Các giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 77 - 83)

4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ

4.3 Các giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tăng nhanh trong thời gian qua cho thấy cả hai phía đã phát huy được lợi thế so sánh của mình và thương mại đã có tác động tích cực đối với kinh tế cả hai nước. Tuy nhiên, những kết quả

đạt được cũng chưa phản ánh đúng tiềm năng của hai nước, nhất là phía Việt Nam,

và vấn đề nổi cộm hiện nay đối với Việt Nam là nhập siêu quá lớn. Để cải thiện

tình trạng nhập siêu hiện nay, nhóm nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần phải đẩy

mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chứ không phải bằng cách giảm nhập khẩu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 20 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có tới 14 mặt hàng đã có thị phần tại Hàn Quốc, trong đó có 10 mặt hàng là sản phẩm cơng nghiệp. Tuy nhiên, thị phần chiếm lĩnh cịn rất nhỏ. Vì vậy, việc xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc tập trung vào những mặt hàng công nghiệp với mục tiêu: đẩy nhanh xuất khẩu để nâng cao kim ngạch, điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tận dụng tối đa ưu đãi của Hiệp định thương mại hàng

hóa ASEAN–Hàn Quốc (AKFTA). Sau đây là định hướng và giải pháp cụ thể cho một số san phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc (xem bảng….):

4.3.1 Đối với hàng nông sản

Hiện nay Hàn Quốc phải nhập khẩu khoảng 12-15 tỷ USD/năm các mặt hàng thực phẩm. Với mức thu nhập bình quân đầu người 18.000 USD/năm, người

dân Hàn Quốc ngày càng có nhu cầu lớn về các loại thực phẩm có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hương vị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đây là thị trường còn nhiều tiềm năng, nhưng hàng năm Việt Nam mới chỉ

xuất khẩu được một lượng rất nhỏ các mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc (năm 2006 xuất được 312,2 triệu USD so với tổng 9,8 tỷ USD của cả nước). Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng sơ chế, có giá trị thấp. Việt Nam phải chú ý nâng cao chất lượng, thông qua chế biến sao cho nổi rõ đặc trưng của hương vị thực phẩm và chất ẩm thực Việt Nam

- Về hải sản:

Nhu cầu nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc rất lớn, khoảng 2,5-2,7 tỷ USD/năm. Hải sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc mấy năm nay tăng lên và luôn là mặt hàng chiếm vị trí số một trong danh mục hàng hóa chủ yếu. Tuy nhiên, hàng hải sản Việt Nam mới chiếm khoảng 5-7% kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Hàn Quốc, trong khi đó 4 nước đứng trên Việt Nam là Trung Quốc khoảng 45- 50%, Nga 13%, Mỹ 10% và Nhật Bản 8%.

Theo báo cáo của Bộ Nông Lâm Hàn Quốc, tiêu dùng thịt của người dân Hàn Quốc thời gian qua giảm xuống do lo ngại các dịch bệnh ở bò và gia cầm xảy ra ở nhiều nước mấy năm gần đây, và do vật họ có xu hướng chuyển sang tiêu

dùng thủy hải sản nhiều hơn. Việt Nam cần nắm bắt tình hình này và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc, đặc biệt là một số loại có ưu thế của Việt Nam như: tôm, mực khô, mực đông lạnh, chả cá, cá khô, cá đông lạnh, cá philê.

Hiện nay Việt Nam đã có 6 phịng xét nghiệm của NAFIQACEN được công nhận trong việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc cùng danh sách 342 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc, đó là những thuận lợi rất lớn cho hàng hải sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Năm 2007 dự kiến xuất khẩu hải sản sang Hàn Quốc đạt 236,5 triệu USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Dự kiến đến năm

2010, xuất khẩu hải sản sẽ có tỷ trọng 25% và đạt kim ngạch 450 triệu USD, đến năm 2015 đạt 900 triệu USD.

- Về cà phê

Những năm gần đây, Hàn Quốc nhập khẩu cà phê trị giá vào khoảng gần 100 triệu USD, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam chiếm từ 30-50%. Tuy

nhiên, cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê nguyên liệu chưa qua chế biến, giá trị thấp. Nếu Việt Nam chú ý đến chế biến mặt hàng này để có hương vị đặc trưng riêng cùng với tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh về cà phê Việt Nam thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu cà phê có giá trị cao hơn vào thị trường Hàn Quốc vẫn có nhiều cơ hội thuận lợi.

Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt

38,5 triệu USD, chiếm 4,6% tổng xuất khẩu sang thị trường này. Định hướng đến năm 2010 đạt 105 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,8%. Để đạt được mục tiêu này, cần

thực hiện một số giải pháp phát triển ngành cà phê Việt Nam: (i) Để nâng cao giá trị xuất khẩu cần tập trung vào khâu công nghệ sau thu hoạch, như thực hiện phân loại và sấy khô cà phê theo đúng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu; (ii) Từng

bước nâng cao năng lực chế biến, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến như cà phê bột, cà phê hoà tan với các thương hiệu đã thâm nhập vào được các thị trường khác như Cà phê Trung nguyên, Vinacafe, Cà phê Thắng Lợi ...; (iii) Đẩy mạnh hoạt động giao dịch, xuất khẩu trên các sàn giao dịch quốc

tế để tìm kiếm mức giá có lợi trong xuất khẩu; (iv) Nỗ lực xây dựng thương hiệu và xuất khẩu cà phê qua chế biến.

- Cao su:

Hàn Quốc nhập khẩu mỗi năm khoảng 1 tỷ USD cao su và sản phẩm cao su. Nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu chủ yếu dạng mủ cao su tự nhiên nên giá trị thấp. Năm 2006 xuất khẩu mủ cao su tự nhiên của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 50,7 triệu USD, mới chỉ chiếm 5-7% trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc. Dự kiến đến năm 2010 sẽ xuất khẩu được 130-150 triệu USD cao su và sản phẩm cao su, chiếm 7,3% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc; đến năm

2015 sẽ đạt kim ngạch 240 triệu USD, chiếm 5,6%. Đặc biệt, cơ cấu sản phẩm cao su qua chế biến sẽ chiếm phần lớn so với cao su thiên nhiên và sơ chế.

Những năm gần đây, giá cao su tăng nhanh là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này. Hiện nay cao su nằm trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, năm 2006 đạt kim ngạch 1,27 tỷ USD, đứng thứ 8, trong đó xuất sang Hàn Quốc chiếm 4,0%. Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu

mặt hàng này vào Hàn Quốc thì phải nâng cao khả năng cạnh tranh đối với đối thủ hiện đang chiếm tỷ phần lớn về mặt hàng mủ cao su tự nhiên trên thị trường Hàn Quốc hiện nay là Thái Lan chiếm 51%, Indonesia 23%, Malaixia 19% tổng lượng mủ cao su tự nhiên.

Ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc phát triển rất mạnh, Việt Nam cần khuyến khích ĐTNN từ Hàn Quốc vào lĩnh vực này để thay thế việc xuất khẩu mủ cao su bằng những sản phẩm cao su chất lượng cao như săm lốp, dây cua roa. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tìm đối tác sản xuất các sản phẩm chất lượng cao khác như các loại găng tay, găng tay cao su y tế vv…

- Hàng rau quả:

Nhu cầu tiêu dùng rau quả của người Hàn Quốc có xu hướng tăng lên theo thu nhập. Năm 1970 tiêu dùng bình quân đầu người của Hàn Quốc về rau là 66,5kg, quả là 12 kg. Năm 1980 đã tăng lên là 120,6 kg rau, 16,2 kg quả. Năm 1990 các con số tương ứng là 132,8 kg và 29 kg.

Hàn Quốc có thể tự cung ứng nhiều loại rau quả cho nhu cầu trong nước, nhưng do khí hậu khắc nghiệt trong mùa đơng nên việc cung cấp rau quả cũng gặp nhiều khó khăn. Các nhà hàng và các nhà sản xuất chế biến rau quả thường tìm đến các nguồn cung cấp ổn định hơn. Hiện nay mỗi năm Hàn Quốc nhập khẩu vào

Trong khi đó, Năm 2002 Việt Nam mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường

này, xuất khẩu được hơn 12 triệu USD rau (chủ yếu là sắn lát khô) và 169 nghìn USD trái cây, chủ yếu là dừa quả tươi; Năm 2006 xuất khẩu mặt hàng này lại giảm xuống chỉ còn 6,7 triệu USD, chiếm 1,6% nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc và chiếm 0,8% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc.

Loại trừ Trung Quốc có lợi thế về khoảng cách gần Hàn Quốc, giá cả cũng có phần cạnh tranh hơn, thì nhiều loại rau củ quả mà Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm

năng nhưng chưa xuất khẩu được. Hàn Quốc vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng

này từ các thị trường cách xa Việt Nam, thậm chí giá cả cũng có thể kém cạnh tranh hơn như cam, chanh, bưởi (chủ yếu từ Mỹ), nho (chủ yếu từ Chi Lê), chuối (chủ yếu từ Philippin) và dứa (toàn bộ từ Philippin).

Để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này, Việt Nam phải chú ý quảng

cáo, giới thiệu mặt hàng và tổ chức cung ứng đảm bảo tính ổn định, đáp ứng nhu

cầu thị trường Hàn Quốc. Dự kiến của nhóm nghiên cứu, năm 2010 xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc sẽ đạt ít nhất 11,0 triệu USD, đến năm 2015 đạt trên 22,0 triệu USD.

4.3.2 Đối với hàng cơng nghiệp chế biến

Hiện tại nhóm hàng này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc (tỷ trọng này năm 2006 là 44,6%), nhiều mặt hàng bắt đầu có thị phần nhưng còn lẻ tẻ chứ chưa xuất hiện những mặt hàng chủ lực có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao, là yếu tố “đòn bẩy” đối với hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam sang Hàn Quốc. Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra định hướng xuất khẩu cho nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tác với một số giải pháp thực hiện cho các sản phẩm như sau:

- Hàng dệt may, da giầy:

Hiện nay mặt hàng dệt may của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc lớn thứ hai, chỉ sau hải sản, năm 2006 đạt 82,0 triệu USD, chiếm 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Tuy nhiên xuất khẩu của mặt hàng này chưa ổn định và có phần giảm sút so với những năm trước. Năm 2001,

mặt hàng này đã tăng xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt tới 104,1 triệu USD, nhưng sau

đó liên tục giảm ở các năm tiếp theo, trong khi xuất khẩu hàng dệt may vào Hàn

Quốc lại khơng cần có hạn ngạch như một số thị trường khác. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là triển vọng lớn, chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến thị trường này và chú ý đáp ứng với tính đa dạng về nhu cầu

hàng may mặc của thị trường này.

Hàng giầy dép là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc những năm gần đây tăng trưởng tương đối nhanh nhưng còn rất khiêm tốn. Năm 2006 xuất khẩu giầy dép sang Hàn Quốc đứng thứ 7, với trị giá 37,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,4% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc, tăng bình quân 32,7% trong giai đoạn 2001-2006. Mặt hàng này vào Hàn Quốc chủ yếu thông qua con đường Việt Nam làm gia công theo các đơn

Hàng dệt may, da giầy xuất khẩu của Việt Nam nói chung hiện nay là mang nặng tính gia cơng, nhập khẩu nguyên phụ liệu nhiều, giá trị gia tăng rất thấp. Thống kê từ Quy hoạch phát triển ngành da giầy cho thấy tổng chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may chiếm tới hơn 79% giá trị sản xuất, còn số này

ở ngành da giầy là hơn 73%. Vì vậy, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển nguyên phụ

liệu cho ngành dệt may, da giầy nâng cao giá trị và chất lượng xuất khẩu của hai ngành hàng xuất khẩu này.

Trong thời gian tới, khi Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (KAFTA) phát huy tác dụng, chắc chắn hai mặt hàng này sẽ có nhiều cơ hội hơn thâm nhập thị trường Hàn Quốc. Dự kiến đến năm 2010, xuất khẩu dệt may sẽ đạt 250 triệu USD, chiếm 13,9% so với 9,8% năm 2006, bình quân 2007-2010 tăng 31,8%; đến năm 2015 sẽ xuất khẩu được 650 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,1%,

tăng bình quân 21,1% trong giai đoạn 2011-2015.

Đối với mặt hàng giầy dép, những năm tới vẫn duy trì được tốc độ tăng

trưởng như thời gian qua. Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu được 105 triệu USD,

chiếm 5,8%, tăng bình quân 29,7% giai đoạn 2007-2010; đến năm 2015 xuất khẩu 350 triệu USD, chiếm 8,1%, tăng bình quân 27,2% trong năm năm 2011-2015.

- Gỗ và sản phẩm gỗ:

Đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam vào Hàn Quốc. Năm

2006 Việt Nam xuất khẩu được 65,7 triệu USD sang thị trường Hàn Quốc, chiếm

7,8% tổng xuất khẩu sang thị trường này, tăng bình quân 29,7% trong giai đoạn 2001- 2006. Đây là mặt hàng được đánh giá là còn nhiều tiềm năng, vì là mặt hàng mới

trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc nhưng đã sớm được thị

trường này chấp nhận, đặc biệt là các loại đồ gỗ nội thất.

Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào Hàn Quốc đạt 170,5 triệu USD, chiếm 9,5% tổng xuất khẩu vào thị trường này, tăng bình quân 26,9% trong giai đoạn 2007-2010; đến năm 2015 kim ngạch đạt 475,0 triệu USD, tăng

bình quân 22,7% trong giai đoạn 2011-2015. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu sản

phẩm gỗ, nguồn nguyên liệu cho sản xuất cần cung cấp ổn định, nâng cao khả năng sáng tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng.

Đặc biệt đối với thị trường Hàn Quốc cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương

mại, giới thiệu sản phẩm gỗ của Việt Nam cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hàn Quốc.

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử:

Thực tế Hàn Quốc là nước có nhiều Tập đồn lớn trong lĩnh vực này, tuy nhiên do quá trình chuyển đổi và phân bố lại lao động, các Tập đoàn điện tử của

Hàn Quốc đã đầu tư ra nước ngoài để tận dụng những ưu thế về lao động, những

ưu thế về nguyên vật liệu, ưu đãi đầu tư… sau đó xuất khẩu đi các thị trường khác

và xuất khẩu trở lại Hàn Quốc. Hàng năm nhóm hàng này ln nằm trong danh sách những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu, năm 2006 Hàn Quốc nhập khẩu 1,6 tỷ USD thiết bị thu phát tín hiệu âm thanh và hình ảnh; 8,0 tỷ USD các loại máy móc văn phịng và các loại máy xử lý dữ liệu tự động; 7,5 tỷ USD thiết bị, dụng cụ ghi

âm, thiết bị viễn thông (điện báo, điện thoại, radio, tivi…). Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam sang Hàn Quốc là rất nhỏ bé, kim ngạch năm 2006 chỉ đạt 40,5 triệu USD, chiếm 4,8% tổng xuất khẩu sang Hàn Quốc và 2,3% xuất khẩu sản phẩm này của cả nước; năm 2007 dự kiến đạt 41,8 triệu USD, tăng 1,3 triệu USD, nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 3,5%.

Trong định hướng xuất khẩu đến năm 2010 và xa hơn, nhóm sản phẩm điện

tử tin học được xếp vào nhóm trọng tâm ưu tiên phát triển, và phấn đấu đạt kim

ngạch xuất khẩu khoảng 5,0 tỷ USD vào năm 2010, tăng bình quân 26,7%/năm.

Đối với thị trường Hàn Quốc, xuất khẩu nhóm hàng này có nhiều tiềm năng tăng

trưởng cao trong những năm tới do dòng vốn FDI Hàn Quốc tiếp tục đổ vào Việt Nam và hiện đang đứng vị trí số 1. Trong số 1178 dự án đầu tư vào Việt Nam, có 8 dự án trong lĩnh vực thiết bị văn phòng với số vốn đăng ký là 4,2 triệu USD; 15 dự án trong lĩnh vực thiết bị truyền thông với số vốn đăng ký là 168,7 triệu USD. Trên cơ sở đó, dự kiến xuất khẩu nhóm hàng này sang Hàn Quốc sẽ đạt 110,0 triệu USD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)