Quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc cho đến năm 1985 vẫn còn khá mờ nhạt. Sau khi Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới từ năm 1986, quan hệ giữa hai nước mới được công
khai và phát triển. Năm 1992, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước
được thiết lập đã tạo ra những tiền đề cho quan hệ kinh tế hai nước phát triển
lên một tầm cao mới.
Sau khi có quan hệ ngoại giao chính thức, các nhà lãnh đạo hai phía đã có nhiều chuyến thăm lẫn nhau, qua đó, quan hệ giữa hai nước ngày càng được củng cố và hợp tác kinh tế ngày càng được mở rộng.
Để tăng cường lợi ích kinh tế và giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Hàn
Quốc và tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương, hai bên đã ký một số hiệp định song phương chủ yếu sau:
- Hiệp ước hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật (02/1993) - Hiệp định thương mại, (5/1993).
- Hiệp định bảo đảm đầu tư (05/1994). - Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (05/1994)
- Hiệp ước và hợp tác về Hợp tác Hải quan (03/1996)
- Hiệp ước về Khoa học và công nghệ và Hiệp ước Hàng hải (04/1995) - Bản ghi nhớ về thông tin và hợp tác (09/1995).
- Hiệp định về Năng lượng hạt nhân (11/1996)
- Hiệp định Hợp tác kinh doanh giữa các cơ quan kiểm tra thuỷ sản
(07/2000)
- Hiệp định Hợp tác kinh doanh giữa các cơ quan kiểm dịch động vật
(02/2002)
- Bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng (07/2002)
- Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc: AKFTA là Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) thứ 3 Việt Nam tham gia ký kết sau Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định khu vực
thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Việc ký kết và thực hiện hiệp định đã đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới, tạo lập nền tảng vững chắc hơn cho quan hệ song phương, đồng thời mở ra nhiều cơ hội và hướng hợp tác mới giữa hai nước trong tương lai. Do cơ cấu
kinh tế giữa hai nước mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh, AKFTA sẽ
tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc, giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề nhập siêu từ Hàn Quốc bằng
cách tăng cường xuất khẩu mà khơng hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, hiệp định này
được xem như là một hy vọng cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng mạnh kim
ngạch xuất khẩu của mình sang Hàn Quốc - nơi mà trong những năm gần đây Việt Nam luôn ở trong thế thâm hụt mậu dịch.
Việt Nam cũng được nhiều thuận lợi và được dành phương thức cắt giảm thuế quan chậm hơn so với thỏa thuận với Trung Quốc trước đây. Hàn Quốc đã
đồng ý dành cho Việt Nam thời hạn thực hiện Danh mục cắt giảm thông
thường (NT) chậm hơn 6 năm so với ASEAN 6 (Trung Quốc là 5 năm), thực hiện Danh mục hàng nhạy cảm (ST) chậm hơn 5 năm so với ASEAN 6 (Trung Quốc là 3 năm) và được giới hạn các mặt hàng nhạy cảm bằng 2 tiêu chí 10% tổng số các dòng thuế và 25% giá trị nhập khẩu theo số liệu năm 2004. Ta đã
đạt được yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước vượt tất cả các chỉ tiêu Thủ tướng đã phê duyệt và thậm chí cịn cao hơn cả Phương án trần của Bộ Tài chính.
Với Việt Nam, do Lộ trình cắt giảm thuế quan chậm hơn Lộ trình CEPT/AFTA trong ASEAN nên AKFTA về cơ bản không làm thay đổi nghĩa vụ của Việt Nam với các nước ASEAN. Theo CEPT/AFTA, Việt Nam sẽ hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2006 đối với các mặt hàng nằm trong Danh mục Thông thường, trong khi thời hạn này trong AKFTA là 2016, với một số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018. Ngoài ra, trong
AKFTA Việt Nam vẫn bảo hộ được tất cả các mặt hàng được xem là nhạy cảm
đối với mình trong AKFTA hiện nay.
Thời gian gần đây, liên tục có các cuộc trao đổi lãnh đạo cấp cao của hai nước, đó là chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phan Văn Khải, chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc năm 2003, và đặc biệt là chuyến thăm chính thức Việt nam của Tổng thống Roh Moo Hyun trong dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEM tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2004. Trong thời
gian này, Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Hàn Quốc đã họp tại Seoul, hai nước đã ký một số hiệp định thoả thuận như Hiệp định về Khuyến khích và
Bảo hộ Đầu tư (ký lại), Thoả thuận về kiểm dịch thực vật.