Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

Là quá trình thu thập chứng cứ và đưa ra những đánh giá về sự tiến bộ nhằm thỏa mãn các tiêu chí về sự thể hiện đã được đưa ra trong tiêu chuẩn hay kết quả học tập và đánh

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận thiết yếu của q trình dạy học, nó có thể cung cấp cho :

- Người học: những dấu hiệu của sự tiến bộ

- Người dạy: những dấu hiệu về điểm mạnh, điểm yếu của người học, phản hồi về tính hiệu quả của giảng dạy, bằng chứng về năng lực của người học đạt được kết quả học tập.

- Những điều quan tâm:

+ Sự thành công của người học trong học tập

+ Sự đảm bảo về chất lượng bồi dưỡng.

Bởi vậy đánh giá cũng là một trong những nhân tố cơ bản của việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Đánh giá trong bồi dưỡng bao gồm :

a) Đánh giá kết quả học tập của học viên:

Người ta thường phân thành các loại đánh giá học viên :

 Đánh giá dự báo (chẩn đoán – Diagnostic Assessment): Được sử

dụng trước một khoá học/tiết học (Pretest) nhằm khảo sát xem HV đã biết và chưa biết những nội dung chủ yếu của khố học/tiết học, từ đó thiết kế và tổ chức khoá học/tiết học cho hiệu quả.

 Đánh giá thường xuyên (Formative Assessment) : Diễn ra xuyên suốt

quá trình học tập, cung cấp những phản hồi có liên quan đến trình độ hiện tại của người học, xếp hạng sự tiến bộ đối với việc đạt được các tiêu chuẩn đã cụ thể hoá trong kết quả học tập. Để từ đó, HV sẽ có những phấn đấu đạt các kết quả sau cao hơn. Trong các chương trình hiện tại, ta thường đánh giá sau các học phần (các phần học).

 Đánh giá tổng kết (Summative Assessment): Nhằm đánh giá năng lực

của HV vào cuối đợt học, cuối khoá học, tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Đánh giá tổng kết được sử dụng khi kết thúc khoá học để đưa ra quyết định cuối cùng về sự thành công của người học trong việc đạt được kết quả học tập.

 Học viên tự đánh giá :

Nên khuyến khích HV tự kiểm tra đánh giá. Tự kiểm tra đánh giá giúp học viên đánh giá được mặt mạnh và mặt yếu, làm cho họ có ý thức hơn về việc học tập tốt hơn, thúc đẩy động cơ học tập.

b) Đánh giá khoá học:

Sau khi kết thúc khoá học, cần kiểm tra lại những mục tiêu của khoá học so với thực tế để rút ra những nhận xét đánh giá.

Đánh giá khoá học là đánh giá tất cả các khâu : Tổ chức dạy học và các hoạt động phục vụ dạy học; Các mục tiêu đạt được so với mục tiêu đề ra đối với người học (cái phải biết, cái nên biết, cái có thể biết); Mối quan hệ giữa người học với đơn vị tổ chức ĐT,BD, giữa người học với nhau;

c) Đánh giá chương trình bồi dưỡng :

Đánh giá chương trình có hai giai đoạn :

- Đánh giá chương trình ngay khi kết thúc khố học : Các kết quả cần đạt của học viên, các mục tiêu của chương trình khi kết thúc khố học - đánh giá hiệu quả trong.

- Đánh giá tác dụng của chương trình : Những người đã tham gia bồi dưỡng có phát huy được tác dụng, có vận dụng được các kỹ năng vào cơng việc của học khơng ? Chương trình bồi dưỡng có giúp cho các tổ chức/cơ quan đạt được các mục tiêu chung không - đánh giá hiệu quả ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tại trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)