Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 30)

1.3. Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông và năng lực lập kế hoạch

1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Vị trí trường trung học phổ thơng trong hệ thống giáo dục quốc dân

Ngày 18/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ta ̣i Quyết đi ̣nh số 1981/QĐ-TTg. Theo đó h ệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Tại Quyết định số 1981/QĐ-TTg đã nêu rõ : Giáo dục THPT tiếp nhận học sinh đã hồn thành chương trình giáo dục THCS. Trong thời gian học THPT, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp THPT có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Nếu so với Luâ ̣t Giáo du ̣c số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 thì vị trí trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân khơng có thay đổi . Tại Điều 26, Luâ ̣t Giáo du ̣c số 38/2005/QH11 đã nêu: Trường THPT nằm trong cấp ho ̣c giáo du ̣c phổ thông, Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 15 tuổi.

Trường THPT có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

1.3.1.2. Mục tiêu của trường trung học phổ thông

Trường THPT đáp ứng mu ̣c tiêu chung của giáo dục phổ thông, đó là: Giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [19].

Với vai trò riêng , thì t rường THPT (Giáo dục THPT) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ

thơng và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [19].

Trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay, cả nước đang chung tay thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khố XI) về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về phía Bô ̣ Giáo du ̣c và Đà o ta ̣o đã tham mưu, xây dựng dự thảo Chương trình giáo du ̣c phổ thông tổng thể, tại đó giáo dục THPT hướng đến mục tiêu: Giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân

cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất , năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở ; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động . Đây là mu ̣c tiêu giáo dục

THPT phù hợp trong giai đoa ̣n đởi mới hiê ̣n nay , nó phù hợp với xu thế và đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục và đào tạo, mô ̣t bước chuyển mu ̣c tiêu từ nă ̣ng về trang bi ̣ kiến thức sang trú trọng phát triển năng lực cho người học.

1.3.1.3. Nhiê ̣m vụ của trường trung học phổ thông

Nhiê ̣m vu ̣ của trường THPT được quy đi ̣nh chung theo nhiê ̣ m vu ̣ của trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp ho ̣c ta ̣i Điều 3, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, ng̀n lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)