Biện pháp 3: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 104)

VI Bồi dƣỡng theo chƣơng trình mu ̣c tiêu

3.3.4. Biện pháp 3: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học viên

học và kết quả học tập của học viên

Đây là phần rất quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, vì suy cho cùng thì hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng là nâng cao năng lực và hiệu suất công tác của những người đã được bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả sau khóa bồi dưỡng là việc rất khó khăn .

3.3.4.1. Đánh giá kết quả của khóa học:

Kết quả và độ chính xác của đánh giá phụ thuộc vào việc xác định được các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá cần tập trung vào trọng tâm: Qua dự khóa bồi dưỡng, cơng chức có thể đảm nhận thêm một số công việc mà trước bồi dưỡng họ không làm được; ngồi ra, thơng qua đánh giá, tổ chức cũng như cơ sở bồi dưỡng cịn có thể thăm dị cơng chức về nhu cầu bồi dưỡng của học viên trong thời gian tiếp theo. Có thể đánh giá qua tổng hợp các câu hỏi và trả lời của học viên cũ hoặc người lãnh đạo trực tiếp họ, thường tiến hành sau 6 tháng, sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc. Có thể đánh giá qua các câu hỏi sau:

- Liệu khóa bồi dưỡng được thiết kế đã thỏa mãn những mong muốn của học viên và tổ chức cử người đi học chưa?

- Liệu công việc của cá nhân, tổ chức có được cải thiện, cải tiến sau khóa bồi dưỡng khơng?

+ Về chất lượng công việc;

+ Về thành thạo kỹ năng thực thi công vụ; + Về hiệu suất cơng việc.

- Có những nội dung gì, kỹ năng gì cần được bồi dưỡng tiếp mà học viên, tổ chức thấy còn thiếu hụt?

- Có những ai được thăng tiến con đường chức nghiệp sau khóa bồi dưỡng khơng?

- Các bảng câu hỏi sẽ được thiết kế chi tiết và chia ra 2 loại: Một loại dùng cho những người lãnh đạo và quản lý nhân sự; một dùng cho các học viên đã dự khóa bồi dưỡng.

Tổng hợp kết quả điều tra các nhà quản lý nhân sự và cơ sở bồi dưỡng sẽ có bức tranh về hiệu quả sau bồi dưỡng CBCC.

3..3.4.2. Cải tiến kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên

a) Đa dạng hóa cách thức đánh giá kết quả, thực hiện đánh giá kết quả học tập gắn chặt với quá trình bồi dưỡng cần:

- Đánh giá thường xuyên kết hợp với đánh giá qua kết quả cuối cùng. - Đánh giá thơng qua nhiều hình thức: Tiểu luận, viết thu hoạch, giải quyết tình huống, tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra trắc nghiệm…

b) Đánh giá kết quả học tập gắn với việc đo lường mức độ đạt được các tiêu chí được cụ thể hóa từ mục tiêu của đợt tập huấn.

- Cần cụ thể hóa và cơng khai hóa mục tiêu dạy học của từng bài, từng phần và của cả khóa học để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá.

- Tiêu chí hóa các mức độ kiểm tra, đánh giá để học viên có thể tự đánh giá và so sánh kết quả tự đánh giá của mình với đánh giá của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)