Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 58 - 59)

2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010

Phát triển công nghiệp theo một cơ cấu mới trên cơ sở đa dạng hố về

quy mơ và chế độ sở hữu và quy hoạch phát triển hợp lý các ngành nghề; nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm

công nghiệp. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường.

Phát triển công nghiệp tập trung 3 nhóm ngành: nhóm ngành cơng nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất và

nhóm ngành cơng nghiệp tiềm năng. Trong giai đoạn 2006 - 2010, lấy xuất

khẩu làm mục tiêu phát triển công nghiệp và là thước đo khả năng hội nhập chủ động vào khu vực và quốc tế. Xây dựng chương trình phát triển cơng

nghiệp phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn nhằm

chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, tạo sự phát triển bền vững các vùng, các địa phương.

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm cơng nghiệp trên cả nước. Hình thành các vùng cơng nghiệp trọng điểm. Tăng cường hợp tác và

phân công sản xuất công nghiệp với khu vực và quốc tế, từng bước đưa công

nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích của hệ thống cơng nghiệp khu vực và quốc tế.

Mục tiêu phấn đấu đến 2010:

Căn cứ mục tiêu Nghị quyết X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và

định hướng kế hoạch kinh tế xã hội 2006-2010, ngành công nghiệp đặt ra

những mục tiêu như sau:

- Đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất bình qn tồn ngành 15,2 -

15,5%/năm. Tăng trưởng GDP cơng nghiệp và xây dựng bình qn 10 - 10,2%/năm. Đến năm 2010, cơng nghiệp khai khống chiếm tỷ trọng 7,6% giá

trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm 88,6%, công nghiệp điện nước ga chiếm 3,8%. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp và xây

dựng chiếm 43 - 44% trong GDP cả nước. Cơ cấu công nghiệp quốc doanh giảm từ 34,3% năm 2005 xuống khoảng 28% năm 2010, cơng nghiệp khu vực ngồi quốc doanh tăng từ 28,5% năm 2005 lên khoảng 31,8% và khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ 37,2% lên 40,2%.

- Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công

nghiệp chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, phân lân chế biến, phân NPK,

phân đạm urê, lắp ráp ô tô...; đáp ứng cơ bản những mặt hàng tiêu dùng với

chất lượng ngày một nâng cao, có giá cả phù hợp sức mua của thị trường xã hội.

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cơng nghiệp đạt bình qn 16,7%/năm; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, đưa tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm 77 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong đó tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến đạt 65 - 70% vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu để xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường hàn quốc cơ hội thách thức và giải pháp (Trang 58 - 59)