Một trang trong của báo Phong Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 32 - 39)

Nguồn: Báo Phong Hóa, số 65, ngày 22/9/1933

Qua khảo sát và phân tích, hình thức của Phong Hóa được hiện ra trước mắt người đọc là hình thức của một tờ báo được trình bày đúng chuẩn mực và có phần tư duy hiện đại hơn so với nền cảnh chung. Trong từng giai đoạn, Phong Hóa lại có thêm những biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn, tiến bộ hơn để hấp dẫn người đọc và phục vụ thị hiếu thẩm mĩ ngày càng cao của cơng chúng. Sự biến đổi tích cực này như một lời khẳng định rằng tờ báo luôn quan tâm đến thị hiếu và thẩm mỹ của độc giả, khơng ngừng vận động và làm mới mình để tạo ra một sản phẩm báo chí thú vị

- Cách bố trí, tần suất xuất hiện của các chuyên mục

Mỗi chuyên mục thường có một tần suất xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng riêng khác nhau. Có chuyên mục dài kỳ cũng có chuyên mục chỉ tồn tại một thời gian ngắn.

Bảng 1.2: Thống kê các chuyên mục chính của tờ báo từ số 14 đến số 190

STT Các mảng nội dung chính Các tiểu mục Ngƣời phụ trách Nội dung 1 Thời sự - Dân sinh Từ nhỏ đến lớn - Bàn ngang Nguyễn Tường Long (Tứ Ly, Tứ Linh) Từ nhỏ đến nhớn: nói về việc;

Bàn ngang: nói ngược mà hiểu ra xi Người và việc - Từ cao đến thấp Nguyễn Tường Long (Tứ Ly) Bàn về người và việc

Vấn đề dân sinh Nhất Linh,

Nhị Linh

Những vấn đề về đời sống sinh hoạt của xã hội.

Bức tranh vân cẩu Việt Sinh Bức tranh về đời sống của

người xã hội đương thời Trước vành móng ngựa Tứ Ly Những thông tin về pháp luật Thế giới cũ – Mực tàu giấy bản

Nhị Linh Thế giới cũ trong con mắt

của Phong Hóa

Từ vựng hoạt kê Ngym, Đ Đ

Đạt, Song Thanh (ST)

Những từ ngữ mới mẻ phổ biến trong dân chúng

Hỏi bệnh Lê ta Kiến thức về y tế

2 Văn chương Truyện ngắn Trần Khánh Giư, Nhất Linh tức Nguyễn

Nội dung phong phú, đa dạng về tình u đơi lứa, đời sống xã hội,...

Tường Tam, Thạch Lam tức Nguyễn Tường Lân, Thế Lữ

Giòng nước ngược Tú Mỡ Thơ trào phúng

Truyện vui Thế Lữ, Việt

Sinh, Khái Hưng, Việt Bằng, Ngộ Không Những truyện ngắn khôi hài

Tiểu thuyết Khái Hưng,

Nhất Linh; Thế Lữ, Thạch Lam,...

Nội dung phong phú phản ánh đời sống tinh thần của xã hội ta lúc bấy giờ, nội dung về tình yêu đề cập nhiều trong các sáng tác

Phê bình văn học Phan Khơi,

Tường Bách, Trần Thanh Mại Đánh giá, nhận xét, phân tích, phê bình các tác phẩm văn học

Thơ mới Thế Lữ, Đoàn

Phú Tứ, Huy Thơng, Vũ Đình Liên, Nguyễn Văn Kiện; Lan Sơn, Tường Bách, Xuân Diệu Những tiếng lòng thổn thức nói lên xúc cảm của những cái tơi mới mẻ.

3 Báo chí Cuộc điểm báo Nhất Linh,

Nhị Linh, Ngộ Không, Lê ta

Chỉ ra những điều sai trái, lố bịch nhặt trong các báo (Nhị Linh tức Trần Khánh Giư

Phóng sự Tràng Khanh + Việt Sinh

Những cuộc tìm hiểu về mặt trái xã hội đương thời Những cuộc điều

tra phỏng vấn: Khơng tiền khống hậu

Tứ Ly Lên án một số người làm

quan, lên án chính quyền

Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô

Nguyễn Cát Tường (Lemur

Thời trang, làm đẹp, trang điểm cho phụ nữ

Lê ta làm báo Thế Lữ (Lê

ta)

Hành trình làm báo của 1 phóng viên

Những việc chính cần biết trong tuần lễ

Cả tịa soạn nhặt tin

Những tin tức thời sự trong tuần 4 Kịch nghệ Kịch Khái Hưng, Đoàn Phú Tứ, vi Huyền Đắc

Nội dung phong phú, tái hiện đời sống vào tác phẩm

5 Mỹ thuật – kiến trúc Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô Nguyễn Cát Tường (Lemur)

Thời trang, làm đẹp, trang điểm cho phụ nữ

Kiến trúc Tân Thiện,

Nguyễn Cao Luyện

Những kiểu cách thiết kế nhà ở từ thành thị đến nông thôn

Tranh biếm họa Đông Sơn, Gia

Trí,...

Tranh vẽ biếm họa các nhân vật như Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh,...

6 Khoa học Khoa học Văn lực, Văn

Hạc, Chàng Thứ 13

Những hiểu biết, phân tích về khoa học: từ thực vật, động vật đến sức khỏe, công nghệ,...

7 Phụ nữ Phụ nữ Thụy An,

Thúy Liễu, Thu Linh, cô Nhất Văn,

Những điều diễn ra trong đời sống vật chất và tinh thần của chị em đều được đề cập một cách khéo léo

Nguyễn Thị Lượng

(CTV), Bông cúc trắng (TN),...

8 Thể thao Thể thao Yo – Yo,

Trần Văn Dương

Tin tức thể thao trong nước và quốc tế

9 Âm nhạc Âm nhạc Đăng tải những bản lời

Việt nhạc Pháp cho độc giả học theo

10 Vui cười Vui cười Nhiều tác giả Những mẩu chuyện hài

hước, gây cười

11 Độc giả

viết

Độc giả viết Độc giả của

báo Phong Hóa

Đa dạng về nội dung

12 Quảng

cáo

Các nội dung quảng cáo sách mới, sản phẩm, hội chợ,...

Bảng 1.3: Bảng thống kê các chuyên mục chính của báo từ số 1 đến 13 NHỮNG CHUYÊN MỤC TRÊN PHONG HÓA TỪ SỐ 1-13

1 Bia Phong Hóa

2 Phụ nữ Viết về đời sống phụ nữ

3 Văn đàn Thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết,...

4 Thực hay hư Phản ánh đời sống chính trị và xã hội

5 Tin nước Nam và

tin thế giới

Tin tức thời sự trong và ngoài nước

6 Sử ký và địa dư Những vùng đất, con người trong lịch sử

Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát

Trên Phong Hóa, có nhiều chuyên mục đã làm nên tên tuổi và thương hiệu cho tờ báo với tần suất xuất hiện liên tục và xuyên suốt trên những chặng đường phát

triển. Những chuyên mục đó phải kể đến như: Từ nhỏ đến lớn, Từ cao tới thấp,

Giòng nước ngược, Thơ mới, tiểu thuyết, những hạt đậu dọn, những việc chính cần biết trong tuần lễ,... Chúng thường có một khoảng vị trí cố định và xuất hiện

ở những vị trí quen thuộc để tạo thành thói quen cho độc giả. Khi độc giả đã có thói quen thì gần như chun mục đó sẽ xuất hiện cố định trên trang báo đó. Đây là tính lâu dài, xun suốt và chặt chẽ mà tờ báo hướng tới nhằm đến gần hơn với độc giả.

Ngoài những chun mục đó, trên Phong Hóa cịn thấy có nhiều chuyên mục chỉ xuất hiện trong một giai đoạn để phù hợp với những cuộc cải cách, thay đổi của tờ báo. Các chuyên mục: cuộc điểm sách, cuộc điểm báo, từ vựng hoạt kê, Lê ta làm

báo, phụ nữ, kiến trúc, hỏi bệnh, Phong Hóa ở miền Nam,... là những chuyên mục

không xuất hiện từ đầu nhưng với sự hấp dẫn và tính chất nội dung gần gũi và thiết thực của mình, nó cũng đã làm cho độc giả bị thu hút và tạo được những hiệu ứng tích cực khơng ngờ.

1.4. Đội ngũ ngƣời làm báo

-Tổng quan về đội ngũ người làm báo

Để Phong Hóa sớm có chỗ đứng trong làng báo Việt, ngay khi vừa nắm tờ báo trong tay, Nguyễn Tường Tam đã rất chú trọng đến việc chiêu hiền đãi sĩ. Ngoài

mấy anh em trong nhà là Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Nguyễn Tường Bách, ông mời nhiều cây bút nổi tiếng, đang ăn khách thời bấy giờ về làm cho Phong Hóa như Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), sau có thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em Trần Khánh Giư), Thế Lữ. Nhiều người có bài cộng tác chặt chẽ, thường xuyên với Phong Hóa như Trọng Lang, Thanh Tịnh, Đồn Phú Tứ, Phạm Cao Củng, Lê Thạch Kỳ (Chàng thứ 13)…(xem thêm phụ lục 2)

Thông qua khảo sát trên 190 số báo với nhiều chuyên mục khác nhau, tác giả đã thống kê và rút ra được một số đặc điểm nổi bật trong đội ngũ làm báo Phong Hóa như sau:

Thứ nhất, những người làm báo Phong Hóa là những người trẻ, tiến bộ, độ

tuổi từ 25 đến 35. Phan Khôi là người nhiều tuổi nhất, sinh năm 1887; những người trẻ tuổi nhất trong tòa soạn lúc bấy giờ là: Nguyễn Tường Bách, Ngô Xuân Diệu, Phạm Huy Thông, Lưu Thị Yến (Thụy An) cùng sinh năm 1916.

Đây cũng là đặc điểm chung của bộ phận trí thức Tây học trong xã hội ta lúc bấy giờ. Trong cơ cấu độ tuổi của trí thức Tây học, do đặc điểm của nền giáo dục mà Pháp du nhập vào Việt Nam khá muộn (năm 1919 là mốc chấm dứt hoàn toàn nền Nho học ở Việt Nam) nên đến thập kỷ 30 - 40, khi hệ thống giáo dục ổn định và phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu đầu tư kinh tế và ổn định xã hội của Pháp thì độ tuổi trung bình của trí thức Tây học là từ 20-30 [63].

Chính đặc điểm này đã tác động khơng nhỏ đến phong cách làm báo của tịa soạn. Họ năng động, trẻ trung, say mê và nhiệt huyết với công việc, khơng ngại những khó khăn trước mắt để cùng nhau đưa Phong Hóa đi lên. Tịa soạn báo Phong Hóa là một tịa soạn vui vẻ, như Tú Mỡ đã kể lại rằng: tơi lại càng thấy các anh có

một sức làm việc ghê gớm, đáng phục: làm ngày, làm đêm, nhất là làm đêm, tốn khá nhiều cà phê, thuốc lá, làm việc đến rạc người, hom hem, xanh xám như Khái Hưng ai không biết cứ tưởng là “dân làng bẹp” [44].

Thứ hai, các nhà báo trong tịa soạn báo Phong Hóa đa số là người miền Bắc. Trong tổng số 100 tác giả được khảo sát thì có 37 tác giả rõ q qn. Trong đó Hà Nội là thành phố có số lượng tác giả tham gia viết bài cho Phong Hóa đơng đảo nhất với 38% trong số tác giả được biết rõ quê quán và 15% trong tổng số tác giả được

thống kê. Hải Dương là địa phương nhiều thứ hai, đứng sau Hà Nội. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là quê hương của anh em nhà họ Nguyễn Tường, những người tham gia trụ cột trong tòa soạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)