Các giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 74 - 77)

4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ

4.2 Các giải pháp về cơ chế, chính sách

4.2.1 Giải pháp về đầu tư

Trên thực tế, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông là yếu tố cạnh tranh mang tính chiến lược khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí và thất thoát vốn đầu tư chậm được khắc phục một cách thiếu tính cơ bản. Để khắc phục tình trạng này, cần xác định rõ trọng điểm đầu tư và kiên

quyết thực hiện theo các trọng điểm đã xác định, đồng thời phải rà soát và điều

chỉnh lại quy hoạch mạng lưới giao thông, chủ yếu là hệ thống đường xá, cảng

biển, sân bay, phải được xác định trên cơ sở có luận cứ khoa học các vùng có dung lượng lưu thơng hàng hố lớn, những vùng có tác động lan toả mạnh tới các vùng khác.

Điều chỉnh chiến lược và chính sách đầu tư phát triển các ngành (nhóm sản phẩm) công nghiệp trên cơ sở phân loại khả năng cạnh tranh.

Điều này có liên quan trực tiếp đến đổi mới công tác quy hoạch phát triển

công nghiệp. Nhà nước tập trung nghiên cứu tầm nhìn dài hạn trên cơ sở những dự báo có luận cứ khoa học, làm rõ những cơ hội và thách thức, điểm mạnh điểm yếu của nền kinh tế và từng nhóm sản phẩm để đưa ra những khuyến nghị có tính chất

định hướng cho các chủ thể đầu tư. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất công

nghiệp phải cụ thể hóa chủ trương “hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế

nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. Theo đó:

- Tập trung phát triển các sản phẩm trong nước có lợi thế cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế từ khai thác các lợi thế so sánh của đất

nước và của từng vùng lãnh thổ về nhân lực, tài nguyên và truyền thống nghề nghiệp. Đẩy mạnh đầu tư những sản phẩm tiềm năng mà trong thời gian tới có khả năng thâm nhập các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…

- Phát triển có chọn lọc một số sản phẩm có tiềm lực cải thiện lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghệ cao. Tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngồi và q trình chuyển giao cơng nghệ nhằm xây dựng những sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cơng nghệ, có giá trị gia tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu vào

những thị trường lớn nhưng khó thâm nhập, đặc biệt là những thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…

- Tập trung đầu tư phát triển một số sản phẩm (bộ phận, chi tiết sản phẩm)

để tham gia vào “chuỗi giá trị toàn cầu” trên cơ sở thiết lập quan hệ với các đối tác

thích hợp, chủ yếu là các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) có mạng sản xuất và

phân phối tồn cầu. Đặc biệt đối với những nước đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…., nhằm nâng cao tỷ lệ xuất khẩu trở lại quốc gia

đầu tư và sang các thị trường tiềm năng khác.

4.2.2 Giải pháp về sản xuất, kinh doanh

Hồn thiện các thị trường, phát triển các ngành cơng nghiệp và dịch vụ hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Song song với việc định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, cần chú trọng

đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

công nghiệp. Sự phát triển hợp lý các loại hình dịch vụ sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp. Một số dịch vụ cần quan tâm phát triển là:

- Dịch vụ hậu cần kinh doanh (logistique), từ kho bãi, vận chuyển, đến các

hoạt động kết nối giữa nơi sản xuất với nơi chế biến nguyên liệu, từ nơi sản xuất

sản phẩm tới nơi phân phối hàng hóa…

- Dịch vụ tư vấn kinh doanh (phân tích mơi trường kinh doanh, các cơ hội kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh và các phương án tổ chức kinh doanh) và tư vấn pháp luật.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các nguồn vốn và thanh toán; dịch vụ kế toán và kiểm toán. - Dịch vụ bảo hiểm trợ giúp các nhà sản xuất giảm thiểu những rủi ro do những nguyên nhân khách quan mang lại.

- Các dịch vụ xúc tiến thương mại; tổ chức hệ thống phân phối sản xuất trên thị trường nội địa.

- Dịch vụ đào tạo nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp.

4.2.3 Giải pháp về thị trường

Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại một cách hiệu quả. Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường để giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh thích hợp.

Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan liên quan cần đánh giá đúng hiệu

quả của công tác xúc tiến thương mại đối với hoạt động xuất khẩu trong những

năm qua, đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm gắn kết hoạt động của Cục với

các Thương vụ nhằm hỗ trợ tốt doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận thị trường thông qua việc cung cấp thông tin, tổ chức và tham dự các hội chợ quốc tế, thực hiện các chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia. Các Thương vụ cần tích cực nghiên cứu chính sách và xu hướng phát triển của thị trường khu vực và thế giới; đề xuất các chính sách, giải pháp đối với từng thị trường, chủ động tham gia đàm phán ký kết các hiệp định và các thỏa thuận

thương mại song và đa phương; theo dõi sát tình hình thực hiện các cam kết, kịp thời phát hiện các vấn đề có thể gây trở ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư; kiến nghị hủy bỏ hoặc tạm đình chỉ các thỏa thuận thương mại khơng cịn phù hợp.

Đẩy mạnh cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nghiên cứu, thơng tin, dự báo

góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội thị trường, và làm cơ sở xây dựng chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Hàn Quốc là một quốc gia có những quy định rất chặt chẽ và phức tạp về kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm như các yêu cầu về báo cáo q trình ni trồng, bảo quản, kiểm tra tại chỗ, v.v. Hiện nay chỉ có mặt hàng thủy sản đã đạt được sự công nhận lẫn nhau trong việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Các mặt hàng thực vật, thịt gia súc, gia cầm, v.v. mới chỉ đạt được thỏa thuận hợp tác kỹ thuật và trao đổi thông tin giữa hai bên nên việc xuất khẩu các sản phẩm này vào thị trường Hàn Quốc cịn nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới những giải pháp về khoa học – công nghệ - môi trường cần thực hiện là:

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật với các loại hàng hóa xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không phải chỉ để bảo vệ người tiêu dùng, mà còn là hướng phấn đấu cho các

doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện thâm nhập các thị trường khó tính.

- Trợ giúp các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng hiện

đại; tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp trong việc chấp hành các tiêu chuẩn

chất lượng.

- Tham khảo các tiêu chuẩn tiên tiến về môi trường với sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp, để xây dựng và ban hành tiêu chuẩn mơi trường thích hợp với điều kiện Việt Nam, dần điều chỉnh thao các tiêu chuẩn của các nước cơng nghiệp phát triển. Có các biện pháp chế tài nghiêm khắc việc vi phạm các tiêu chuẩn ấy; nâng cao và gắn trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường với

hoạt động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)