90% 1% 6% 1% 2% Nông dân Công nhân Địa chủ Tư sản Tiểu tư sản
Nguồn: Tác giả rút ra theo sách Tri thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây [45]
Ngay từ những số đầu tiên, Phong Hóa đã thổi một luồng gió mới đầy sinh khí vào lịng bạn đọc, được đơng đảo nhân dân khắp 3 kỳ hoan nghênh, ủng hộ. Với Phong Hóa, địa hạt độc giả mà tịa soạn hướng đến được định hình rõ ràng: Là những người có đủ trình độ văn hóa và hiểu biết để có thể tiếp nhận được thơng tin, là những người quan tâm đến thời cuộc và các vấn đề về văn hóa, xã hội đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình, có hiểu biết và yêu thích văn chương, nghệ thuật
Giai cấp tiểu tư sản được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, cơng chức, tiểu thương, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép. Đây là tầng lớp có trình độ văn hóa cao và có điểu kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng văn hố tiến bộ bên ngồi nhiều hơn. Đến thập kỷ 30 của thế kỷ XX, tầng lớp trí thức Tây học xuất hiện.
Trước năm 1945 tầng lớp tiểu tư sản ở nước ta có khoảng 1 triệu người bao gồm trí thức, học sinh, viên chức và một bộ phận thị dân, tỷ lệ dân số thành thị của
Việt Nam năm 1930 chiếm 7,4%. “Năm học 1929 – 1930 có 434.335 học sinh và
551 sinh viên và cịn có hàng nghìn học sinh trường chuyên nghiệp, kĩ nghệ thực hành. Năm học 1929 – 1930, riêng Bắc Kì có 900 học sinh chun nghiệp và học nghề. Năm 1930, số giáo viên các cấp có 12.000 người” [63]. Đây là tầng lớp tạo
nên động lực chính cho sự biến chuyển văn hóa ở nước ta, trong đó có báo chí. Xét trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ thì giai cấp tiểu tư sản chính là địa hạt độc giả mà Phong Hóa định hình hướng tới. Trong khoảng thời gian tồn tại (1932-1936), chính độc giả là động lực cho tờ báo phát triển, khơng chỉ bó hẹp trong một địa bàn Bắc Kỳ mà báo còn lan tỏa khắp 3 kỳ, chiếm được sự tin yêu của độc giả. Họ truyền tai nhau về sự thích thú khi đọc Phong Hóa và dẫn tới việc “mặc
dù giá bán khá cao so với những tờ báo cùng thời (7 xu), nhưng Phong Hóa liên tục phải tăng lượng in. Báo thường in 5000 nhưng có những số phải in tới 1 vạn bản (kỉ lục lúc bấy giờ) mà vẫn bán hết” [51].
Phong Hóa khơng xa vời, cao siêu trong nội dung truyền tải. Phong Hóa mang đến cho bạn đọc một hơi thở mới, gần gũi hơn với đời sống thường nhật của tầng lớp bình dân. Trong làng báo kể từ khi Phong Hóa ra đời đã hình thành nên một lối viết mới, viết để quần chúng xem và sống nhờ độc giả. Và có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà Phong Hóa đã được đón nhận một cách nồng hậu và nhiệt tình.
1.3. Cấu trúc của báo Phong Hóa - Ma–két tờ báo - Ma–két tờ báo
“Ma–két là bản mẫu chỉ dẫn cho một ấn phẩm dự kiến về phương diện hình thức của nó: bố cục, chất liệu, màu sắc, kích cỡ...” [13, tr.259].
Phong Hóa được dàn trang và trình bày khá dễ hiểu với nhiều chuyên mục khác nhau. Tiến hành khảo sát, dễ nhận thấy trong mỗi giai đoạn, ma két trên Phong Hóa lại có sự thay đổi.
Trong giai đoạn đầu khi Nguyễn Tường Tam mới tiếp nhận và đổi mới, trên trang nhất chỉ đa phần là nội dung dân sinh. Hình thức được bố trí với phần chữ viết chiếm gần hết diện tích, chỉ có một vài hình ảnh rất bé để minh họa kèm theo. Thi thoảng cũng xuất hiện thêm một tranh vẽ nằm ở bên góc trái hoặc ở giữa trang báo nhưng những bài báo được trình bày như vậy không nhiều.
Phần măng sét của trang nhất chứa những nội dung như: năm thứ của số báo, số báo, số trang, giá tiền, ngày tháng năm ra báo, tên tờ báo, tên chủ bút và chủ tòa soạn, địa chỉ tòa soạn. "Măng sét thường được in đậm hơn và phân tách bằng một
đường phi lê đậm" [13, tr. 269]. Phía dưới là phần nội dung bằng chữ viết của một
bài báo viết về vấn đề dân sinh.