Tranh vẽ minh họa cho truyện ngắn Bông Cúc Vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 73 - 81)

của họa sĩ Đơng Sơn

Nguồn: Báo Phong Hóa, số 31, ngày 24/01/1933

Bức tranh miêu tả lại cảnh một thiếu nữ đang ngồi vẽ chân dung cho một thiếu nữ khác. Những đường cong từ 3 cô gái tạo thành một đường cong lớn cộng với đường cong của bảng màu đã tạo nên sự mềm mại và uyển chuyển. Đường cong đó lại được dẫn bởi một đường nghiêng của bức tranh với mảng màu đen khiến cho cô nàng được vẽ càng thêm nổi bật. Bố cục được dẫn từ trên xuống dưới tạo điểm nhấn theo dụng ý của tác giả. Bố cục đó, nghệ thuật đó lại được thể hiện rõ trong các tranh vẽ minh họa sau này, như trong tranh minh họa cho truyện ngắn Nửa chừng xuân, Phong Hóa, số 35 [57].

Trên Phong Hóa, người ta thấy bóng dáng của một Tô Ngọc Vân chịu ảnh hưởng của Gau Guin, một Nguyễn Gia Trí chịu ảnh hưởng của Renoir, một Trần Văn Cẩn chịu ảnh hưởng của Vermeer de Delft, một Nguyễn Cát Tường say sưa với công cuộc cách tân âu phục cho nữ giới, một Đông Sơn, Bút Sơn tài hoa với cách tạo hình ra các nhân vật điển hình như Lý Toét, Xã Xệ. Và mỹ thuật trên Phong Hóa, xét một cách rõ ràng thì nó thực sự là một địa hạt lớn và để lại nhiều dấu ấn cho tờ báo trong lòng độc giả.

Kịch nghệ

Năm 1920, lần đầu tiên một vở kịch tiếng Việt: bệnh tưởng của Molie được

đưa lên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội được trình diễn với ban kịch của hội khai trí tiến đức do ơng Phạm Văn Duyệt tổ chức. Sau đó ban nhạc Lạc Long diễn 2 vở

trưởng giả học làm sang và vở ép duyên của Molie. Từ đó, các văn sĩ trẻ ở Việt Nam tham gia dịch thuật, với 2 phái: phái cổ điển chỉ dịch truyện cổ của Molie như Nguyễn Văn Vĩnh, Hồ Trọng Hiếu, Vũ Đình Long,...Phái lãng mạn: Vi Huyền Đắc.

Với Phong Hóa, mỗi khi có một loại hình mới xuất hiện thì thường do Nhất Linh chủ trương nhưng riêng loại hình kịch thì Thế Lữ mới là người dẫn nối.

Năm 1928, Thế Lữ còn đi học ở trường thành chung Hải Phòng và được trực tiếp tham gia diễn vở kịch Cái lọ vàng phóng tác theo vở kịch cái nồi của Pháp. Thế Lữ được Hoàng Ngọc Phách chỉ dạy và nhập vai một cách xuất sắc. Từ đấy niềm yêu kịch đã ăn sâu vào tâm hồn của Thế Lữ.

Đến 1936, kịch gia Đoàn Phú Tứ đã thành lập ban kịch tinh hoa với Thế Lữ và nhiều người bạn khác.

Kịch trên Phong Hóa đa dạng về thể loại, có thể nói, Phong Hóa chính là mảnh vườn ươm nên nhiều tác phẩm kịch lúc bấy giờ. Từ hài kịch, đến chính kịch. Trong số các tác giả sáng tác về kịch thì nổi lên trong đó là Thế Lữ, Vi Huyền Đắc và Đoàn Phú Tứ.

Vi Huyền Đắc với vở Kinh kha (1935, đăng báo Phong Hóa số 134-138); Đồn Phú Tứ với Những bức thư tình (gồm 6 vở kịch ngắn,1937) đã làm nên tên tuổi.

Ngoài ra, kịch vui về Lý Toét Xã Xệ cũng được đăng tải nhiều trên mặt báo. Chính từ Phong Hóa với sự kết nối giữa diễn và viết của Thế Lữ, các tác phẩm kịch đã đến với độc giả và mang lại những dấu ấn riêng mới mẻ cho loại hình này.

Âm nhạc

Sự biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, sự xuất hiện của văn minh phương Tây đã làm cho nền âm nhạc của nước ta biến đổi theo. Âm nhạc phương Tây nhanh chóng bước vào đời sống âm nhạc của giới tri thức trẻ Việt Nam đầu thế kỷ 20. Họ yêu thích những trường phái âm nhạc của châu Âu như cổ điển, lãng mạn,...

Do chỉ có ít người Việt có thể hiểu được các ca khúc phương Tây bởi rào cản về ngôn ngữ nên nhiều người hiểu biết đã dịch lời sang tiếng Việt để dễ nhớ, dễ thuộc và phục vụ số đơng người u nhạc. Đây cũng chính là nội dung được nhiều báo quan tâm đăng tải lên trang để phổ biến rộng rãi hơn các bài hát nổi tiếng.

Trên Phong Hóa, người ta khơng thấy có chun mục riêng dành cho Âm nhạc nhưng thi thoảng người ta vẫn thấy những bài hát điệu Tây lời Việt xuất hiện trên báo.

Bên cạnh việc phổ biến rộng rãi những bài hát điệu Tây lời Việt thì Phong Hóa cịn có nhiều bài viết bàn luận về các nhạc cụ, các giai điệu.

Đánh giá một cách khách quan thì Phong Hóa khơng phải là một tờ báo có nhiều nội dung về âm nhạc. Tuy nhiên, với sự nhạy bén của mình với thời cuộc, với cách đăng tải các tác phẩm nổi tiếng bằng lời Việt lên để phổ biến đến rộng rãi người u ca hát thì Phong Hóa cũng đã góp phần trong việc làm mới đời sống âm nhạc nước ta.

2.3. Lối sống

Đứng giữa cuộc biến thiên của thời cuộc, với vai trò của một tờ báo tiến bộ mang những tư tưởng mới, Phong Hóa đã cất lên tiếng nói của mình qua những bài viết để chuyển tải những thông điệp mới mẻ, cấp tiến đến với đông đảo độc giả.

Báo Phong Hóa đã mang đến cho độc giả những cái nhìn mới mẻ về một xã hội mới hiện đại hơn.

"Sự giáo dục xưa nay vẫn song song đi trên 2 con đường. Một đường, muốn

đưa ta tới một lý tưởng toàn mỹ theo như ý tưởng một số người mà ta lộn là thánh nhân. Một đường chỉ đưa ta đi ngoắt nghéo vòng quanh trong nhân loại để ta được trực tiếp với những điều hay, điều giở của loài người, rồi đem tri thức ra nhận lấy cái hay mà bắt chước, cái giở mà tránh xa. Chúng tôi chỉ đưa độc giả đi trên con đường thứ hai, tuy lúc gặp điều dở cũng có lạm nhếch mép cười, cũng là vui mồm bàn qua với anh em mà thơi, chứ giậy thì thực khơng mà cũng khơng muốn!" [27].

Điều mà Phong Hóa muốn đưa ra cho người đọc thấy chính là một sự: "ngoắt

nghéo vịng quanh trong nhân loại để ta được trực tiếp với những điều hay, điều giở của loài người, rồi đem tri thức ra nhận lấy cái hay mà bắt chước, cái giở mà tránh xa" [27]. Là đưa độc giả dạo quanh với mọi điều trên thế giới, cái hay thì đón lấy,

cái dở thì tránh xa. Mà có một sự thật là cái dở trong nhân loại thì ở Việt Nam ta thời đó có thừa, thế là cuộc dạo quanh được bắt đầu từ mọi ngóc ngách của xã hội ta lúc bấy giờ.

Phê phán xã hội phong kiến

Báo bắt đầu đi từ việc phê phán các thói tật xấu của xã hội, sau đó được bạn đọc ủng hộ cổ vũ nên báo ngày càng lấn sâu vào các địa hạt chính trị, châm biếm tầng lớp quí tộc, phê phán các chính sách cai trị.

Trên Phong Hóa người ta thấy được rõ từng nét, từng mảng, từng góc của một bức tranh xã hội đương thời đã nhuốm màu cũ kỹ. Mỗi quan điểm được trình bày trên Phong Hóa đều rõ ràng, thẳng thắn, khơng vịng vo, khơng né tránh.

Một điều dễ nhận thấy nhất trong cuộc phản ánh xã hội trên Phong Hóa chính là sự lên án những căn nguyên trì trệ xuất phát từ tôn giáo, từ các rường cột tư tưởng, là sự lạc hậu, mê tín của các tơn giáo như đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng – Những nhân tố hàng đầu mà Phong Hóa cho rằng chính vì nó mà xã hội bị đẩy lùi, trì hỗn.

Trong bài viết “Thiếu niên buồn” trên số 36 Việt Sinh đã viết: “Thiếu niên ta

là một hạng thiếu niên khơng có nghị lực, hay chán nản và dễ sinh ra đa sầu đa cảm... Mà cái buồn rầu cũng là một cái bệnh hay lây, nên đến giờ, suốt từ nam đến bắc, thiếu niên ta thi nhau thở dài. Cái nguyên nhân sâu xa của sự sầu thảm ấy là do...chính là vì trong lịng ta cịn rớt lại những cái buồn rầu chán nản của ông cha

ta ngày trước. Các cụ ta xưa mơ mộng, vơ vẩn, lấy ở trong đạo Lão cái cớ đời là đang chán, là kiếp phù du, chỉ có tĩnh và nhân là hai cái đáng quý đáng ước mong mà thôi" [55].

Tư tưởng của đạo Lão có phần trì trệ, ln dẫn con người vào ngõ cụt và những ước muốn viển vơng, khơng có chủ đích. Điều đáng nói là tư tưởng đó đã ngấm từ đời này sang đời khác, “cha truyền con nối” nhau mà rơi vào mộng ảo, rơi vào sầu bi. Một xã hội muốn tiến bộ thì khơng thể cứ chìm trong giấc ngủ sâu vừa viển vông vừa chán chường như vậy được. Phải thức dậy, phải kéo họ ra ngồi. Nhưng đã ăn sâu thì cũng khơng dễ gì mà thay đổi, bằng cách nói thẳng, đối diện với thực tại, Phong Hóa đã như gào lên rằng: Nguyên nhân của cái sầu bi chán nản, viển vơng, ngõ cụt kia chính là do tư tưởng của đạo Lão đấy, biết rồi sao không tỉnh dậy đi!

Một xã hội bát nháo mà quan thì mắc dịch ăn tiền, sư thì mắc thói "tự từ thiện" cho mình. Tứ Ly trên Phong Hóa số 34, ngày 2/2/1933 đã khơng ngần ngại mà chỉ thẳng mặt các nhà sư trong chùa với thói tu bất chính rằng: "Chân các ông tu, tụng

các ông cũng tu. Nghĩa là tiền cúng khách thập phương thu được nhiều, các ông theo Phật tổ bố thí cho kẻ nghèo, làm các việc cơng ích, chừ ra lúc nào các ơng tự bố thí cho các ơng: đó cũng là một việc thiện vì các ơng cũng là những kẻ nghèo, các ông được ăn sung mặc sướng tức là kẻ nghèo được ăn sung mặc sướng" [35].

Với đạo Khổng, cái rường cột bó buộc con người vào trong vịng tư tưởng mà Phong Hóa và những người mang tư tưởng tiến bộ cho là bị kìm kẹp, những nguyên tắc mà muốn thốt ra cũng khơng dễ dàng gì cũng được Phong Hóa phản ánh một cách rõ nét.

Trên số 15 (29/9/1932) Việt Sinh đã viết: "Xã hội ta xưa nay vốn là một xã hội

tiêu điều, nhạt nhẽo. Hơn nghìn năm chịu đè nén dưới đạo Khổng đứng đắn nghiêm trang nên chỉ khuôn con người ta vào vùng lễ phép chật hẹp vơ chừng.

Nói khơng dám nói mạnh, cười khơng dám cười to, cái gì cũng như bó buộc, cằn cỗi...Khóc than là chịu thua! Sao khơng lên tiếng cười ròn rã, phá tung cái lề lối xưa, cho xã hội ta thêm được cái tinh thần hoạt động, mạnh bạo" [54].

Tứ Ly trong số 34 đã viết: "Ta từ xưa đến nay đều chuộng lễ nghi, bao nhiêu

tính tình con người ta đều theo vòng lễ nghi, vậy ta há chẳng nên yêu, nên kính cái khn phép xưa kẻo mang tiếng là một dân tộc không biết tiếp thu những điều hay của nước mình...có người bảo lễ nghi chỉ chú trọng bề ngồi, chỉnh thể một tâm địa dù có xấu xa mà ta theo được lễ nghi là ta ra con người lương thiện rồi. Người nước khác họ trọng người có linh hồn trong sạch, ta lại trọng người theo đúng được khuôn phép xưa, ta hơn họ là ở chỗ đấy. Cũng vì thế mà ta có nhiều người giả dối, ngồi thì ra mặt đạo đức mà trong chứa chất những điều thường luân, cũng vì thế mà ta hơn người, cũng vì thế mà ta nên bảo tồn những điều lễ nghi" [34].

Phong Hóa lên án những lễ nghi, hủ tục cổ hủ lỗi thời và không làm cho xã hội tiến bộ. Mọi thứ dường như chỉ là cái vỏ bọc mà chẳng có nghĩa lý gì. Một xã hội chuộng lễ nghi mà lễ nghi trong xã hội đó vượt lên cả đạo đức, cả cốt cách và tâm tính của con người thì lễ nghi đó trở thành vơ nghĩa, lễ nghi đó biến con người phải thực hành những điều “giả dối”. Khi lễ nghi cản trở sự phát triển của cá nhân, của xã hội thì lễ nghi đó trở thành những thứ cần phải chấm dứt và hạn chế.

Nhất Linh đã từng viết bài Vô nhân đạo! vô nghĩa lý! trong số 41 ngày

7/4/1933 đã lên án gay gắt cái hủ tục chờ tang, cưới chạy. Một thứ mà ông cho là vô nhân đạo và giả dối nhất. Lúc nào cũng phải sống vì lễ nghi hủ tục mà cả xã hội đang đắm chìm.

"Trong bài này tơi chỉ cốt nói về một việc rất phiền, rất có hại và có thể cho là vô nhân đạo gây nên bởi cái tang chế bó buộc, chặt chẽ q. Nếu ai khơng muốn câu nệ vượt ra qua khỏi lễ chế, không muốn chịu cái vơ nhân đạo ấy thì thiên hạ lại cho mình là vơ nhân đạo ngay. Trái lại có một việc khác rất giả dối mà chỉ vì theo đúng khuôn phép nên ai cũng cho là một sự thường hợp lẽ lắm. Đó là việc cấm lấy vợ chồng trong lúc có tang và việc cưới chạy tang [21].

Rồi cả chuyện quan trọng của cả một đời người là chuyện Lấy vợ gả chồng

cũng nằm trong vòng o bế của lễ nghi phong kiến, lấy chồng , lấy vợ theo kiểu sắp đặt, theo môn đăng hộ đối mà không tôn trọng tự do hơn nhân, tình u của con người: “Người con trai lấy vợ có phải là lấy vợ đâu, chính là nhận cả họ nhà vợ.

Người con gái cũng vậy,lấy chồng là nhận cả họ nhà chồng. Cái lệ xưa nay vẫn thế, thời bây giờ thế cũng được mà sau này chỉ có thế cũng phải xong.

Lấy nhau về vợ chồng anh có quyền tự do đẻ con để nối dõi tông đường, nhưng yêu nhau không phải là một cái quyền của vợ chồng anh, may ra thì mến nhau mà khơng may ra thì vợ chồng anh có quyền tự do khổ sở suốt đời vì nhau”

[37].

Có lẽ do chìm đắm trong các tư tưởng có phần sầu thảm, kìm hãm suy nghĩ của con người, bủa vây tứ phía là những rường cột mà khơng thể bước qua nên cả xã hội bấy giờ chìm ngập trong một màu sầu thảm, chán nản đến nỗi mà theo các nhà báo Phong Hóa thì sự sầu thảm đó – “nó đi rất mau như khơng có sức gì ngăn

ngừa được” [28].

Số báo 35 ngày 24/2/1933 của Tứ Linh có bài viết "Yêu đời" đã phê phán bệnh

“chán đời” đã rải đều, rải sâu trong xã hội: “Cái bệnh chán đời là bệnh riêng cho

người có trí thức. Bệnh ấy từ các cụ nho ta ngày trước lan sang các ông nho sinh lỡ thời mới đây rồi truyền sang bọn thiếu niên tây học bây giờ. Nó đi rất mau như khơng có sức gì ngăn ngừa được” [28].

Việt Sinh đã từng phải than rằng: “Thiếu niên ta là một hạng thiếu niên khơng

có nghị lực, hay chán nản và dễ sinh ra đa sầu đa cảm... Mà cái buồn rầu cũng là một cái bệnh hay lây, nên đến giờ, suốt từ nam đến bắc, thiếu niên ta thi nhau thở dài. Cái nguyên nhân sâu xa của sự sầu thảm ấy là do...chính là vì trong lịng ta cịn rớt lại những cái buồn rầu chán nản của ông cha ta ngày trước" [55].

Cái sầu thảm mà phủ lên tinh thần của nước ta, từ già tới trẻ, từ Nam chí Bắc. Tất cả đều nhuốm màu buồn thảm, chán đời, thiếu sức sống mà chìm trong cái bế tắc, các rầu rĩ mà nếu khơng có cửa thốt thì khơng biết ngàn đời sau cái khơng khí thê lương này có dừng lại được. Cần phải thốt ra khỏi nó, dập tắt và loại bỏ nói ra khỏi tư tưởng của lớp trẻ để lấy lại tinh thần cho dân tộc.

Đi kèm với sự sầu thảm, sự chán chường, sự bao vây của tứ bề lễ nghi là các tệ nạn trong xã hội ấy. Các tệ nạn ấy lây lan như dịch bệnh xã hội, ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng vẫn khơng thể làm gì hơn là đứng nhìn một cách thờ ơ, mặc kệ. Mà nếu không mặc kệ cũng khơng thể làm gì hơn bởi dân thì dân đen mà quan thì quan quyền. Trên Phong Hóa người ta thấy vơ vàn những loại dịch, từ dịch của quan trên đến dịch của quan dưới.

Trong chuyên mục Từ nhỏ đến lớn của Tứ Ly trên trang thứ 2 số 34, ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)