QUỐC VỚI VIỆT NAM
1.1 So sánh chính sách tiền tệ và ngoại thương giữa Hàn Quốc và Trung Quốc: Quốc:
Về chính sách ngoại thương, Trung Quốc và Hàn Quốc đều có định hướng
chiến lược ngoại thương rõ ràng và giúp cho hai nước đạt được những thành tựu
phát triển to lớn, đó là chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện cơng nghiệp hố theo hướng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, cả hai nước đều có xu hướng thực hiện các chính sách có lợi cho xuất khẩu hàng hoá như trợ cấp xuất khẩu, giảm hoặc hoàn thuế xuất khẩu, áp dụng chế độ tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu, áp dụng các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế việc nhập khẩu, tăng cường sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu trong nước, áp dụng các biện pháp để điều tiết giá của đồng nội tệ có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Đây là xu
hướng chung của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, dưới áp lực của việc gia
nhập WTO, thực hiện các cam kết khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, các nước này đều phải hạn chế dần các hỗ trợ trực tiếp và chuyển sang sử dụng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp để tiếp tục thực hiện chính sách xuất khẩu của mình.
Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang tích cực thực hiện chính sách thương
mại đa biên, xây dựng mối quan hệ thương mại với nhiều đối tác để mở rộng
hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hợp tác đầu tư. Đây cũng là xu
hướng chung của các nước trong bối cảnh toàn cầu hố.
Về chính sách tiền tệ, để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, các
nước này đều có xu hướng kiểm sốt giá đồng nội tệ theo hướng có lợi cho hoạt
động xuất khẩu. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
từ năm 1997, trong khi Trung Quốc vẫn thực hiện chế độ tỷ giá hối đối cố định với đồng đơ la Mỹ cho đến năm 2005, và hiện nay thực hiện thả nổi nhưng
có kiểm sốt
Cả hai nước đều sử dụng một cách linh hoạt các công cụ như lãi suất, tỷ giá, in tiền… để điều tiết hoạt động cung cầu tiền có lợi cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, do thực hiện cơ chế thị trường sau Hàn Quốc nên việc thực hiện, triển khai các chính sách tiền tệ như một cơng cụ để thực hiện chiến lược sản xuất hướng ra xuất khẩu ở Trung Quốc cũng diễn ra muộn hơn. Nhưng nhìn chung nhờ chính sách tiền tệ đúng đắn, phù hợp với
điều kiện kinh tế của đất nước, hiện nay cả hai nước đều đã và đang đạt được
những thành công lớn trong phát triển kinh tế và được cả thế giới ghi nhận.
1.2 So sánh tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc với Việt Nam
Cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều là những đối tác, những bạn hàng lớn
và nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện về địa lý thuận lợi và
mối quan hệ bn bán có từ lâu đời nên kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Việt Nam cao hơn hẳn so với Hàn Quốc, số liệu năm 2006 là 10,4 tỷ USD đối với Trung Quốc và 4,7 tỷ USD đối với Hàn Quốc. Về cán cân thương mại, Việt Nam đều nhập siêu từ hai quốc gia này, mức nhập siêu từ Trung Quốc lớn hơn với 4,3 tỷ USD so với 3,0 tỷ USD của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu tính tỷ trọng nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu thì Trung Quốc thấp hơn Hàn Quốc do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc còn rất nhỏ (843 triệu USD so với 3,0 tỷ USD). Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm 2,1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó xuất sang Trung Quốc chiếm 7,6%.
Trong lĩnh vực đầu tư, Hàn Quốc là nước hơn hẳn về số vốn đầu tư và số dự án. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1988 đến ngày 22/9/2007, có 1.635 dự án (FDI)thống nhất số liệu lấy đến tháng 9/07 của Hàn Quốc vào Việt Nam so với 497 dự án của Trung Quốc. Vốn đầu tư của Hàn
Quốc lên đến 11 tỷ USD, của Trung Quốc là 1,5 tỷ USD. Trong năm 2007, Hàn Quốc đã vươn lên là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong khi Trung Quốc đứng thứ 7. Sau đây là bảng một số chỉ tiêu thương mại, đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc với Việt Nam:
Bảng số 25: Một số chỉ tiêu thương mại, đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc với Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
STT Trung Quốc Hàn Quốc
I. Thương mại (số liệu 2006)
1 Tổng Kim ngạch XNK với Việt Nam 10.420 4.714
2 Việt Nam nhập khẩu 7.390 3.871
3 Tổng NK của VN 44.410
4 - Tỷ trọng trên tổng NK của Việt Nam (2/3) 16,6 8,7
5 Việt Nam xuất khẩu 3.200 843
6 Tổng XK của VN 39.826
7 - Tỷ trọng trên tổng XK của Việt Nam (5/6) 7,6 2,1
8 Cán cân thương mại(thặng dư +, thâm hụt -) -4.360 -3.028
II. Đầu tư (số liệu 2001-22.8.2007)
1 Số dự án vào Việt Nam (dự án) 480 1.461
2 Tổng số vốn đầu tư (triệu USD) 1.390 7.902
3 Sếp thứ 9 1