Vận hành các cơ chế để tạo ra thế cân bằng trong cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh đông á giai đoạn 1991 2015 (Trang 34 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2 Giai đoạn 2000-2008:ASEAN tích cực và chủ động trong các cơ

2.2.1 Vận hành các cơ chế để tạo ra thế cân bằng trong cuộc

2.2.1.1 Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn tại Đông Á

Đông Á vốn là một khu vực địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới nền địa chính trị và các quan hệ quốc tế và được cho rằng “Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương mà Đơng Á đóng vai trị hàng đầu”11

. Do vậy, bước sang thế kỷ mới, các nước lớn bắt đầu thay đổi chính sách và quay lại Đơng Á, tạo ra những cuộc chạy đua tìm kiếm tầm ảnh hưởng và quyền lợi ở khu vực này, nổi bật là hai cặp cạnh tranh Trung- Mỹ và Trung- Nhật, cùng với đó là chính sách hướng Đơng của Nga và Ấn Độ . Động thái này khiến cho Đông Á đối mặt với nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh, xung đột bất cứ lúc nào.

Đối với Trung Quốc, trong Đơng Á, đây chính là nhân tố chính làm thay

đổi cục diện chính trị mới ở đây với cuộc trỗi dậy thần kỳ nhanh chóng vươn lên vị thế cường quốc chính trị, kinh tế của khu vực và thế giới12. Song song với tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cũng tập trung vào hiện đại hóa sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí chiến lược lục qn, hải qn và khơng qn. Trung Quốc không ngần ngại tỏ rõ tham vọng muốn vươn lên trở thành siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ trong tương lại, thiết lập vai trị lãnh đạo Đơng Á13.

Trong chiến lược của mình, Trung Quốc ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tại Đơng Nam Á. Lợi dụng lợi thế là láng giềng thân thiết, có những mối quan hệ thân thiết trong lịch sử cộng với thực lực kinh tế và uy tín chính trị đang gia tăng nhanh chóng của mình, Trung Quốc khơng ngừng mở rộng các mối hợp tác đa dạng với các nước ASEAN. Trung Quốc là đối tác đầu

11 Nguyễn Quốc Hùng (2008), An ninh khu vực Đơng Á: Nhìn lại lịch sử và hiện tại, Tạp chí Nghiên cứu Đơng

Nam Á, số 2, tr 9.

12 Năm 2005, Trung Quốc vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới; năm 2007 Trung Quốc vượt Đức trở thành nền kinh tế nền lớn thứ ba thế giới; năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ xếp sau Hoa Kỳ.

13

Sách Trắng về quốc phòng của Trung Quốc năm 2006 vạch rõ tiến trình trở thành siêu cường quân sự của nước này gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (đến năm 2010), hiện đại hóa lực lượng quân sự có khả năng đánh thắng một lực lượng quân sự bậc trung; giai đoạn 2 (đến năm 2020), đuổi kịp quân đội các cường quốc như Nga và châu Âu,; giai đoạn 3 (đến 2050), trở thành một siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ.

tiên tham gia ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) với ASEAN (năm 2003) và ngay sau đó hai bên đã Tuyên bố chung về quan hệ đối

tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc vì hịa bình và thịnh vượng, đưa mối quan

hệ hai bên lên tầm cao mới.

Trung Quốc đề ra chính sách ngoại giao “láng giềng thân thiện” để lấy được lòng tin của các nước ASEAN, đưa ra chính sách “trỗi dậy hịa bình” để làm n lịng dư luận quốc tế. Kỳ thực, đằng sau những chính sách đo chính là tham vọng bá chủ Đơng Á và mở rộng ra có thể là châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy duy trì các mối quan hệ thân thiết, tích cực trên lĩnh vực văn hóa, kinh tế nhưng trong vấn đề an ninh, Trung Quốc có nhiều vấn đề xung đột với các nước trong khu vực, như vấn đề eo biển Đài Loan, tranh chấp Biển Đông. Trong những cuộc tranh chấp này, Trung Quốc khơng hề có thái độ nhượng bộ mà ngược lại rất cứng rắn, nhất quyết giữ vững quan điểm của mình. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đã lợi dụng kinh tế để tranh thủ sự ủng hộ của một số nước trong khu vực về những vấn đề liên quan đến lợi ích của Trung Quốc.

Về phía Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á, với tiềm lực

kinh tế đứng thứ nhất thế giới của mình đã khiến cho vị thế của nước này trên thế giới ngày được tăng cường. Tiếp đến, viện lý do cuộc chiến khủng bố từ năm cuối năm 2001, Mỹ nhanh chóng quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương với tham vọng lơi kéo các nước cùng đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, vươn lên trở thành bá chủ của khu vực.

Ở Đông Á, Mỹ chẳng những nối lại quan hệ với những liên minh truyền thống mà cịn có thể xây dựng được vành đai liên kết từ Đông Bắc Á xuống đến Đông Nam Á và thậm chí vươn sang cả Ấn Độ Dương, xây dựng liên minh chiến lược bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Đối với Đông Nam Á, Mỹ tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây bằng cách thúc đẩy sự hình thành cơ cấu an ninh - quân sự đa phương mà nòng cốt là lực lượng đa quốc gia do Mỹ lãnh đạo. Khơng chỉ về an ninh chính trị mà tất cả các vấn đề hợp tác khác cũng

được Mỹ chú trọng tăng cường. Trong năm 2006, ASEAN và Mỹ bắt đầu phát triển toàn diện chương trình Đối tác nâng cao (Enhanced Partnership). Năm

2009, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- ASEAN được tiến hành đồng thời Mỹ cũng đã tham gia Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Mỹ cũng đã gia tăng sự can dự và kiểm sốt trên Biển Đơng và eo biển Malacca14

– Tuyến đường giao thơng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với Mỹ và nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Ngồi việc bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình tại Biển Đơng, Mỹ cịn muốn ngăn chặn con đường “Nam tiến” của Trung Quốc và sự tranh thủ hiện diện của Nhật Bản với lý do bảo vệ con đường buôn bán hàng hải của họ.

Về phía Nhật Bản, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu suy

giảm và đã để cho nền kinh tế Trung Quốc đuổi kịp nhưng nước này vẫn nuôi tham vọng giữ vững vị thế nền kinh tế lớn nhất châu Á của mình. Nhật Bản cũng muốn cùng Mỹ lơi kéo ASEAN về phía mình để cạnh tranh với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Từ những năm 1980, sự đầu tư của Nhật Bản vào Đông Á đã tạo ra sự phồn thịnh chung cho cả khu vực. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI, mơ hình kinh tế “đàn nhạn bay” của Nhật Bản đang trên đà tuột dốc cũng với những hạn chế về quân sự đã khiến nước này phải đối mặt với việc đánh mất vị thế ở chính khu vực của mình. Nhận thấy được những nguy cơ tiềm tàng đó, Nhật Bản ra sức duy trì sự ảnh hưởng ở khu vực, tiếp tục mối quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ, cạnh tranh với Trung Quốc qua con đường ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, hợp tác an ninh chính trị với ASEAN. Việc ký “Tuyên bố Tokyo về

Quan hệ đối tác ASEAN – Nhật Bản năng động và lâu dài trong thiên niên kỷ mới”, thông qua “Kế hoạch hành động Nhật Bản- ASEAN” năm 2003 là những

dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mối quan hệ của hai bên. Nhật Bản cũng đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) của ASEAN năm 2004. Trong lĩnh vực hợp tác an ninh Hàng hải, Nhật Bản đã đóng

14 Trong 5 năm từ 2002- 2007, Mỹ đã cùng các nước ASEAN tiến hành hơn 30 cuộc tập trận trên biển, chiếm 70 % các cuộc tập trận ở châu Á.

vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức hội thảo nhằm thành lập Diễn đàn Hàng hải ASEAN diễn ra vào 9/2007 tại Indonesia. Về kinh tế, Nhật Bản ra sức viện trợ cho Đông Nam Á một nguồn vốn khổng lồ để khu vực này phát triển kinh tế- xã hội15.

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia để giành vai trò chủ đạo ở châu Á. Mục tiêu trước mắt của Nhật Bản chính là vươn lên trở thành cường quốc có địa vị về chính trị, mà trước hết là trở thành Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Với những đóng góp to lớn về mặt tài chính cho Liên Hợp Quốc, Nhật Bản cho rằng mình xứng đáng được đảm nhận vị trí đó. Điều này sẽ giúp Nhật Bản tạo nên được thế cân bằng với Mỹ và Trung Quốc không chỉ trong khu vực mà trên phạm vi toàn cầu. Nhật Bản những năm qua cũng đang cố gắng sửa đổi Hiếp pháp để có nhiều điều kiện hơn nhằm phát triển khả năng quân sự, quốc phịng của mình, đối phó với những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra với một khu vực nhạy cảm về địa- chính trị trong tương lai.

Ngồi ra, Đơng Á cịn chứa đựng sự tham gia vào cuộc chạy đua gia tăng tìm kiếm lợi ích và ảnh hưởng từ các nước vốn không thuộc vào khu vực này, nổi bật nhất là Nga và Ấn Độ.

Trước những mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ và Phương Tây, Liên Bang Nga dường như bị cơ lập tại chính trường châu Âu. Nga bắt đầu chuyển sự quan tâm sang châu Á bằng chiến lược “Chim ưng hai đầu”. Nga tích cực cùng với Trung Quốc thúc đẩy Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Một trong những mục đích chính của tổ chức này chính là ngăn chặn những mưu toan, can dự của Mỹ tại Trung Á. Nước này cũng tích cực tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương Đông Á trên nhiều phương diện như đàm phán 6 bên về vấn

15

Trong suốt khoảng thời gian cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997- 1998, Nhật Bản đã thơng qua việc hỗ trợ 80 tỷ USD và mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia ASEAN. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho các quốc gia ASEAN lên tới 23 tỷ USD trong vòng 10 năm từ 2002- 2012, chiếm 30% tổng số vốn ODA của Nhật Bản và đứng đầu danh sách về các nước viện trợ ODA cho ASEAN.

đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, là thành viên của ARF, tham gia EAS năm 2005 với tư cách khách mời. Mối quan hệ với ASEAN cũng được quan tâm và vun đắp. Từ năm 1996, Nga đã trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN, ký kết “Hiệp định song phương Nga- ASEAN” (2002). Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, Nga có quan hệ mật thiết hơn với nhiều nước ASEAN thông qua việc bán vũ khí và trang thiết bị quân sự.

Ấn Độ với “chiến lược Hướng Đông” cũng đã can dự ngày càng sâu hơn

vào Đông Á với tư cách là thế lực mới nổi. Ấn Độ dựa vào điểm tựa chắc chắn ở Nam Á, đã “vươn sang tạo thế đứng ổn định ở Đông Nam Á, đồng thời từng bước vươn lên tìm kiếm cho mình một chỗ đứng thích hợp trên chiếu quyền lực Đông Bắc Á”16

. Ấn Độ đã dần chiếm được sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo ASEAN. Tháng 11/2009, Ấn Độ đã cùng ASEAN đồng tổ chức Hội nghị đối thoại quan chức quốc phòng ARF (DOD) lần thứ nhất ngay tại Ấn Độ.

2.2.1.2 Chính sách cân bằng của ASEAN thơng qua các cơ chế của mình

Trong bối cảnh phức tạp trong cạnh tranh quyền lực ở Đông Á, ASEAN xuất hiện với tư cách như một cơ chế cân bằng giữa các nước lớn. ASEAN tích cực và chủ động vận hành các cơ chế của mình nhằm thu hút sự tham gia nhiều hơn nữa của các nước lớn, vừa tạo ra “sân chơi” bình đẳng, vừa để kiềm chế các bên, củng cố thêm vai trị người chèo lái của mình.

Trước hết là đối với ARF, từ năm 2002, ARF đã bắt đầu thay đổi phương cách hoạt động của mình. Các hoạt động của ARF giờ đây không chỉ chung chung lên tiếng ủng hộ hay phê phán mà chú trọng hơn các biện pháp giải quyết cụ thể, đưa ra tuyên bố khẳng định lập trường nhất quán của mình, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp ở Biển Đông. Những động thái này giúp ASEAN khẳng định được quyết tâm và quan điểm trung lập của mình đối với các vấn đề an ninh khu vực Đông Á, củng cố thêm niềm tin của các nước thành viên, đặc biệt là các nước lớn.

16 Nguyễn Hoàng Giáp, Phạm Văn Rân (2010), Đặc điểm và xu hướng biến động của trật tự Đông Á hiện nay,

Trong khi cạnh tranh Trung- Nhật ngày càng gia tăng, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ra đời tháng 12/ 2005 bao gồm các thành viên của ASEAN +3 đã phần nào lôi kéo và tạo điều kiện để hai quốc gia này trở thành đối tác của nhau. Sự ra đời của EAS đã giúp các quốc gia Đông Á tạo được một cấu trúc mới cho khu vực của mình. Cấu thành này là một vòng tròn đồng tâm lớn, nằm trong ARF nhưng lại nằm ngoài ASEAN +3 và ASEAN +1. Ngay từ Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất (tháng 12/2005), tại Kuala Lumper (Malaisia), EAS đã xác định rõ về vai trị và mục đích của EAS như sau:

(1) EAS sẽ là một diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế, dựa trên lợi ích và các mối quan tâm chung, cùng hướng tới mục tiêu thúc đẩy hịa bình, ổn định và thịnh vượng Đông Á.

(2) EAS là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ các diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khn khổ hợp tác ASEAN +3.

(3) EAS sẽ là một tiến trình mở, thu nạp, minh bạch và hướng ngoại, với ASEAN giữ vai trò chủ đạo, trong đó các thành viên cố gắng đẩy mạnh các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị đã được thừa nhận chung. Như vậy, thơng qua EAS, ASEAN khẳng định tính trung lập, vai trị chủ đạo của mình, từ đó có thể tăng cường mối quan hệ hịa bình, ổn định và củng cố mối quan hệ hợp tác, tin cậy giữa các nước thành viên. EAS cũng là nơi để các nhà lãnh đạo gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn và bình đẳng với nhau, tạo cơ sở nền tảng cho việc xây dựng lòng tin.

Một hành động đánh dấu quan điểm của ASEAN trong mục đích phát triển của mình đó là vào tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên

bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Tuyên bố này nhất trí

đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngồi, vì mục tiêu chung là hịa bình, ổn định

và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Tuyên bố này càng khẳng định được thiện chí của ASEAN đối với các nước trong khu vực và đối với nền an ninh chung của Đông Á.

Như vậy bằng những nỗ lực của mình, ASEAN đã trở thành vừa là một điểm hội tụ trong liên kết khu vực, vừa là người trung gian, hòa giải bất đồng giữa các cường quốc để giữ nguyên được nền hịa bình dù là khơng chắc chắn ở Đơng Á. Sự khơng chắc này hiện nay chính là mối nguy hại về một bức tranh hỗn loạn và nguy hiểm cho tương lai, nhưng ASEAN với phương thức ngoại giao cân bằng nước lớn vẫn đang cố gắng khơng để điều đó xảy ra. Việc ASEAN là một thực thể kinh tế - chính trị độc lập ở khu vực, yếu về khả năng quân sự, tính trung lập cao, khơng đe dọa bất cứ một đối tượng nào và kiên định nguyên tắc không can thiệp, giải quyết các xung đột bằng các biện pháp hịa bình nên đã tạo được niềm tin cho các nước lớn, kiềm chế tham vọng của họ không vượt qua lợi ích chung cho tồn khu vực.

2.2.2 Đóng góp tích cực và chủ động vào giải quyết các vấn đề an ninh khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh đông á giai đoạn 1991 2015 (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)