Đánh giá thực trạng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 75)

huyện Quế Võ

Qua điều tra, phân tích số liệu phát triển GD&ĐT trong 5 năm qua, phiếu thăm dò ý kiến CBQL, ĐNGV tiểu học huyện Quế Võ, có thể đánh giá về thực trạng cơng tác phát triển ĐNGV tiểu học huyện Quế Võ nhƣ sau:

2.5.1. Mặt mạnh.

UBND huyện, Phòng GD&ĐT đã xây dựng đƣợc hệ thống văn bản đồng bộ trong quản lý chỉ đạo giáo dục.

Trong những năm qua công tác phát triển ĐNGV của các trƣờng đã thực hiện khá tốt và hiệu quả, từ UBND huyện đến các trƣờng đã xây dƣng đƣợc quy hoạch phát triển GD&ĐT trong từng giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Trong đó xác định khâu đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV là đột phá, từng bƣớc hoàn thiện đội ngũ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng. Trình độ chuyên môn của giáo viên và CBQL đạt 100% chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn 90,6%, cơ cấu về số lƣợng và chất lƣợng giáo viên tƣơng đối đồng bộ và cao.

Hàng năm đều có tuyển dụng bổ sung kịp thời giáo viên còn thiếu. Năm 2015 đã tổ chức thi tuyển đƣợc thêm 129 giáo viên tiểu học có chất lƣợng đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu.

Trong công tác luân chuyển cán bộ đã mạnh dạn thực hiện luân chuyển 100% CBQL công tác tại một trƣờng q 2 nhiệm kì, cán bộ có nhiều tồn tại trong quản lý (năm 2013) theo Quyết định số 97/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về điều động luân chuyển CBQL, đề bạt cán bộ đảm bảo theo quy trình.

Cơng tác thanh kiểm tra luôn đƣợc thực hiện tốt hàng năm đảm bảo quản lý thực hiện nghiêm kỷ cƣơng nề nếp dạy và học trong nhà trƣờng.

Đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiều thầy cơ có chun mơn nghiệp vụ vững vàng.

Chế độ chính sách nhà giáo đƣợc đảm bảo, các trƣờng đã có chế độ khen thƣởng động viên kịp thời giáo viên trong các đợt thi đua và cuối năm học qua đó đơng viên khích lệ giáo viên hăng say lao động.

Công tác bồi dƣỡng giáo viên cũng đƣợc các trƣờng quan tâm chăm lo nhƣ mở các lớp học bồi dƣỡng chính trị, về các văn bản chỉ đạo của ngành, tổ chức giao lƣu chun mơn trong và ngồi huyện; chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dƣỡng theo theo Thông tƣ 32/2011/TT-BGDĐT.

Công tác tăng cƣờng ứng dụng CNTT, các phần mềm trong quản lý và dạy học đƣợc thực hiện hiệu quả góp phần thực hiện tốt quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Chất lƣợng giáo dục trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành cũng nhƣ nguyện vọng của phụ huynh học sinh.

2.5.2. Mặt yếu.

Công tác quy hoạch chƣa mang tầm chiến lƣợc, mà theo kiểu "chắp vá"; chƣa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trƣờng tiểu học cho phù hợp với đổi mới toàn diện GD&ĐT, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ chung cho cả giáo dục phổ thông (biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn - chuẩn hoá giáo viên) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có.

Việc tuyển chọn giáo viên vẫn dựa trên bằng cấp mà chƣa tuyển bằng cách thi qua phỏng vấn và giảng trực tiếp tiết dạy trên lớp nên chất lƣợng giáo viên tuyển hạn chế. Các nhà trƣờng không đƣợc trực tiếp tuyển chọn giáo viên, mà tiếp nhận từ cấp trên phân về do đó nhiều năm qua vẫn cịn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên, cơ cấu chƣa phù hợp, đặc biệt là giới tính

và độ tuổi; vẫn cịn những giáo viên có năng lực chun mơn, nghiệp vụ chƣa đáp ứng yêu cầu công tác; công tác sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV chƣa thực sự hiệu quả; công tác đánh giá ĐNGV đôi lúc chƣa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực chun mơn và nghiệp vụ của một số giáo viên.

Khả năng sử dụng và ứng dụng CNTT, tự học, tự bồi dƣỡng, tự bổ sung kiến thức, khả năng nghiên cứu khoa học của một bộ phận giáo viên còn thấp, sáng kiến kinh nghiệm ít, hiệu quả thấp.

Ngân sách đầu tƣ cho GD&ĐT còn hạn chế, chủ yếu đảm bảo trả lƣơng giáo viên và mua sắm CSVC. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển. Cơng tác xã hội hố giáo dục chƣa đạt hiệu qua cao. Những cơ chế chính sách của huyện đầu tƣ cho giáo dục chƣa thực sự có hiệu quả để trở thành động lực thúc đẩy GD&ĐT phát triển.

Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng vào ngành giáo dục. Một bộ phận cán bộ giáo viên thiếu ý chí phấn đấu, chƣa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, từ đó ảnh hƣởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn. Vấn đề nghiên cứu đánh giá về tình hình ĐNGV để có hƣớng chiến lƣợc hay quyết sách lớn, sáng tạo nhằm thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu chƣa đƣợc sâu sát.

Công tác xã hội hóa trong giáo dục cịn nhiều hạn chế, chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn lực của xã hội vào việc nâng cao chất lƣợng và các điều kiện cho giáo dục.

2.5.3. Thời cơ

Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn cầu hóa tạo cơ hội cho chúng ta tiếp thu nhanh chóng với xu thế mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục hiện đại. Hợp tác quốc tế đƣợc mở rộng thu hút đƣợc dầu tƣ mạnh từ các nƣớc vào nƣớc ta, tăng nhu cầu tuyển dụng qua đào tao, tạo cơ hội để giáo dục phát triển.

Bộ GD&ĐT đang triển khai mạnh mẽ đổi mới GD&ĐT theo Nghị quyết số 29/NQ-TƢ ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI. Đây chính là định hƣớng cũng nhƣ tiền đề cho ngành GD&ĐT huyện Quế Võ để đổi mới nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

Hơn bao giờ hết ngành giáo dục luôn nhận đƣợc sự quan tâm rất nhiều của các cấp chính quyền mà đặc biệt của mỗi gia đình với mong muốn giáo dục đào tạo không ngừng phát triển và phải luôn đi trƣớc một bƣớc.

Trong xu thế đổi mới giáo dục đó, hệ thống các trƣờng tiểu học cần xây dựng chiến lƣợc phát triển với những mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp mới, tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và mỗi cơ sở giáo dục nói riêng tiến hành đổi mới giáo dục, xây dựng và phát triển ĐNGV giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và tin học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa.

2.5.4. Thách thức

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng lớn hơn, nƣớc ta có nguy cơ tụt hậu xa hơn. Hội nhập quốc tế khơng chỉ tạo cho giáo dục có cơ hội phát triển mà cịn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mịn bản sắc văn hóa dân tộc, địi hỏi giáo dục với u cầu giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.

Xu thế tồn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lƣợng nguồn nhân lực, sản phẩm của giáo dục, trong đó yếu tố ngƣời thầy đóng vai trị quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. Những thách thức này đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi nhà trƣờng phải không ngừng phát triển để xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình; mỗi nhà trƣờng phải tăng cƣờng cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên và mỗi ngƣời thầy phải không ngừng học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ và năng lực. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô, nâng

cao chất lƣợng đào tạo ĐNGV với điều kiện đào tạo giáo viên của hệ thống các trƣờng sƣ phạm cịn nhiều hạn chế. Có thể nói mâu thuẫn này là mâu thuẫn về đào tạo giáo viên. Mâu thuẫn giữa tiềm năng lao động tiềm tàng của ĐNGV và hiệu quả sử dụng ĐNGV còn yếu. Mâu thuẫn này bao hàm cả việc đãi ngộ giáo viên chƣa hợp lý, chƣa tạo ra sức mạnh thu hút mạnh mẽ của nghề sƣ phạm. Có thể nói đây là mâu thuẫn về sử dụng ĐNGV.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của ĐNGV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dƣỡng giáo viên chƣa cao. Có thể nói đây là mâu thuẫn về bồi dƣỡng giáo viên. Ngoài ra, cơng tác tun truyền, xã hội hố giáo dục làm chƣa đƣợc tốt, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá giáo viên chƣa thật chặt chẽ và chƣa đƣợc coi trọng. Nếu giải quyết đƣợc những mâu thuẫn chủ yếu này sẽ khắc phục đƣợc những vấn đề gay cấn về phát triển ĐNGV hiện nay, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình củng cố và phát triển ĐNGV nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng nhƣ thực hiện tốt đổi mới GD&ĐT theo Nghị quyết số 29/NQ-TƢ ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI và chỉ thị 40 của Ban bí thƣ về xây dựng, phát triển và hoàn thiện đội ngũ nhà giáo. Những mặt mạnh, mặt yếu đồng thời cũng là những thuận lợi, khó khăn đặt ra cho ngành GD&ĐT huyện Quế Võ nhiều thời cơ và thách thức. Từ những thực trạng đó thì cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển GD&ĐT một cách bền vững mà trong đó khâu then chốt là phát triển ĐNGV- đó là những vấn đề cần phải đƣợc ngành GD&ĐT đặc biệt chú trọng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giáo viên và công tác phát triển ĐNGV của các trƣờng tiểu học huyện Quế Võ. Đứng trƣớc những yêu cầu về đổi mới giáo dục và định hƣớng phát triển của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý phát triển ĐNGV còn nhiều bất cập nhƣ việc tuyển dụng và bố trí giáo viên, cơng tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng, về sự chênh lệch chuyên mơn giữa các trƣờng trong huyện, về chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên, thi đua khen thƣởng, .... Chính vì thế cơng tác phát triển ĐNGV của của các trƣờng tiểu học đƣợc coi là cấp thiết.

Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV tiểu học đã trình bày tại chƣơng 1, từ thực trạng về phát triển ĐNGV trƣờng tiểu học đã trình bày tại chƣơng 2, luận văn đề cập đến những biện pháp cơ bản cho công tác phát triển ĐNGV ở của các trƣờng tiểu học huyện Quế Võ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp.

3.1.1. Định hướng phát triển GD&ĐT huyện Quế Võ giai đoạn 2015-2020.

3.1.1.1. Nhiệm vụ chung.

Phát huy kết quả đã đạt đƣợc, đồng thời khắc phục những tồn tại khiếm khuyết của giai đoạn 2011-2015, Ngành GD&ĐT tiếp tục tham mƣu với Huyện ủy-UBND huyện chỉ đạo các địa phƣơng nhà trƣờng quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 26/6/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVII về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế”.

- Mở rộng mạng lƣới trƣờng lớp theo hƣớng đa dạng hố các loại hình học tập, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, đảm bảo khả năng tiếp nhận học sinh ở các cấp học, bậc học, đồng thời với việc duy trì vững chắc kết quả Phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập THCS, THPT.

- Bồi dƣỡng, nâng cao năng lực của CBQL, giáo viên đủ về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu.

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn. Chú trọng việc bồi dƣỡng nhân lực, thu hút nhân tài, bảo đảm nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo dục và trong dạy học, mở rộng và nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ, tin học trong các trƣờng học và các cơ sở giáo dục.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình kiên cố hố trƣờng, lớp học; chỉ đạo xây dựng trƣờng trọng điểm, trƣờng chuẩn quốc gia ở các cấp học, ngành học đáp ứng yêu cầu và mang lại hiệu quả thiết thực.

3.1.1.2. Nhiệm vụ cụ thể.

a. Phát triển mạng lƣới trƣờng lớp. Duy trì ổn định 71 trƣờng

- Mầm non: 22 trƣờng với 70-80 nhóm trẻ, 290-310 lớp mẫu giáo. - Tiểu học: 24 trƣờng với 520 lớp thu hút từ 15.500 đến 16.000 h/s.

- THCS: 22 trƣờng THCS với 285-300 lớp thu hút từ 9.000-9.500 h/s; - THPT: 05 trƣờng THPT (3 trƣờng quốc lập và 2 trƣờng dân lập) với 120-130 lớp thu hút từ 6.000-6.500 h/s;

- 21 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả. b. Chất lƣợng giáo dục

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng ở nhà trẻ, mẫu giáo còn 4,5%, tỷ lệ trẻ đƣợc ăn bán trú đạt 90%.

- Tập trung duy trì vững chắc kết quả Phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các cấp học tiểu học, THCS, THPT. Phấn đấu hàng năm có trên 80% học sinh THCS xếp loại đạo đức tốt; trên 99% học sinh tiểu học hồn thành chƣơng trình lớp học; trên 25% học sinh THCS, trên 10% học sinh THPT xếp loại học lực giỏi. Chất lƣợng các cuộc giao lƣu học sinh giỏi, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia ở các cấp học tăng về số lƣợng và chất lƣợng giải duy trì ổn định nằm trong tốp khá của tỉnh. Kết quả thi vào lớp 10 THPT, thi vào các trƣờng Đại học, Cao Đẳng nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh.

c. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ CBQL, giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn, có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, có sức khoẻ, có trách nhiệm, kinh nghiệm quản lý và giảng dạy, có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên đối với cán bộ quản lý; 100% CBQL, giáo viên có trình độ đạt chuẩn (trong đó với cấp học mầm non có trên 85%, tiểu học có trên 90%, THCS và THPT có trên 70% trình độ đào tạo trên chuẩn). Giáo viên đƣợc bố trí đủ về số lƣợng theo quy định, đồng bộ về cơ cấu bộ mơn; 100% các trƣờng có cán bộ y tế học đƣờng và có đủ cán bộ hành chính theo quy định.

d. Cơ sở vật chất

- Phấn đấu 100% phịng học thơng thƣờng ở cấp học mầm non và phổ thông đƣợc xây dựng kiên cố cao tầng, cần đầu tƣ xây mới 150 phòng học; 100% các cơ sở giáo dục phổ thơng, 50% trƣờng mầm non có đủ thƣ viện và các phịng học bộ mơn, phịng tin học, phịng thí nghiệm thực hành, các phịng chức năng khác theo quy định của Điều lệ trƣờng học đã ban hành, với tổng số phòng cần xây dựng mới là 300 phòng.

- Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học theo hƣớng chuẩn hoá và hiện đại hoá cụ thể là: Mua sắm đủ và đồng bộ thiết bị và đồ dùng dạy học, bổ sung CSVC cho các lớp thực hiện thí điểm dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)