ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 52 - 56)

7.1 Tác động tích cực

Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tăng nhanh góp phần quan trọng vào thành tựu chung của ngoại thương và kinh tế Việt Nam.

Trong điều kiện cịn là một nước nơng nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật

còn yếu kém, Việt Nam đã coi mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại là chiến lược cơ bản để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường xuất khẩu để chiếm lĩnh thị trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh nhập

sử dụng phổ biến trong nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam. Trong khi đó, Hàn

Quốc là một nước cơng nghiệp, thơng qua quan hệ hợp tác với Hàn Quốc, Việt Nam có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến, nhất là trong các ngành cơng nghiệp nặng như thép, hóa chất… và học tập phương thức quản lý mới của Hàn Quốc.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung cũng như sang Hàn Quốc nói riêng, hiện nay chủ yếu là nông, lâm, thủy sản và hàng cơng nghiệp dệt may, da giầy. Đó là những mặt hàng chứa đựng hàm lượng lao động cao. Trong khi lực lượng lao động ở Việt Nam còn dồi dào và phần lớn ở khu vực nông nghiệp nơng thơn thì đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt

hàng này là cách tốt nhất để Việt Nam giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Trong cán cân thương mại với Hàn Quốc, Việt Nam luôn luôn là nước nhập siêu, nhưng ở một số khía cạnh nhất định, việc nhập khẩu từ Hàn Quốc

mang tính tích cực, nó phản ánh sự phân công lao động hợp tác quốc tế trên

cơ sở khai thác lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi nước. Việt

Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật cịn yếu và thiếu,

đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên thiếu vốn và

cơng nghệ tiên tiến, trong khi đó Hàn Quốc hiện là một trong những cường quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật mới nổi lên, mà trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là những máy móc thiết bị với kỹ thuật tiên tiến rất cần cho Việt Nam hiện nay. Những mặt hàng nhập khẩu khác là các nguyên phụ kiện cần thiết cho phát triển mạnh các ngành sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Quan hệ thương mại có tính chất mở đường, thúc đẩy và phát triển như là một phần tất yếu trong sự phát triển các quan hệ kinh tế khác giữa Việt Nam với Hàn Quốc. Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, Hàn Quốc đã vượn lên là đối tác hàng đầu của Việt Nam, tính đến tháng 8

năm 2007 tổng vốn đầu tư vào Việt Nam là 7,9 tỷ USD (chỉ tính các dự án còn hiệu lực), với số dự án là 1.461, vượt lên trên cả Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông. Theo đánh giá của nhiều Đề tài, Đề án nghiên cứu, nhìn chung các dự án đầu tư của Hàn Quốc triển khai nhanh và hiệu quả, tạo ra doanh thu đáng kể và việc làm cho người lao động Việt Nam, đặc biệt góp phần phát triển các ngành, các lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó đầu tư vào cơng nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 70% về số dự án, trên 60% về vốn, tập trung vào các ngành sản xuất ô tô, điện tử, thép, cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy, giấy. Vì vậy, nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng lên nhanh, nhập siêu với Hàn Quốc lớn, và cơ cấu hàng nhập khẩu phản ánh khá rõ mối quan hệ này. Các

doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc nhập khẩu vật tư từ Hàn Quốc để phát triển sản xuất ở Việt Nam những mặt hàng không chỉ tiêu thụ tại Việt Nam, mà còn để xuất khẩu trở lại Hàn Quốc hoặc xuất khẩu sang các nước khác. Một điều tra cho thấy rằng trong các cơng ty có vốn đầu tư của Hàn

tiêu thụ tại Hàn Quốc và 20,1% tiêu thụ tại các nước thứ ba1. Hiện nay, hầu hết các công ty hàng đầu của cơng nghiệp Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam như

LG, Daewoo, Samxung, Hyundai, Posco,… Qua các công ty này, Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tiếp cận thị trường Hàn Quốc và các thị trường khác thuận lợi hơn…

7.2 Hạn chế

- Kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc vẫn còn quá nhỏ bé

Hàn Quốc là đối tác quan trọng trong quan hệ thương mại của Việt Nam nhưng chưa đúng với chiều ngược lại. Theo phân tích ở các phần trên cho thấy, các đối tác truyền thống hiện nay của Hàn Quốc vẫn là Mỹ, Nhật, Bản, Hồng

Kông và gần đây là Trung Quốc. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc mới

đạt 843 triệu USD. Ngay cả dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực số một của

Việt Nam nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc rất hạn chế, thậm chí có năm cịn khơng xuất được, trong khi dầu cũng là mặt hàng nhập khẩu chính của Hàn

Quốc, năm 2006 nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm liên quan của Hàn Quốc lên đến 66,6 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của Hàn Quốc trong năm

2006 là Trung Quốc 64,4 tỷ USD, Mỹ 43,1 tỷ USD, Nhật Bản 26,5 tỷ USD, Hồng Kông 18,9 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang Việt Nam cả năm 2006 đạt 3,8 tỷ USD, nhưng đã xuất siêu quá lớn sang Việt Nam. Tính chung kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ chiếm trong tổng kim ngạch ngoại thương Hàn Quốc năm 2006 là 0,74%, còn xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,27% trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc.

- Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước

Hàn Quốc là một nước phát triển, có trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, với một nền kinh tế thị trường phát triển, thu nhập bình quân đầu người ở

mức cao (năm 2006 là 18.000 USD/người), trong khi Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý yếu kém. Sự khác biệt này có thể gây ra những trở ngại nhất định trong quan hệ ngoại

thương giữa hai nước. Tình trạng nhập siêu nặng nề về phía Việt Nam như đã phân tích ở trên chính là một trong những hạn chế do sự chênh lệch này.

Mặc dù sự chênh lệch về trình độ phát triển có thể giúp hai nước dễ tìm thấy lợi thế so sánh và phát huy lợi thế của mình trong quan hệ thương mại để

hai bên cùng có lợi, song trên thực tế vẫn xảy ra khó khăn lớn thường ở phía Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những hàng thô, hàng nông lâm hải sản tươi sống chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, khó bảo quản, và đặc biệt yêu cầu kiểm dịch đối với hàng thực phẩm của Hàn Quốc rất cao. Thậm chí có

nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng hàng đảm bảo, giá hàng

cạnh tranh nhưng do trình độ kỹ thuật thấp, chỉ khâu bao bì đóng gói khơng đủ

đẹp, chưa đủ hấp dẫn theo nhu cầu thị trường Hàn Quốc.

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc xúc tiến thương mại ở nước ngồi nói chung cũng như trên thị trường Hàn

Quốc nói riêng. Thêm vào nữa, do cịn là một nước nghèo nên Việt Nam chưa

đủ khả năng tài chính đầu tư nhiều vào các dịch vụ quảng cáo, xây dựng các

trang web để giới thiệu hàng Việt Nam hoặc đầu tư vào dịch vụ hậu mãi, nên

khó cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc, nơi mà người dân có mức thu nhập cao, họ trường đòi hỏi các dịch vụ thương mại phải rất thuận tiện. Cũng có khi do khoảng cách về trình độ phát triển nên Hàn Quốc chưa thực sự hiểu Việt Nam, dẫn đến hiện tượng kiện Việt Nam bán phá giá (như trường hợp bật lửa ga) đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

CHƯƠNG III: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)