Lý Toét ra tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 71 - 72)

Nguồn: Báo Phong Hóa, số 48, ngày 26/5/1933

Đến Phong Hóa số 59, bức vẽ "Lý Toét ra tỉnh" thứ hai, do Đông Sơn vẽ, ký

tên chữ nho chiếm ngay trang bìa.Và sau đó, cũng tới lần đầu tiên của Xã Xệ. Xã Xệ xuất hiện trong tranh Bút Sơn vào ngày 16 tháng 3 năm 1934, trên báo Phong Hóa số 89 một cách trịnh trọng nhất bên cạnh Lý Toét trên trang bìa của báo.

Rịng rã từ năm 1932 tới năm 1936, qua hàng trăm số báo ra hàng tuần, tuần nào cũng có nhiều tranh cười Lý Toét và Xã Xệ, theo khảo sát có khoảng 1000 tấm vẽ tạo

hình những nhân vật nổi tiếng này [47]. Biết bao nhiêu vấn đề xã hội đã được nêu lên dưới cái danh những mẩu chuyện của Lý Toét và Xã Xệ. Tranh Lý Toét, Xã Xệ là những cuộc chạm trán giữa thứ văn hóa đã tồn tại đầu rêu phong của dân tộc với nền văn minh mới du nhập của phương Tây. Hình ảnh trào phúng của Lý Toét, Xã Xệ nối tiếp theo lối trào phúng qua các câu vè, trong ca dao truyền khẩu, khi mà nghề in chưa được thịnh hành. Nó mở đầu cho một loại hoạt kê mới mẻ khơng phải bằng thơ mà bằng hình ảnh hí hoạ. Đây chính là một sự sáng tạo đã làm nên điểm nhấn cho tờ Phong hóa mà mỗi khi nhắc đến nó người ta nghĩ ngay đến cụ Lý và cụ Xã.

Về phần quảng cáo: đây là phần để tờ báo kiếm tiền và nuôi sống những

chuyên mục khác. Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật vẽ quảng cáo của Phong Hóa thì phải xem bức tranh quảng cáo của kem phấn Tokalon trên báo Phong Hóa số 182 ngày 10/4/1936. Để độc giả thấy được tác dụng làm đẹp che khuyết điểm, tác giả đã vẽ hai khuôn mặt tương phản đặt cạnh nhau, một người da nhẵn mịn, một người da đầy vết nhăn. Hai khoảng sáng tối được đặt cạnh nhau đã đưa đến cho người xem thấy rõ một sự tương phản rõ ràng. Phía bên dưới là cơng dụng và địa chỉ để mua hộp kem phấn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)