 700 triệu tấn, bơxít 12 tỉ tấn, crơm 10 triệu tấn, thiếc 86 ngàn tấn, apartit 1,4 tỉ tấn, đất hiếm 10 triệu tấn. Than, đá q, chì kẽm,

antimonan .. cũng có trữ lượng khá.

Hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu tư cùng với hoạt động thăm dị khống cịn yếu làm cho nhiều loại khoáng chưa xác định được trữ lượng, đặc biệt là trữ lượng kinh tế.

Trữ lượng kim loại khơng nhiều, khống nhiên liệu và phi kim thuộc loại khá. Đứng thứ 6 trong Châu Á-Thái Bình Dương, đứng thứ 3 trong khu vực Đơng Nam Á về dầu khí.

Quản lý ngành năng lượng và khống sản cịn phân tán và thiếu phối hợp chặt chẽ, thiếu quy hoạch khai thác, khai thác bừa bãi làm tổn thất tài nguyên, ơ nhiễm mơi trường.

Chi phí khai thác thường cao do đa số các mỏ khoáng tập trung ở vùng đồi núi, công cụ sử dụng lạc hậu …

Khả năng về dầu khí sẽ tăng lên (hơn Brunei) khi hoạt động thăm dị tiến triển, đặc biệt là lượng khí thiên nhiên.

Theo Petro Việt Nam, tốc độ khai thác hiện nay từ 8-9 triệu tấn/ năm đến năm 2000: 20 triệu tấn/ năm và những năm sau dự báo sẽ không dưới 35-40 triệu tấn/ năm. Với tốc độ khai thác này, trữ lượng kinh tế của dầu khí hiện nay chỉ có thể cung cấp đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 115 - 117)