ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 92 - 93)

1.Quan điểm đánh giá

Căn cứ vào nhu cầu của con người để định giá trị các loại TNTN. Đánh giá tài nguyên như thế nào sẽ có cách sử dụng tương ứng. Nếu chỉ để đáp ứng các nhu cầu bình thường của con người, thì giá trị cho lương thực của đất, cho gỗ của rừng … là cao nhất so với các giá trị khác của những loại tài nguyên này. Khi nhu cầu cuộc sống cao hơn (giảm thấp nhất các rủi ro về thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống, thụ hưởng các tạo tác của thiên nhiên và những sáng tạo tinh thần …), thì giá trị sinh thái của TNTN được đánh giá cao hơn vì con người quan tâm hơn đến việc sử dụng để phát triển bền vững.

2.Tổng giá trị của TNTN (giá trị sử dụng và không sử dụng)

Giá trị sử dụng:

Giá trị sử dụng trực tiếp: được tính từ yếu tố vật chất của một loại TNTN và được thể hiện trên thị trường bằng giá cả. Ví dụ: giá gỗ đối với tài nguyên rừng.

Giá trị sử dụng gián tiếp: được tính từ sự đóng góp của TNTN vào quá trình phát triển kinh tế hiện tại và từ sự bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: Việc quy hoạch rừng, sông, núi… làm khu bảo tồn danh lam thắng cảnh, nghiên cứu khoa học.

Giá trị nhiệm ý: được thể hiện qua việc chọn lựa cách sử dụng TNTN trong tương lai. Được đo bằng giá sẵn lòng trả cho việc bảo vệ hệ thống TNTN.

Giá trị kế thừa: là giá trị sẵn lịng trả để bảo tồn TNTN vì lợi ích của các thế hệ sau.

Giá trị không sử dụng: các giá trị nằm trong bản chất của sự vật, nhưng không liên quan đến việc sử dụng thực tế và cách thức sử dụng trong tương lai. Thể hiện giá trị tồn tại, quyền được sống của các giống loài khác ngoài con người, cả hệ sinh thái. Tổng giá trị của TNTN được biểu hiện qua "số sẵn lòng trả"- phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của con người đối với môi trường.

Những sự kiện môi trường thực tế và giáo dục môi trường góp phần nâng cao ý thức của con người trong việc sử dụng TNTN.

Một phần của tài liệu Môi trường và con người (Trang 92 - 93)