6. Cấu trúc của luận văn
3.3 Một số khuyến nghị cho ASEAN
3.3.2 Đối với các cơ chế hợp tác trong khu vực
- Điều chỉnh lại nguyên tắc và nội dung hợp tác của các cơ chế
Trong bối cảnh những thách thức an ninh gia tăng đe dọa tới nền hịa bình của tồn khu vực như hiện nay, ASEAN cần có sự điều chỉnh linh hoạt hơn trong các cơ chế của mình.Trong khi ASEAN chỉ gồm các nước vừa và nhỏ, thì các cơ chế của ASEAN bao gồm số thành viên lớn hơn rất nhiều, do đó ASEAN khơng thể áp dụng một cách cứng nhắc các nguyên tắc của mình cho nội dung hợp tác và hành động của các cơ chế.ASEAN cần mạnh dạn và dứt khoát hơn trong khi bàn bạc và đưa ra giải pháp cho các vấn đề an ninh chung, nhất là về các vấn đề nhạy cảm. Để phát triển được như những kỳ vọng ban đầu được đưa ra, các cơ chế của ASEAN phải tăng được tính ràng buộc hơn nữa, giải quyết được mối bất hòa giữa các bên và tránh bị chi phối bởi các nước lớn.
Để tiếp tục giữ vững được vai trị trung tâm của mình, ASEAN cũng cần phải tích cực củng cố thêm mối quan hệ tốt đẹp với các nước thành viên. Đặc biệt, trong mối quan hệ nước lớn, khơng nên có xu hướng nghiêng về bên nào mà cần phải tranh thủ, giữ chân các nước để tạo thêm sức hấp dẫn của các cơ chế.Như thế ASEAN cũng sẽ càng chứng tỏ được bản chất “người vơ tư” và “thiện chí” của mình trong các hợp tác đa phương.
- Nhấn mạnh cơ chế đối thoại “ASEAN +” trong hợp tác
Việc nhấn mạnh cơ chế đối thoại “ASEAN +” trong hợp tác có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp ASEAN giữ vai trò trung tâm trong khu vực.Cơ chế này giúp các nước đối thoại chấp nhận các quy tắc do ASEAN đặt ra, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của ASEAN. Đây cũng là công cụ hữu hiệu giúp ASEAN thực thi chiến lược cân bằng nước lớn, không để bị cuốn theo cuộc chạy đua và cạnh tranh ảnh hưởng giữa họ, đánh mất vai trò của mình. Cơ chế hợp tác lấy ASEAN làm trung tâm khơng chỉ giúp ASEAN thể chế hóa việc trao đổi lợi ích với các nước mà còn trao cho ASEAN một loại quyền lực mạng tính chức
năng44 .
Do vậy, ASEAN cần tiếp tục phát huy hình thức hợp tác “ASEAN +” để thực hiện chiến lược cân bằng nước lớn và nâng cao khả năng “mặc cả” của ASEAN trong khu vực. ASEAN luôn phải nêu cao tinh thần “cộng đồng ngoại giao” của cả 10 nhà lãnh đạo ASEAN, phát huy tình đồn kết và trí tuệ tập thể để tạo nên sức mạnh chung. Ngoài ra, ASEAN cũng nên vận dụng cơ chế này để tích cực hội nhập sâu rộng hơn nữa, một mặt giúp ASEAN nắm vững tồn bộ các tiến trình hợp tác trong khu vực, tránh rơi vào thế bị động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các tiến trình do ASEAN tạo ra.
- Đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN
Gần 20 năm là thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có nhiều đóng góp cho Hiệp hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hòa bình, hợp tác khu vực sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam ln duy trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, ưu tiên cao cho quan hệ hợp tác khu vực trên cả phương diện song phương và đa phương. Việc ASEAN gia nhập ASEAN năm 1995 và giới thiệu Campuchia, Lào, Myanmar cho ASEAN đã biến ý tưởng mở rộng ASEAN -10 trở thành hiện thực. Năm 1998, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN- 6. Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2000- 2001 và đảm nhiệm thành cơng vai trị chủ tịch ASEAN năm 2010 với sáng kiến “Hướng tới Cộng đồng ASEAN- từ tầm nhìn đến hành
động”.
Trong tiến trình phát triển an ninh chính trị của ASEAN, Việt Nam đã có tích cực trong việc soạn thảo DOC (2002), Tun bố Hịa hợp Bali 2 (2003), góp phần xây dựng Bản Hiến chương ASEAN (2007), tích cực xúc tiến hợp tác APT, EAS và ADMM+. Trong vấn đề xung đột Biển Đông mà với tư cách là một bên trực tiếp liên quan, Việt Nam đã cũng các gia Đông Nam Á kiên quyết bảo vệ
44 Trần Thị Bảo Hương, Biện pháp củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực Đông Á trong bối cảnh hình thành Hiệp định TPP, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4, 12/2014, tr 179.
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình thơng qua DOC và Cơng ước luật biển năm 1982.
Đối với quá trình tham gia xây dựng và AC, Việt Nam là thành viên tham gia đầy đủ, tích cực vào các Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và các hội nghị liên quan khác về AC và các trụ cột. Đặc biệt với APSC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào hồn thiện Chương trình hành động về ASC và đăng cai tổ chức Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM). Trong các cơ chế an ninh của ASEAN như ARF, ADMM+, Việt Nam ủng hộ và kiên trì thực hiện các nguyên tắc hoạt động như đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Cũng thông qua các cơ chế này, Việt Nam tỏ rõ sự chủ động cùng với các nước thành viên tìm kiếm các phương thức hợp tác thích hợp, tăng cường xây dựng lòng tin, ngăn chặn xung đột, giảm thiểu các thách thức an ninh phi truyền thống,… nhằm tạo nên môi trường an ninh, ổn định ở khu vực cũng như thế giới.
Đối với Việt Nam, ASEAN cũng là một đối tác quan trọng, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất nước, trong đó có vấn đề về mở rộng hợp tác quốc tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Đối với vấn đề mở rộng hợp tác, ASEAN tạo điều kiện để cho Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế một cách sâu rộng. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam nâng cao được vị thế và uy tín của mình trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Đặc biệt, từ khi là thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã xóa bỏ được sự nghi ngại từ cộng đồng quốc tế trước đó liên quan đến vấn đề Campuchia. ASEAN là môi trường để Việt Nam thể hiện bản sắc đối ngoại của mình. Việt Nam cũng mạnh dạn đề ra quan điểm của mình để góp phần giải quyết các vấn đề chia rẽ, chênh lệch phát triển, mâu thuẫn, xung đột,.. hiện đang tồn tại trong khu vực, qua đó được các nước ASEAN cơng nhận và đánh giá cao. Thơng qua, ASEAN cũng có cơ hội để tiếp xúc và giao lưu với nhiều đối tác khác nhau trên thế giới, tạo tiền đề cho thúc đẩy hợp tác song phương.
quan trọng cho Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam đang chịu sự ảnh hưởng giữa cuộc cạnh tranh các nước lớn mà cụ thể ở đây là Mỹ và Trung Quốc, cùng với đó là căng thẳng xung đột gia tăng ở Biển Đơng với Trung Quốc. Tình hình này đặt ra yêu cầu Việt Nam phải lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp để đảm bảo mơi trường hịa bình, ổn định trong nước cũng như giữ vững chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Chúng ta biết rằng, trong cuộc chơi của các nước lớn việc xoay hẳn về bên nào cho chúng ta cũng là mạo hiểm và có nguy cơ đánh mất chế độ, hoặc chủ quyền của mình. Trong khi đó, ASEAN là tổ chức mà nước ta là thành viên và có quan hệ tốt đẹp, các nước thành viên bao gồm các nước độc lập, bình đẳng về vị thế và quyền lợi, ASEAN lại đang ngày có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế và ASEAN khơng địi hỏi chúng ta phải hi sinh quyền lợi hay đánh đổi một thứ gì khác. Riêng đối vấn đề Biển Đông, ASEAN hiện nay đang là một kênh quan trọng của Việt Nam để tiến hành đàm phán đa phương với Trung Quốc, tiến đến ký kết COC và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN vẫn còn một số rào cản về chế độ chính trị và lợi ích riêng của các bên. Muốn cải thiện tình hình này, Việt Nam nên tiếp tục phát huy vai trị chủ động và tích cực hơn nữa cho q trình phát triển của ASEAN. Trước mắt, Việt Nam hãy cùng ASEAN xây dựng tiến trình hoạt động hiệu quả cho Cộng đồng ASEAN, tăng cường tình đồn kết, hữu nghị với các nước thành viên. Việt Nam cũng phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế để thu hẹp khoảng cách với các nước ASEAN- 6 cũng như hoàn thiện cơ chế pháp luật, giải quyết tốt những bất ổn về chủ quyền lãnh thổ để trở thành một thành viên có uy tín và tầm quan trọng đối với khu vực.
Tiểu kết chƣơng 3
Có thể thấy ASEAN vừa có được nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp phải rất nhiều thách thức đối với việc duy trì và tăng cường vai trị của mình trong hợp tác an ninh Đông Á. Những cơ hội và thách thức này xuất phát từ cả bên trong nội bộ ASEAN lẫn các yếu tố từ mơi trường bên ngồi khu vực. Các yếu tố như phương thức hoạt động của ASEAN, môi trường an ninh khu vực, sự can dự của các nước lớn, … đều có tác động hai mặt đến vai trò của ASEAN ở Đơng Á. Tuy nhiên có thể thấy rằng những thách thức xuất phát từ bên trong nội bộ ASEAN mới là vấn đề chính mà ASEAN cần phải giải quyết được. ASEAN muốn duy trì vai trị trung tâm của mình trong khu vực trước hết phải củng cố được sự đoàn kết trong nội khối, phát huy sức mạnh tổng thể để có được tiếng nói và uy tín trên trường quốc tế. Những vướng mắc trong nguyên tắc hoạt động cần nhanh chóng được điều chỉnh để có thể đưa ra các quyết định hay hành động một cách hiệu quả. Một khi ASEAN trở thành một Cộng đồng vững chắc, các nước thành viên sẽ tránh được nguy cơ bị các nước lớn bên ngồi lơi kéo, chia rẽ, từ đó sẽ giải quyết được các thách thức đến từ bên ngoài khu vực.
Vị trí và vai trị của ASEAN trong hợp tác an ninh Đông Á trong tương lai như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách ASEAN xử lý và vượt qua các thách thức đang phải đối mặt hiện nay. Do vậy, ASEAN cần phải tiếp tục tận dụng tốt những điều kiện sẵn có trong và ngồi Khối, đồng thời nỗ lực đề ra và thực hiện các biện pháp để vượt qua các thách thức hiện tại. Nếu có chính sách phù hợp, ASEAN vẫn có thể chuyển những thách thức thành cơ hội cho sự phát triển.
Trong việc góp phần cho sự phát triển vững mạnh của ASEAN, Việt Nam ln là một thành viên tích cực, tham gia đầy đủ vào các hoạt động, cơ chế của Cộng đồng này. Cũng như các thành viên khác của ASEAN, Việt Nam cũng nên và cần phải chủ động đóng góp nhiều hơn nữa cho Hiệp hội, bởi những thành tựu mà ASEAN có được có tác động tích cực tới Việt Nam trên nhiều phương
diện và những thách thức ASEAN đang gặp phải cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới các vấn đề của đất nước.
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập năm 1967 cho đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ASEAN chỉ là một Hiệp hội bao gồm các nước nhỏ, khơng có nhiều hoạt động và tiếng nói trên trường quốc tế khá hạn chế. Tuy nhiên, khi bối cảnh thế giới và khu vực đã có nhiều biến động, xuất hiện các xu hướng mới thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh đã tạo ra động lực để thúc đẩy hình thành nên vai trị của ASEAN trong nền an ninh Đông Á. ASEAN đã thay đổi tư duy chiến lược của mình , từng bước vươn ra bên ngoài và tạo ra nhiều thành tựu nổi bật trong nền an ninh khu vực.
Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau, ASEAN đã có những bước tiến vượt bậc, thể hiện sự ngày càng trưởng thành và lớn mạnh hơn. Sau 50 năm, ASEAN đã dần khẳng định được vai trị của mình trong việc đảm bảo mơi trường hịa bình, ổn định cho khu vực Đơng Á. Từ năm 1991 đến 2015 là một chặng đường dài, là q trình ASEAN đã có nhiều thay đổi về tư duy và hành động từ đó tạo ra những vai trò quan trọng của tổ chức này đối với hợp tác an ninh khu vực. Trong giai đoạn 1991 – 1999, SEAN đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng cơ chế đối thoại và xây dựng lịng tin về an ninh ở Đơng Á trong bối cảnh khu vực vẫn chưa thể hình thành nên một cơ chế hợp tác an ninh đa phương nào, sự nghi ngại giữa các nước vẫn còn quá lớn. ASEAN là người tiên phong thành lập những diễn đàn hợp tác đầu tiên trong khu vực, trước hết là ARF (1994) và sau đó là khn khổ hợp tác ASEAN + 3 (1997), gắn kết các nước thành viên, đưa các nước lớn vào một “sân chơi chung”, nơi có thể đối thoại và bước đầu xây dựng lịng tin lẫn nhau, đóng góp cho việc xây dựng mơi trường hịa bình, ổn định trong Đơng Á. Giai đoạn 2000- 2008, nền an ninh của khu vực cũng như thế giới phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của các vấn đề an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Song song với tình hình bất ổn
đó là sự chạy đua tranh giành tầm ảnh hưởng của các cường quốc ở khu vực Đông Á, chi phối và đe dọa đến môi trường ổn định của khu vực. ASEAN đã tích cực và chủ động củng cố các cơ chế an ninh trong khu vực do mình lãnh đạo (ARF, EAS) nhằm nỗ lực giải quyết và góp phần ngăn chặn các vấn đề an ninh khu vực. Giai đoạn 2009 - 2015, ASEAN đóng vai trị trung tâm trong cấu trúc khu vực Đông Á, đảm bảo mơi trường hịa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực bằng việc củng cố các cơ chế hiện có, xây dựng thêm ADMM+ và hình thành Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN.
ASEAN đã đóng góp một phần rất lớn trong việc đảm bảo mơi trường hịa bình, ổn định cho khu vực qua việc tạo dựng lòng tin và liên kết các quốc gia, cân bằng sự cạnh tranh giữa các nước lớn, giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và xung đột,...
Có nhiều điều kiện xuất phát từ cả bên trong lẫn bên ngoài khối giúp ASEAN nắm giữ và phát huy được vai trị trung tâm của mình đối với các cơ chế đa phương tại khu vực. Đến nay, ARF, ASEAN +3, EAS, ADMM+ - những cơ chế do ASEAN khởi xướng và đóng vai trị chủ đạo - đã khơng ngừng tiến bộ và trở thành một phần không thể thiếu đối với nền an ninh Đơng Á. Vị thế của ASEAN nhờ đó cũng đã gia tăng đáng kể trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Tuy nhiên trong 50 năm qua, ASEAN vẫn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức và trở ngại. Điều này đe dọa trực tiếp tới vai trò và vị thế của ASEAN vốn đã tạo dựng được từ trước đến nay. Những thách thức của ASEAN bao gồm những vấn đề bên trong ASEAN như sự đa dạng thành viên, hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động, mâu thuẫn, xung đột giữa và trong các nước thành viên,…và những vấn đề từ bên ngoài như sự ảnh hưởng của các nước lớn, sự gia tăng các nguy cơ an ninh,…. ASEAN cần phải cố gắng quyết tâm hơn nữa để vượt qua những thách thức đó, mà trước hết là khắc phục từ chính trong bản thân ASEAN.
Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam vừa được thừa hưởng những thành tựu vừa phải chịu những tác động từ ASEAN mang lại. Đối với
Việt Nam, ASEAN chính là một trong những cánh cửa lớn kết nối đất nước với thế giới bên ngoài. ASEAN cũng là chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam giải quyết