Lĩnh vực ƣơm tạo của startup đang sử dụng dịch vụ của cơ sở ƣơm tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp (Trang 55 - 57)

ƣơm tạo (N = 215)

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Điển hình nhƣ: Trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung, một trong số các ƣơm tạo đang hoạt động hiệu quả đã có doanh số tăng nhanh từ gần 350 triệu đồng năm 2008 lên hơn 2 tỷ đồng năm 2012. Một số sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp thuộc SBI đang đƣợc đánh giá cao nhƣ: phần mềm quản lý ô tô, phần mềm Smart-SMS, phần mềm E-branding, E-learning, phần mềm quản lý chuỗi shop thời trang ...

Theo Báo cáo thƣờng niên về tình hình đầu tƣ khởi nghiệp của Topica Founder Institute, năm 2018 có 92 thƣơng vụ nhận đƣợc vốn đầu tƣ lên đến 889 triệu USD. Báo cáo cũng chỉ ra các lĩnh vực đƣợc doanh nghiệp khởi nghiệp quan tâm và có tỷ lệ gọi vốn thành cơng nhiều nhất là Fintech (cơng nghệ tài chính), E-commerce (thƣơng mại điện tử), TravelTech (công nghệ du lịch), Logistics và Edtech (công nghệ giáo dục) [Topica Founder Institute, 2018]. Đây đều là những mảng mới mẻ ở Việt Nam, nếu so sánh với các thị trƣờng nhƣ ASEAN, Trung Quốc hay Singapore thì thị trƣờng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn rất nhiều mảng trong các lĩnh vực này chƣa đƣợc khai thác.

Theo báo cáo của quỹ đầu từ CyberAgent năm 2014, thị trƣờng khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn đứng trong top 3 thị trƣờng khởi nghiệp phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á, cùng với Thái Lan và Indonexia. Điều này có thể lý giải bởi:

Thứ nhất, Việt Nam hiện có số lƣợng sinh viên du học tại Mỹ lớn hơn nhiều quốc gia khác tại Đông Nam Á2. Những học sinh này cùng với cộng đồng ngƣời Việt tại thung lũng Silicon và nhiều trung tâm cơng nghệ khác sẽ có cơ hội kết hợp cùng nhau để tạo nên những sản phẩm công nghệ mới. Sau khi họ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài và quay trở về Việt Nam bắt đầu sự nghiệp thì họ sẽ hiểu đƣợc xu hƣớng phát triển và nhu cầu của thị trƣờng quốc tế và từ đó áp dụng kinh nghiệm vào nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, tại Việt Nam, chƣa bao giờ thị trƣờng Startup lại sôi động và đƣợc chú

ý nhƣ thời điểm hiện tại. Mỗi năm có hàng chục hội thảo, chƣơng trình giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm cho các công ty khởi nghiệp và các bạn trẻ muốn tham gia thị trƣờng khởi nghiệp nhƣ: Techfest, "Ngày hội Khởi nghiệp" cuộc thi “Ý tƣởng khởi nghiệp”. Điều này cho thấy cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bƣớc khởi sắc.

Thứ ba, các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, những ông lớn trong các

thƣơng vụ đầu tƣ mạo hiểm, mua bán sát nhập Startup trên thế giới nhƣ Samsung, Nokia, Rocket Internet, Microsoft..., đã và đang thành công trong việc xâm nhập vào một thị trƣờng khó tính nhƣ Việt Nam và từ đó tạo ra một mạng lƣới quan hệ tiềm năng cho các Startup Việt.

Tóm lại, xét về khả năng cạnh tranh, nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ khả năng phát triển trong tƣơng lai thì các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cũng nhƣ cơ hội để khai thác. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách cũng nhƣ chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tuy nhiên Việt Nam vẫn cần có nhiều thay đổi lớn, tích cực để có thể tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp.

2.2. Thực trạng sử dụng các dịch vụ ƣơm tạo của thanh niên khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay Nam hiện nay

2.2.1. Đối tượng đang sử dụng dịch vụ tại cơ sở ươm tạo

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2016 các cơ sở ƣơm tạo đang hoạt động ở Việt Nam chủ yếu là các tổ chức cơng lập và trong đó có 41,0% hình thành trong các trƣờng đại học, viện nghiên cứu. Rõ ràng, khi thành lập các cơ sở ƣơm tạo trong trƣờng đại học và viện nghiên cứu, mục đích cụ thể là để tận dụng nguồn lực khởi nghiệp dồi dào trong sinh viên và các giảng viên, bởi các trƣờng đại học luôn là nguồn cung cấp dồi dào các ý tƣởng, tri thức, và công nghệ phục vụ cho các ngành công nghiệp và nhu cầu xã hội, lại là nơi sẵn có các nguồn lực về con ngƣời, trang thiết bị, không gian làm việc, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)