Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ lệ các tác giả phân theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 41)

sĩ, 4 người có bằng cử nhân, 11 người có bằng cao đẳng, 6 người có bằng tú tài và 6 người thuộc bậc thành chung và có cả 1 người thuộc tầng lớp Nho sĩ.

Nền tảng tri thức của tập thể tịa soạn báo Phong Hóa rất vững vàng và có cơ sở để cho ra đời nhiều bài viết có chất lượng đến với độc giả.

Hình 1.12: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ lệ các tác giả phân theo trình độ học vấn trình độ học vấn 20% 37% 13% 20% 7% 3% Thành chung Cao đẳng Cử nhân Tú tài Tiến sĩ Nho sĩ

Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát Thứ năm là số lượng người viết hết sức đơng đảo, ngồi những cây viết chủ lực,

tòa soạn còn xây dựng một đội ngũ cộng tác viên hùng hậu, đón nhận cả những ngịi bút đến từ độc giả với mong muốn đem đến sự đa dạng và phong phú cho tờ báo cả ở nội dung và phong cách thể hiện. Phong Hóa cịn xây dựng riêng một chuyên mục

dành cho độc giả viết để mọi người cùng được bàn luận và trao đổi các vấn đề trong xã hội.

Thứ sáu là trên các lĩnh vực về khoa học, chuyên ngành đều có đội ngũ cộng

tác viên làm trong chuyên ngành đó cộng tác, phụ trách. Ví dụ như kiến trúc, nhạc, họa,...

Thứ bảy là trong đội ngũ báo Phong Hóa ta thấy có sự xuất hiện của những

người ở nền văn hóa cũ như Tản Đà - một người thuộc nền văn hóa cũ (dù trước đây Phong Hóa từng chỉ trích) chứng tỏ tịa soạn Phong Hóa là nơi ln phát triển mình trên ngun tắc tơn trọng cá nhân và tơn trọng người tài.

Với những đặc điểm rút ra ở trên, Phong Hóa thực sự là một gia đình hịa thuận và tiến bộ như lời kể của Tú Mỡ: "Tối thứ bảy, tôi đến họp với anh em. Cuộc

họp rất “gia đình.” Trên căn gác ấm cúng nhà số 80 đường Quan Thánh, chúng tôi quây quần, thân mật như hồi ở Ấp Thái Hà: ăn phở, phở của bác phở rong phố Quan Thánh rất ngon, đã khiến tôi làm bài thơ thú vị Phở đức tụng; uống cà phê của chị Khái Hưng pha tuyệt khéo; đốt thuốc lá khói um cả căn gác, mùa rét đốt lò sưởi, củi nổ lách tách, anh em ngồi chầu ngọn lửa ấm áp, tán chuyện thời sự, nảy ra đề tài viết bài cho số báo tới" [44].

- Nhóm Tự lực văn đồn

Tự Lực văn đồn là một nhóm nhà văn được thành lập năm 1933 ở Hà Nội và là nhóm bút chủ lực của tờ Phong Hóa. Nhóm gồm 7 thành viên chính thức, Nguyễn Tường Tam là Trưởng văn đồn và cũng là Giám đốc báo Phong Hóa.

“Tự lực văn đồn họp những người đồng chí trong văn giới; người trong đồn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sức giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những cơng cuộc có tính cách văn chương” [69].

Trong Tự Lực văn đồn, có đến 3 thành viên chính thức của nhóm là anh em ruột. “Đó là Nhất Linh (bút danh của Nguyễn Tường Tam); Hoàng Đạo (bút danh

của Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam (bút danh của Nguyễn Tường Lân). Ngoài 3 anh em họ Nguyễn Tường, cịn có: Trần Khánh Giư, Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ và Xn Diệu. Bên cạnh đó cịn có một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự Lực

văn đoàn như: Trần Tiêu (em trai Trần Khánh Giư), Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ” [1].

Những tác giả này tập hợp lại với nhau vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học, thơng qua văn học mà đóng góp cho xã hội và cùng chung sức nhau xã hội hóa hoạt động sáng tác của họ, chấp nhận sự cạnh tranh để sống còn bằng nghề văn của mình.Trụ sở chính của Tự lực văn đồn đặt ở nhà số 80 phố Quán Thánh, Hà Nội. Đây vừa là tịa soạn tờ báo Phong Hóa, Ngày nay, vừa là trụ sở nhà xuất bản Đời nay, cũng là nơi đặt nhà in (Xem thêm phụ lục 2).

Tự lực văn đồn khơng công bố tôn chỉ ngay từ khi mới thành lập, phải sau nửa năm trên báo Phong Hoá số 87 ngày 2/3/1934 người ta mới thấy 10 điều tơn chỉ của nhóm.

Theo Nguyễn Huệ Chi, qua 10 điều ấy, có thể thấy văn đồn đã đề ra 4 chủ trương lớn, đó là:

Về văn học: Nhắm tới 3 mục tiêu lớn:

1. Dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh.

2. Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng.

3. Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc.

Về xã hội: Đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lịng u nước trên cơ sở lấy

tầng lớp bình dân làm nền tảng.

Về tư tưởng: Vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự

trị trong xã hội

Về con người: Lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác [4, tr.1900].

Tự lực văn đoàn ngay từ buổi đầu thành lập đã hoàn toàn tự lực về mọi mặt: có nhà in riêng, có nhà phê bình, có hội đồng cơng nhận và trao giải thưởng cho các cuộc thi, các tác phẩm văn thơ tiêu biểu.

Hoạt động chủ yếu của Tự Lực văn đồn là viết văn, làm báo, in sách. Nhóm cịn mở rộng ra một số hoạt động xã hội như cứu tế, phát chẩn trong nạn lụt ở Lang Tài (Bắc Ninh), tổ chức chợ phiên ở đơ thị,... Các hoạt động văn hóa và xã hội, báo

chí và xuất bản của Tự Lực văn đồn được những người chủ trì của nhóm hướng theo chủ trương cải cách xã hội, vận động hiện đại hóa đời sống xứ sở, tuyên truyền cho văn minh, cho đơ thị hóa, Âu hóa. Nói cách khác, họ đấu tranh cho tiến bộ xã hội trong khuôn khổ các hoạt động hợp pháp dưới chế độ thực dân.

Không chỉ sáng tác văn học, Tự Lực văn đồn cịn trao các giải thưởng cho các nhà văn khơng thuộc nhóm. Giải thưởng Tự Lực văn đồn cứ 2 năm xét trao một lần, xét vào các năm lẻ là 1935, 1937, 1939. Giải thưởng này chỉ trao cho các tác giả không phải là thành viên của Tự lực văn đồn, vì vậy mà tính khách quan của giải thưởng được đánh giá cao.

Hình 1.13: Giấy khen cho một giải thƣởng của Tự lực văn đoàn

Nguồn: Tự Lực Văn Đoàn, con người và văn chương

Ngồi ra, Tự lực văn đồn cịn xuất bản sách với các tác phẩm của các tác giả ở cả trong và ngoài văn đồn.

Với Phong Hóa, Tự lực văn đồn thực sự là một phần khơng thể tách rời khi nói đến. Với những nhân tố nổi bật và những tôn chỉ đã đưa ra, Tự lực văn đoàn đã chèo lái và đưa Phong Hóa đến với độc giả bằng tất cả tâm huyết và khả năng của

mình. Phong Hóa được độc giả tin u và ủng hộ cũng minh chứng rằng, Tự lực văn đoàn đã từng một thời được tin cậy và ủng hộ. Hiểu về Tự lực văn đoàn để hiểu về tư duy, tính cách và khả năng trong hoạt động báo chí của đội ngũ người làm báo Phong Hóa.

- Những nhà báo tiêu biểu

Phong Hóa nổi bật và đọng lại trong độc giả bởi một lối viết riêng biệt và không lẫn với những tờ báo khác. Để làm được điều phải kể đến những cây bút nổi bật của tờ báo, họ đã lao động một cách hết sức nghiêm túc để tạo ra được những sản phẩm đặc sắc mang đậm tính thời sự.

Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)

Trước hết phải kể đến chủ bút Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) (1906-1963), một nhà văn, nhà báo, họa sĩ và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nguyễn Tường Tam là con thứ 3 trong gia đình họ Nguyễn Tường có 7 người con ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông được xem là linh hồn của tờ Phong Hóa và là người sáng lập ra Tự Lực Văn Đồn, chính ơng là người mạnh dạn nhận lấy tờ Phong Hóa lúc nó cịn thoi thóp để vực dậy và phát triển theo một cách mới mẻ, để biến nó trở thành một trong những tờ báo tiến bộ có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự văn hóa xã hội của Việt Nam đương thời. Đối với Phong Hóa, Nguyễn Tường Tam vừa đóng vai trị như một người cầm lái vừa đóng vai trị của người phụ thuyền đầy kiên trì và chịu khó.

Bút hiệu: Nhất Linh, Đông Sơn,

Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng Du, Tân Việt

Năm sinh/năm mất: 1906-1963 Quê quán: Cẩm Giàng - Hải

Dương

Học vấn: Cử nhân khoa học Chuyên môn:Chủ bút báo Phong

Trần Khánh Giư (Khái Hưng

Tác giả thứ hai đã góp phần làm nên tên tuổi của Phong Hóa chính là Trần Khánh Giư (Khái Hưng).

Là một trong những cây bút chính của Phong Hóa và nhóm Tự lực văn

đoàn. Tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng mang tên Hồn bướm mơ tiên (1933),

cũng là tiểu thuyết đầu tiên của Tự lực văn đoàn. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.

Tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được cơng diễn. Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. “Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...” [3, tr.152].

Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ)

Bút hiệu: Khái Hưng, KH, Nhị

Linh, Nhát Dao Cạo, Hàn Đãi Đậu, Bán Than.

Năm sinh/năm mất: 1896 – 1947 Quê quán: Vĩnh Bảo - Hải Dương Học vấn: Bằng Tú tài 1

Chuyên môn:Là cây bút chủ lực và

là thành viên sáng lập TLVĐ

Bút hiệu: Thứ Lễ, Lê Ta, Mười ba chàng Năm sinh/năm mất: 1907-1989

Quê quán: Hà Nội

Học vấn: Bằng thành chung

Chuyên môn:Tham gia viết bài trên

nhiều chuyên mục và là thành viên của nhóm TLVĐ

Cây bút thứ ba phải kể đến là Thế Lữ. Sau khi tờ Phong Hóa mới ra đời dưới bàn tay của Nguyễn Tường Tam (9 /1932), Thế Lữ đã gửi bài đến tòa soạn. Bài thơ đầu tiên của Thế Lữ trên Phong Hóa là “Con người vơ vẩn” đề tặng Trần Bình Lộc đăng vào số Tết năm 1933 .

“Đó là một kẻ khơng nơi trú ẩn/ Bốn phương trời xuôi ngược bấy lâu nay/ Tối ba mươi theo bước tới nơi đây/Giữa hoan lạc, riêng thấy mình trơ trọi [30].

Trên Phong Hóa, Thế Lữ được biết đến là một cây bút điển hình của Thơ mới với nhiều sáng tác đặc sắc, đặc biệt nhất trong đó là bài Nhớ rừng. Nhớ rừng của Thế Lữ thực chất là một tuyên ngôn của chủ nghĩa lãng mạn, khơng chấp nhận cái tầm thường, bó hẹp và chật chội trong những điều cũ kỹ, muốn được thốt ra ngồi mà vẫy vùng, và tung bay cảm xúc. Khi cả thi đàn đang bước vào cuộc tranh luận cực sôi nổi giữa mới - cũ, Thế Lữ lặng lẽ làm thơ và cho ra đời tập "Mấy vần thơ" vào năm 1935 như khẳng định sự thắng thế của Thơ mới.

Hồ Trong Hiếu (Tú Mỡ)

Nếu nhắc đến Phong Hóa mà khơng nhắc đến Tú Mỡ thì thật là một thiếu sót. Nhà thơ Tú Mỡ, tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Ông sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900, tại phố Hàng Hịm, quận Hồn Kiếm, Hà Nội trong một gia đình tiểu thủ cơng nghèo.

Với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ơng đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy. Con đường thơ của Tú Mỡ trở nên rực rỡ kể từ khi ông gặp gỡ Nguyễn Tường Tam lúc ông 32 tuổi. Lúc này năng khiếu thơ trào phúng của Tú Mỡ mới được phát hiện và ngay sau đấy ơng được mời tham gia Tự lực văn đồn. Sau một thời gian ngắn, Tú Mỡ được cử phụ trách mục Giịng nước ngược trên tờ Phong Hóa. Trong

Bút hiệu:Tú Mỡ

Năm sinh/năm mất: 1907-1989 Quê quán: Hà Nội

Học vấn: Bằng thành chung Chuyên môn: Làm thơ trào

phúng, phụ trách mục Giòng nước ngược và là thành viên của nhóm TLVĐ

thời gian làm ở báo Phong Hóa, ơng đã cho xuất bản cuốn sách “Giòng nước ngược”, tập 1 do Đời Nay xuất bản, 1934, tập 2 do Đời Nay xuất bản, 1941.

Vũ Ngọc Phan đã từng viết trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” rằng:

“...Cũng như Tản Đà và Trần Tuấn Khải, Tú Mỡ viết rất nhiều lối, nào phong dao, nào thù ứng, nào hát xẩm, nào văn tế, nào chầu văn... mà lối nào của ông cũng đều hay cả... Thơ Tú Mỡ thật là thơ có tính cách Việt Nam đặc biệt" [49, tr.793-794].

Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam)

Thạch Lam (1909-1942) là em ruột của Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam). Khi đỗ tú tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học và quyết định đi theo nghiệp làm báo của 2 anh trai là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Thạch Lam được gia nhập vào Tự lực văn đoàn rồi được phân cơng lo việc biên tập tuần báo Phong Hóa và tờ Ngày Nay. Đến tháng 2 năm 1935, thì ơng được giao làm chủ bút tờ Ngày nay.

Thạch Lam được biết đến là một cây viết khá kín đáo với một lối viết truyện thiên nhiều về miêu tả thế giới tâm lý tình cảm trong mỗi nhân vật. Trong tác phẩm của ơng có sự thâm trầm giản dị, nhẹ nhàng mà lại thấm thía đến tuyệt vời. Văn của ơng đi vào lịng người đọc một cách nhẹ nhàng, từ tốn, không vồn vã, ồn ào như cái xứ sở xã hội ở ngoài kia.

Đối với Thạch Lam, đọc văn, đọc báo của ông người ta thấy rõ một tấm lòng quê thật sâu xa. Nguyễn Tn gọi đó là: “(Ơng)… vừa sống vừa lắng nghe chung

quanh cùng là lắng nghe mình phản ứng trước mọi diễn biến, cả bên ngồi lẫn bên trong mình” [65, tr.353].

Bút hiệu: Thạch Lam, Việt Sinh,

Thiện Sĩ

Năm sinh/năm mất: 1906-1946 Quê quán: Cẩm Giàng - Hải Dương Học vấn: Tú tài 1

Chuyên môn:Họa sĩ, nhà văn; thành

Tiểu kết chƣơng 1

Thứ nhất, báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống

xã hội với các chức năng cụ thể, trong đó có chức năng thơng tin và phản biện xã hội. Trong báo chí có báo chí trào phúng với vũ khí là tiếng cười, đằng sau tiếng cười đó là những sự lên án, sự mỉa mai, sự xót xa trước thời cuộc. Bên cạnh đó, khái niệm về văn hóa, văn minh và tiếp biến văn hóa cũng đã được đề cập. Hai khái niệm văn hóa và văn minh gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhiều đất nước, vùng đất đã trải qua nhiều nền văn minh khác nhau nhưng bản sắc văn hóa là những giá trị xuyên suốt tạo nên văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong sự phát triển chung của nhân loại việc tiếp xúc, thích nghi với văn hóa khác từ bên ngồi xâm nhập vào như một hiện tượng văn hóa phổ biến.

Thứ hai, báo Phong Hóa ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam bị phân chia

thành nhiều tầng lớp. Đời sống nhân dân chìm trong khó khăn, hủ tục phong kiến đeo bám, lễ giáo phong kiến với sự tồn tại hàng nghìn năm của Nho giáo vẫn đè nặng lên đời sống văn hóa của nhân dân. Người Việt vẫn khư khư giữ tính cách truyền thống theo kiểu “trọng tình hơn trọng lý”.Trong khi đó, những luồng gió văn hóa từ phương Tây đang thổi sang khiến cả xã hội đứng giữa những sự lựa chọn hoặc là đổi mới hoặc là giữ nguyên. Trong bối cảnh đó, bức tranh báo chí nước ta đầu thế kỷ XX cũng được phác hoạ lại với sự ra đời của hàng trăm tờ báo lớn nhỏ. Đáng chú ý là những tờ báo tiến bộ như Đăng Cổ tùng báo, Chng rè, Đơng Tây, Phong Hóa,.... Những tờ báo này đã mang tư tưởng duy tân và truyền bá những nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)