Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lý trƣờng học. Bản chất của quản lý trƣờng học là một hệ thống những tác động sƣ phạm hợp lý và có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng hƣớng vào hồn thành có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu dự kiến.
Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ nhƣ: Lập quy hoạch đội ngũ, tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ và xây dựng điều kiện để thực hiện công việc cũng nhƣ công tác tham mƣu tạo điều kiện thực hiện phát triển ĐNGV.
Việc đề xuất phát triển ĐNGV cần xử lý, tích hợp các khía cạnh nhƣ quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng… để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, sử dụng ĐNGV trong các nhà trƣờng hợp lý và hiệu quả.
Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng với các thành viên tham gia vào việc phát triển ĐNGV của nhà trƣờng.
Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì mới nâng cao chất lƣợng giáo viên và khi đó chất lƣợng GD&ĐT tồn diện mới đạt hiệu quả thực thụ. Lúc đó mới thể hiện đƣợc sự thống nhất ý chí và hành động của tập thể các nhà giáo.