Bìa tập thơ "Mấy vần thơ" do Trần Bình Lộc vẽ 1935

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 56 - 58)

Nguồn: Báo Phong Hóa, năm 1935

Đúng như bút danh người khách đi qua trần thế, Thế Lữ được xem là người đầu tiên đề xướng con đường thoát ly bằng nghệ thuật, công khai tuyên bố chỉ đi

tìm cái đẹp. Đến năm 1932 thì hàng loạt thi sĩ mang vào thơ những thay đổi cả vể nội dung lẫn hình thức.

Năm 1935, trên số 158, Xuân Diệu gửi cho báo Phong Hóa bài thơ đầu tiên với tiêu đề: Với bàn tay ấy.

“Một tối vịm trời chẳng gợn mây Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy

Thế Lữ đã chữa lại:

Một tối bầu trời đắm sắc mây” [5].

Câu thơ tinh tế của Thế Lữ đã khiến cho Xuân Diệu phục mãi đến tận sau này. Hoài Thanh đánh giá rằng: "Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao

đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam” [61, tr.50]. “Người ta khơng thể khơng nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này...Thế Lữ ít khi ghép những lời xuông, khi nào viết là cũng có chuyện gì để nói” [61, tr.43]. Chuyện của Thế Lữ thường là chuyện tưởng tượng: chuyện tâm sự của con hổ trong vườn bách thú; chuyện chàng nghệ sĩ; chuyện lẩn thẩn,...nghĩa là có sườn để khiến cho bài thơ được ngăn nắp và trong sáng.

Với Thế Lữ, Vũ Ngọc Phan đã cho rằng: "Ái tình tạo vật, rồi sầu man mác, đó

là những nguồn hứng không cùng ở ông” [49, tr.749].

Thế Lữ khơng đi hết cuộc đời nghệ thuật của mình với thơ như những lớp đàn em mà ông đã giới thiệu để xuất hiện trong làng Thơ mới, tuy nhiên Thế Lữ vẫn luôn được biết đến như một người cách tân số một của thơ Việt Nam thế kỷ XX, dùng diễn đàn báo Phong Hóa để khai phá, tìm tịi và mở rộng đường đi cho một lối thơ mới đang trên đường đến gần hơn với độc giả.

Sự xuất hiện của Xuân Diệu trên Phong Hóa như một hiện tượng làm mê hoặc người đọc với “những nguồn hứng mới: yêu đương và tuổi xuân dù lúc vui hay lúc

buồn, cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thía" [49, tr.775]. Những bài thơ tràn ngập tình yêu tuổi trẻ chưa bao giờ say đắm đến thế, những rung động tinh tế rất riêng cuả thi sĩ, viết ra bằng những văn thơ xô lệch cả ngôn ngữ, những tiếng thơ lạ lùng mới tinh đó làm xơn xao tâm hồn người đọc, ngơ ngẩn cả làng thơ ... Trong bài thơ "Nụ cười xuân" đăng trên số 182 của Phong Hóa, ta bắt gặp một

hẹn đến - giữa xuân tươi/Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy/Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười" [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo phong hóa với vấn đề đổi mới văn hóa việt nam từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)