Trang nhất số 60 của Phong Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 30 - 32)

Nguồn: Báo Phong Hóa số 60, ngày 06/10/1933

Kể từ số 70 trở đi, trang nhất của báo chứa 1 nửa nội dung là tranh vẽ, một nửa nội dung là tin bằng chữ, có những số tranh vẽ chiếm hết diện tích của trang nhất tờ báo. Những số đặc biệt như: Số mùa xuân, số Trung thu, số bầu cử nghị viện hay số lễ hội (Hội Lim, hội Gióng,...) thì trang nhất sẽ mặc định là tranh vẽ in màu rất bắt mắt.

Hình 1.7: Trang bìa báo Phong Hóa số 81 (19/1/1934); số 84 xuân Giáp tuất (9/2/1934); số 117 Trung thu (28/9/1934), số 134 xuân Ất Hợi (30/01/1935)

Nguồn: tư liệu báo Phong Hóa, số 81, 84, 117,134

Các chun mục được trình bày khơng cố định nhưng lại tuân theo một quy tắc chung chung gần như định sẵn. Những chuyên mục dân sinh, chính luận, thời sự như: Từ nhỏ đến lớn, bàn ngang; từ cao đến thấp, giòng nước ngược sẽ được đặt từ trang 1 đến trang 5. Ngoài phần tin tức (trang 12), báo rất chú trọng sử dụng những bài thuộc thể loại điều tra, phóng sự (trang 4). Các nội dung về Thơ mới, truyện ngắn, vui cười được đặt vào giữa số báo, khoảng từ trang 5 đến trang 9. Từ trang 10 đến trang 11 sẽ là dành cho tiểu thuyết, từ trang 12 đến trang 14 là chuyên mục tin tức và những việc chính cần biết trong tuần lễ. Hai trang cuối cùng sẽ dành cho chuyên mục quảng cáo. Nội dung quảng cáo cịn được lồng ghép đóng khung dưới các chuyên mục khác và thường nằm ở lề dưới của trang. Các nội dung khác nhau khi được đặt lẫn với nhau trong cùng một trang sẽ được kẻ vạch và đóng khung để phân biệt rõ ràng các chuyên mục.

Trong cách trình bày, Phong Hóa khơng tham lam tận dụng hết tất cả phần giấy mà để ra những khoảng trống để tạo độ nghỉ cho người đọc, nhiều khi khoảng trống còn nhiều hơn phần chữ viết như trên số 65 ngày 22/9/1933.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)