6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giai đoạn 1991 1999: Nỗ lực của ASEAN trong hợp tác tạo
2.1.1 Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện, các tổ chức khu vực lần lượt ra đời ở nhiều khu vực trên thế giới như Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)....Việc các tổ chức này ra đời đã tác động đến sự hình thành một tổ chức khu vực ở Đơng Nam Á- Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN ngày 8/8/1967 tại Băng Kốc sau nhiều cuộc thảo luận trước đó. ASEAN ra đời nhằm củng cố tình đồn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ của Đông Nam Á có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế. Bên cạnh đó, ASEAN có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.
Đến năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hịa bình, Tự do và
7
Ngày 28 / 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Hai nước Lào và Myanmar gia nhập hai năm sau đó, vào ngày 23 / 7 / 1997.Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hỗn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 / 4 / 1999, sau khi đã ổn định chính phủ.
Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hịa bình, tự do và trung lập, khơng có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngồi khu vực. Theo đó, các quốc gia Đơng Nam Á cũng cam kết phối hợp nỗ lực mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đồn kết và mối quan hệ gắn bó hơn nữa. Đến năm 1976, Hiệp ước
Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN được ký kết với mong muốn thúc đẩy hịa bình và ổn định khu vực
thông qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và nâng cao khả năng tự cường khu vực của các nước ASEAN. Hiệp định đã đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở khu vực nhằm thúc đẩy nền hịa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác giữa nhân dân các quốc gia tham gia Hiệp ước. Cùng với quá trình ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại, các Đối tác của ASEAN đã lần lượt tham gia vào Hiệp ước TAC.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, trong khi khu vực Đơng Á chưa có một cơ chế hợp tác an ninh đa phương nào, sự nghị ngại giữa các nước vẫn cịn tồn tại rất lớn thì ASEAN là nổi lên là một tổ chức tạo nên các cơ chế đối thoại và xây dựng lòng tin giữa các nước thành viên. Trước hết là sự thành lập Diễn đàn khu
vực ASEAN (ARF).
ARF được Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 26 tại Singapore vào tháng 7/1993 thống nhất thành lập, đến tháng 7/1994 chính thức ra đời và đi vào hoạt động. ARF được thành lập với mục đích thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị khu vực, xây dựng lịng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa với khẩu hiệu: Xúc tiến hịa bình và an
ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á- Thái Bình Dương. ARF đã đề ra một lộ
trình gồm 3 giai đoạn nhằm duy trì, củng cố nền hồ bình an ninh khu vực, đó là: Xây dựng lịng tin, Ngoại giao phòng ngừa và Giải quyết các cuộc xung đột.
ARF hoạt động ở hai kênh, Kênh I để tiến hành xây dựng lòng tin, bao
thành viên. Theo đó, các Ngoại trưởng của ARF cho rằng bước đầu tiên cần phải xây dựng lòng tin ở mọi cấp độ để giúp các nước dễ dàng thảo luận và giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả. Kênh II là nơi các chuyên gia, học giả thảo luận một cách khơng chính thức các chương trình nghị sự của ARF.
Về tính chất, ARF là một diễn đàn cho sự đối thoại cởi mở và tham khảo về các vấn đề an ninh và chính trị khu vực để thảo luận trao đổi, giúp hiểu biết về nhau và có được sự gần gũi hồ hợp các quan điểm khác nhau giữa các nước thành viên nhằm giảm các nguy cơ đe doạ hồ bình an ninh. Trong bối cảnh ở khu vực Đơng Á chưa có được một cơ chế pháp lý về an ninh, ARF là một sáng kiến đặc sắc, tạo nên được một diễn đàn quốc tế để các nước tham gia bày tỏ chính kiến, trao đổi sự quan tâm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau có ý nghĩa như tạo nên sự cân bằng kiềm chế những nguy cơ đe doạ hồ bình ổn định khu vực.
ARF mặc dù chỉ là diễn đàn khu vực của ASEAN nhưng phạm vi hoạt động lại mở rộng ra cả khu vực Đông Á, trở thành một diễn đàn an ninh đa phương duy nhất có sự góp mặt của hầu hết các nước lớn trên thế giới8
. Trung Quốc cũng là nước trước đây thơ ơ với các hoạt động hợp tác đa phương, Mỹ vốn chỉ chú trọng đến các quan hệ song phương do mình chi phối cũng đã chủ động tham gia vào ARF. Đáng chú ý là quốc gia như Bắc Triều Tiên vốn là một nước khơng hề có ý định tham gia bất cứ cơ chế an ninh nào cũng đã tham gia vào diễn đàn này.
ARF được các bên tham gia chấp nhận bởi vì Diễn đàn này đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của họ. Trước hết là các nước mong muốn có một diễn đàn hoặc một cơ chế để giải quyết các thách thức mới về an ninh khu vực. Bên cạnh đó các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy nhu cần cần thiết phải tham gia các cơ chế đa phương bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ song
8
Lúc mới ra đời, ARF có 7 nước đối thoại bao gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, EU và 2 nước đối tác tham khảo là Trung Quốc và Nga. Sau này cả Trung Quốc và Nga cũng trở thành hai nước đối thoại của ASEAN.
phương tại Đông Á. Sáng kiến thành lập ARF do các nước vừa và nhỏ của ASEAN khởi xướng nên càng dễ dàng để các nước này đón nhận và tham gia hơn.
Đối với nền an ninh khu vực, trong khoảng thời gian này ARF đã thực hiện tốt giai đoạn 1- giai đoạn xây dựng lòng tin và triển khai đồng thời một số biện pháp ngoại giao phòng ngừa, gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên nhiều vấn đề.
Vấn đề Biển Đông: Ngày 22/7/1992, lần đầu tiên ASEAN thông qua Tuyên bố về Biển Đông kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp hịa bình, kiềm chế để trành làm cho tình hình trở nên căng thẳng thêm, khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân
thiện và hợp tác tại Đông Nam Á (TAC). Tại Hội nghị ARF lần thứ 2 (30/7/1995), vấn đề Biển Đơng đã được chính thức đưa ra bàn bạc, vào đúng thời điểm công ước UNCLOS Liên Hợp Quốc về luật biển có hiệu lực. Mặc dù Trung Quốc phản đối việc đưa vấn đề này vào thảo luận tại ARF, ASEAN vẫn tiếp tục quan điểm của mình nhằm tạo ra thế cân bằng hơn với Trung Quốc. Thành quả to lớn nhất mà ASEAN cuối cùng đã đạt được là buộc Trung Quốc phải công nhận Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và đây chính là cơ sở tiên quyết để giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc sau này. ARF cũng ủng hộ mạnh mẽ việc soạn thảo “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC) và coi đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề này.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên: ARF đã thể hiện sự quan tâm
đến các điểm nóng trong khu vực của mình ngay từ khi mới thành lập. Đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, ARF ngay từ hội nghị đầu tiên đã nêu cao quan điểm kêu gọi các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán. Từ các hội nghị sau, ARF luôn đề cập tới vấn đề này, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tổ chức
năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO), kêu gọi phi hạt nhân hóa tại khu vực
này và đồng thời thúc đẩy khơng phổ biến vũ khí hạt nhân trên tồn cầu. Đến khi “Tuyên bố chung Nam- Bắc” được lãnh đạo hai miền Triều Tiên được thông
qua, ARF nhiệt liệt hoan nghênh bước tiến này và đồng ý cho CHDCND Triều Tiên gia nhập ARF. Điều này chứng tỏ thiện chí của ARF trong việc tơn trọng, chia sẻ vai trò của mình tới các nước trong khu vực và có mục tiêu kiên định trong việc tìm ra những biện pháp nhằm duy trì hịa bình của Đơng Á trong tương lai.
Vấn đề eo biển Đài Loan: Mặc dù đây là vấn đề liên quan đến 3 cường
quốc lớn của thế giới là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc nhưng nhận thấy bản chất của vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của toàn khu vực, ARF trong phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của mình ln kêu gọi các bên kiềm chế, bình tĩnh cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán và giải quyết vấn đề dựa trên các nguyên tắc quốc tế và cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Hoạt động của ARF trong việc giải quyết vấn đề này chưa thật sự đem lại hiệu quả lớn nhưng trên thực tế, ARF đã thức tỉnh các nước liên quan cũng như các thành viên khác trong diễn đàn nhận rõ mối nguy hại của vấn đề đối với an ninh khu vưc. ARF cũng tạo ra một diễn đàn trung lập, cởi mở cho các bên ngồi lại thảo luận với nhau một cách thẳng thắn và hịa bình.
Vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt: Năm 1995, ASEAN cho ra đời Hiệp ước Đơng Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). ARF đã tích cực kêu gọi
các nước thành viên tham gia Hiệp ước này cùng với Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân (NPT) và Hiệp ước cấm thử hạt nhân tồn diện (CTBT). Dù
khơng được sự ủng hộ của các cường quốc, ARF vẫn giữ vững lập trường và chính điều này đã tạo ra một mơi trường tích cực thảo luận về vấn đề hạt nhân ở châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, ARF cũng tích cực thảo luận và đưa ra nhiều biện pháp để góp phần giảm thiểu các mối nguy hại an ninh phi truyền thống khác trong khu vực như ma túy, buôn lậu, rửa tiền,… .
Tựu chung lại, có thể thấy ARF có sức ảnh hưởng đáng kể tại nền an ninh khu vực dựa trên ba vai trị chính đó là liên kết và kiềm chế các nước lớn, xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên, hạn chế các nguy cơ xung đột an ninh trong khu vực.