Những mẫu ống tay áo và ống quần do Lemur vẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 85)

Cát Tường còn cho rằng phần chính và cốt yếu trong bộ y phục: “Nó là cái quần... cần được thay đổi lối cắt kiểu may: Từ cạp đến đầu gối nên thu hẹp bớt để vừa khít với thân hình, như thế những vẻ đẹp thiên nhiên của từng người mới lộ ra được. Còn từ đầu gối trở xuống đến chân, hai ống quần lại phải may rộng dần ra để khi đi đứng cái dáng điệu của các bạn được tăng thêm vẻ nhẹ nhàng” [66].

Ngồi ra ơng cịn cải tiến cả những cái áo yếm, y phục mặc ở nhà, trong phòng ngủ, khi dự tiệc, khi tắm biển và cho tới cả đơi giầy, đơi dép. Ơng cũng vẽ chung với Nhất Linh vài mẫu y phục trẻ con và phụ nữ miền quê. Lemur cũng khuyến khích phụ nữ nên tập thể thao bằng những mẫu áo thể thao. Lemur còn dạy phụ nữ cách trang điểm, từ đánh phấn đến kẻ mắt, kẻ mũi, đánh móng tay.

Trên số 101 (8/6/1934) có bài viết về việc làm đỏm của chị em của tác giả Cô Duyên đã viết rằng: "Chúng em soi gương đánh phấn, chúng em khoe làn môi tươi

thắm, liếc con mắt hữu tình, phải đâu là để chiều ý chúng em. Chúng em muốn chiều ý những ai ai kia... " [8].

Phụ nữ khơng chỉ có quẩn quanh bếp núc ruộng vườn và lầm lũi sau lũy tre làng mà phải biết làm đẹp và đi ra xã hội.

Phong Hóa khuyến khích mọi người tập luyện thể thao, các bài đăng về thể thao, tin thể thao được Yo Yo phụ trách đã đưa đến những kiến thức cơ bản về các môn thể thao cho người đọc, nhiều tranh ảnh đã chuyển tải thông điệp vui khỏe khi cùng nhau rèn luyện thể dục thể thao. Không những thế, những kiến thức về nhà ở, kiến trúc cũng được Phong Hóa mở rộng trên tờ báo của mình.

Phong Hóa mang tư tưởng cải cách lối sống của dân quê nhưng trên cơ sở tìm hiểu và tơn trọng họ, phải hiểu được tính cách và đặc điểm của họ để có thể làm được việc mình đang hướng tới. Đó là một thái độ bình dân, tơn trọng và luôn hướng tới mong muốn được cải cách lối sống cho người dân.

Sau tất cả những phê phán, những lên án, những câu chuyện đầy tính tiêu cực kia. Sau tất cả những bóng tối mờ đang bao phủ kia là một sự khao khát xã hội phát triển, thanh bình, tươi sáng và tốt đẹp hơn. Người dân ai ai cũng được hưởng niềm vui, hưởng sự tươi sáng chứ không chỉ là một lớp người. Cái ước mong đó đã được Nhất Linh nói ra bằng chính những tâm tư đầy chân thành của mình rằng:

"Ta vẫn từng mong ước cho dân quê được ở nhà cửa phong quang sạch sẽ,

cho dân quê cũng tin một cách tha thiết như ta. Bóng tối dần dần xóa nhịa những thơn xóm rải rác dưới đồng, xóa nhịa cái cảnh dân quê thảm - đạm, thêm giục người ta khao khát một cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp, rực rỡ hơn ngày hôm nay” [23].

Tiểu kết chƣơng 2

Thứ nhất, Phong Hóa đã góp phần đổi mới văn học Việt Nam những năm 30

của thế kỷ XX với những nội dung cơ bản là Thơ mới, thơ trào phúng và tiểu thuyết. Trên Phong Hóa, văn chương phát triển mạnh mẽ với rất nhiều điểm mới, mới từ nội dung đến hình thức. Giá trị của con người được khẳng định và đề cao, xã hội được nhìn nhận dưới nhiều góc độ; văn, thơ thốt khỏi những ràng buộc cũ để làm mới mình bằng nền tảng của lối viết cũ và tinh hoa của lối viết mới. Thơ mới trên Phong Hóa biểu thị đầy đủ đặc điểm và tính chất của một thời đại sơi nổi của thi ca. Các nhà báo Phong Hóa thể hiện rõ thái độ bênh vực và ủng hộ Thơ mới thông qua các bài tranh luận, các bài phân tích và phê bình của mình. Trên Giịng nước ngược, những bài thơ trào phúng của Tú Mỡ đã vận dụng sáng tạo các thể thơ ca của văn học trào phúng dân tộc đồng thời vận dụng thể thơ tự do 8 chữ, 7 chữ, sự tổ chức bài thơ theo kết cấu của lối kể chuyện, theo hình thức nghị luận như bài thơ mới trong các tác phẩm của mình đã hoàn thành được mục tiêu mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về bức tranh đời sống xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Với tiểu thuyết, điểm đổi mới sâu xa và căn bản nhất thể hiện trên Phong Hóa nói riêng và của nhóm Tự lực văn đồn nói chung chính là tinh thần ủng hộ và cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam, đó là tinh thần chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc cá nhân.

Thứ hai, các loại hình nghệ thuật thuật như hội họa, âm nhạc, kịch nghệ trên

Phong Hóa đã thể hiện rõ một thái độ tiếp nhận cái mới tích cực, tách rời chúng khỏi các yếu tố phong kiến, lạc hậu, tăng yếu tố hiện đại của phương Tây. Những tinh hoa trong nghệ thuật từ phương Tây đều được các tác giả vận dụng, thể hiện và đưa đến cho độc giả những tác phẩm hay, đẹp và mang nhiều ý nghĩa. Khơng khí nghệ thuật ở trong nước những năm 30 của thế kỷ XX cũng vì thế mà thêm nhiều màu sắc sinh động.

Thứ ba, trên Phong Hóa, người ta thấy cái cũ kỹ bị phê phán, cái mới mẻ được

cổ vũ và ủng hộ hết mình. Phong Hóa đã lên án những điều lạc hậu, lên án những bế tắc trong xã hội cũ mà chân dung của Lý Toét, Xã Xệ là hai đại diện tiêu biểu cho lối sống này. Những thói hư tật xấu từ quan đến dân, từ tư tưởng đến lối sống đều được Phong Hóa phơi bày và chỉ trích trên mặt báo của mình. Cũng trên Phong Hóa, những lối sống mới được đưa ra, phụ nữ được khuyến khích làm đẹp, người dân được khuyến khích học hành, tập luyện, quyền con người được đề cao. Từ trên Phong Hóa, người ta thấy được một cuộc đổi mới diễn ra rõ rệt, khuyến khích con người hướng tới một cuộc sống thoải mái hơn, tươi vui hơn và biết u bản thân mình hơn. Cũng từ đó, Phong Hóa đã cổ vũ người dân thốt khỏi những vịng kiềm tỏa của lễ giáo, thoát ra khỏi những cũ kỹ lạc hậu để hướng tới cuộc sống văn minh hơn, hiện đại hơn.

Chƣơng 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN 3.1. Một số nhận xét

1. Phong Hóa là một tờ báo lớn ở Việt Nam trước năm 1945 đã để lại nhiều dấu ấn lớn trong lịng bạn đọc

Phong Hóa là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Bên cạnh những Lục tỉnh tân văn, Đơng Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí,... Phong Hóa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ vào những năm 30 của thế kỷ XX, để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ cho độc giả và nhanh chóng trở thành một trong những tờ báo lớn trong xã hội đương thời.

Về tư tưởng, tờ báo luôn hướng đến những điều tiến bộ, luôn hướng tới sự đổi mới và phê phán những điều trì trệ mà xã hội đang còn tồn tại. Lối tư tưởng đổi mới, muốn chắt lọc văn minh phương Tây để phổ biến đến đời sống xã hội Việt Nam này khơng phải đến Phong Hóa mới có, tuy nhiên thể hiện rõ thái độ mạnh mẽ và rõ ràng thì đến Phong Hóa người ta mới thấy được một sự quyết liệt trong mọi vấn đề, nhất là những vấn đề gai góc của xã hội. Trước Phong Hóa, những gì Nam Phong viết ra đều được xem là hay, đều được xem là đúng, ý kiến của Nam Phong đưa ra luôn được tôn trọng và trong báo giới vẫn ngầm coi Nam Phong là một cây đại thụ. Tuy nhiên, tờ Phong Hóa khơng giống như tờ Nam Phong bởi tờ báo này có tính phá cách trong làng báo Việt Nam thời đó. Thậm chí tờ Nam Phong cịn là đối tượng cơng kích của tờ Phong Hóa. Điều đó được thể hiện ngay từ năm 1932, khi vừa mới ra đời, Phong Hóa đã mạnh dạn đánh thẳng vào chủ bút của tờ Nam Phong là Phạm Quỳnh, đánh cả vào cả đường lối, chủ trương về nghệ thuật mà nhóm Nam Phong bênh vực. Sự cơng kích tờ Nam Phong cho thấy sự bất đồng về quan điểm làm báo của của tờ Phong Hóa đối với tờ Nam Phong tạp chí. Phong Hóa như một luồng gió mới góp phần làm xáo trộn trật tự xã hội tưởng như đã đóng đinh trong lạc hậu và lễ giáo.

Về lượng xuất bản, Phong Hóa ra đời đã tạo nên cơn sốt trong làng báo Việt Nam lúc bấy giờ khi số lượng bản in phải tăng liên tục. Báo thường in 5000 bản

nhưng có những số phải in tới 1 vạn bản - một kỷ lục về phát hành lúc bấy giờ mà vẫn bán hết [51].

Phong Hóa tồn tại trong khoảng 5 năm và phát triển dựa trên những mục đích và phương hướng đã được định rõ ngay từ khi ra đời là "lấy trào phúng làm phương

pháp, tiếng cười làm vũ khí" [69]. Phong Hóa cịn có Tự lực văn đồn là cơ quan

nòng cốt để định hướng về văn chương, nghệ thuật và tư tưởng. Mọi nội dung trên báo đều đi theo một định hướng chung mà không phải tràn lan, tự phát theo suy diễn của mỗi cá nhân nhà báo.

Trong thời gian tồn tại và phát triển của mình, Phong Hóa cũng đã có những tư tưởng và bài viết mang nặng tính chất bài trừ. Phong Hóa tấn cơng vào tất cả những gì đi ngược lại với mình, từ trên văn đàn đến vấn đề tư tưởng trong dân sinh. Lúc đầu Phong Hóa bám chặt vào quần chúng để phê phán những quan lại, những hủ tục lỗi thời, lạc hậu kìm kẹp con người nhưng càng về sau Phong Hóa lại càng xa rời với mục đích ban đầu, có khi cịn cười nhạo cả những người dân nghèo mà trước đây họ bênh vực.

Trong một thời kỳ mà báo chí bị đặt trong vịng kiểm duyệt gắt gao nên ít có tờ báo nào có thể tồn tại được lâu dài nếu đối lập với chính quyền thực dân ở Đơng Dương. Phong Hóa với tư tưởng đổi mới, tiến bộ của mình đã thực sự chiếm được cảm tình của độc giả và trở thành một trong những tờ báo lớn ở nước ta những năm 30 của thế kỷ XX.

2. Phong Hóa có một kỹ thuật làm báo mới mẻ, khác biệt so với những tờ báo đi trước

Báo Phong Hóa ra đời năm 1932 và đổi mới từ số 14 ngay sau khi được Nguyễn Tường Tam tiếp nhận lại. Từ những số đầu tiên, Phong Hóa đã thể hiện rõ được sự mới mẻ, nhạy bén của mình. Ngay trên số 11 đến số 13, báo đã bắt đầu quảng cáo về một sự ra đời, một sự hoán đổi lớn rằng: "Một sự cải cách lớn của báo

Phong hóa", "Xin độc giả vững tâm chờ đợi: Phong Hóa tuần báo sẽ khơng phụ tấm lòng yêu mến của độc giả", "Một cuộc hốn cải lớn lao trên báo Phong hóa, một sự lạ trong làng báo!" [50].

Sau đó báo đã cho in nội dung quảng cáo về nội dung của tờ báo được cải cách: "Bàn một cách vui vẻ các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế. Nói rõ về

hiện tượng trong nước,... cần thiết..., hoạt động... vui vẻ... mãi mãi" [50].

Phải nói rằng, chỉ cần đọc nội dung quảng cáo và cách trình bày của Phong Hóa cũng sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của những người làm báo. Lần đầu tiên trong làng báo nước Nam có một tờ báo chủ trương bàn một cách vui vẻ về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế. Điều này khác hẳn với những chủ trương của các báo đi trước như Nam Phong tạp chí, Đơng Dương tạp chí hay Annam tạp chí.

Phong Hóa đã đưa ra một tinh thần mới trong phong cách làm báo, trong tinh thần và tổ chức tòa soạn theo chủ trương đổi mới, làm báo dựa vào hiện thực xã hội, quan tâm đến dư luận, thời sự và những điều đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Nhà báo không phải sống trong những cũ kỹ, trong những triết lý khó hiểu mà phải viết một cách dễ hiểu nhất, viết để tất cả mọi người đọc được đều hiểu được nội dung, hướng đến số đông theo lối viết báo của phương Tây.

Phong Hóa cũng khơng giống với kiểu tổ chức tòa soạn như các tờ báo khác đã làm là của riêng một người hoặc một hội. Người bỏ tiền ra nhận chức giám đốc tờ báo và thuê người về gọi là chủ bút và trợ bút. Cịn ở Phong Hóa, tờ báo là của chung những người viết báo, khơng có khoảng cách ông chủ và người làm công. Những người viết bài là những nhà văn, nhà báo độc lập, không phải theo một mệnh lệnh của đảng phái hay một nhà tư sản nào. Tiền làm ra sẽ chia đều đủ để sống và nếu có tiền lãi sẽ để thành của chung để dùng vào việc chung.

3. Phong Hóa đã lên án và đả kích thế hệ đi trước từ con người cá nhân đến tư tưởng và cả cơ quan ngôn luận đương thời của họ

Phong Hóa đã làm một cuộc cách mạng văn hóa để xơ đẩy những tàn dư đi trước. Văn học được xem là bộ mặt xã hội được phản ánh rõ nét từ năm 1913 đến năm 1932 trên các tờ báo và tạp chí bởi các nhà văn lúc bấy giờ chưa có thói quen viết sách, xuất bản sách mà chỉ có thói quen viết văn trên báo chí. Trong khoảng thời gian đó, Nam Phong tạp chí, Đơng Dương tạp chí giữ một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa lúc bấy giờ, tụ hội nhiều cây bút có tên tuổi lúc bấy giờ.

Vậy mà Phong Hóa ra đời đã đánh thẳng vào Nam Phong tạp chí và Đơng Dương tạp chí, mở chiến dịch khiêu khích và hạ bệ người lãnh đạo của hai tạp chí này, cụ thể là Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Trên Phong Hóa số 14, số ra đầu tiên thời kỳ đổi mới, Phong Hóa đã đặt vè để chế giễu 2 người chủ bút này trên bài Phong dao mới:

“Nam Phong có hai người tài,

Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh, Một sừ béo núng rung rinh,

Một sừ lểu đểu như hình cị hương. Không vốn liếng, chẳng ruộng nương,

Chỉ đem dư luận bán buôn làm giàu...” [40].

Không dừng lại ở đó, Phong Hóa cịn chế giễu cả Hồng Tăng Bí, Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà), Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố. Chẳng những cơng kích cá nhân các cây bút đi trước mà Phong Hóa cịn bới móc văn của họ.

Khơng chỉ lên án, chế giễu các cá nhân Phong Hóa cịn lấn sân sang đả kích nhiều cơ quan ngơn luận đương thời như Đơng Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Annam tạp chí đã ra đời từ rất lâu cho đến những tờ báo vừa mới ra đời như tạp chí văn học, Đơng Thanh tạp chí cũng đều bị châm chọc.

Phong Hóa lên án lý tưởng văn hóa của thế hệ trước. Đối với những người thuộc thế hệ cũ, Phong Hóa khơng chỉ bêu xấu về con người, về cơ quan ngôn luận của họ mà cịn chỉ trích, nhạo bán cả đường lối mà họ hướng tới.

Trong mục “Bàn ngang” trên Phong Hóa số 28 ra ngày 30/12/132, Tứ Ly đã có bài đả kích Nho giáo nặng nề với cái tên: “Tài phát minh của cụ Hoàng Tăng

Bí” với nội dung như sau:

“Cụ Hồng Tăng Bí mới tìm ra một thứ bệnh, cụ gọi là một bệnh chung của

bạn thiếu niên ngày nay! Cái bệnh ấy là cái bệnh q u tây học, cơng kích Nho giáo, khơng biết rằng dân tộc Việt Nam cịn đồn tụ được đến ngày nay, xã hội Việt Nam còn giữ trật tự đến thế này đều là nhờ cơng Nho giáo!

Cái bệnh ấy có khơng, khơng biết, chỉ biết rằng cụ bảng Hoàn cũng mắc bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)