Lập kế hoạch giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 28)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.6. Lập kế hoạch giáo dục

Lập kế hoạch là mô ̣t trong 4 chức năng của quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Đây là chức năng rất quan tro ̣ng t rong quản lý, vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng còn lại nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Lâ ̣p kế hoa ̣ch được coi như là gốc rễ , trên cơ sở đó mo ̣c lên các nhánh về tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.

Lâ ̣p kế hoa ̣ch không phải là sự kiê ̣n đơn thuần có bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Nó là một q trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của tổ chức . Như vâ ̣y, lâ ̣p kế hoa ̣ch được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng viê ̣c xác đi ̣nh các phương án hành đô ̣ng nhằm đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu của tổ chức . Trong hoa ̣t đô ̣ng của tở chức , có 3 loại ́u tớ khơng chắc chắn: (1) Môi trường; (2) Sự ảnh hưởng của biến đổi môi trường ; (3) Hâ ̣u quả của các quyết định.

Lập kế hoạch là tiến trình mà thơng qua đó kế hoạch được soạn thảo. Là quá trình đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại. Lập kế hoạch là tiến trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Trong q trình lập kế hoạch các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta sẽ đi tới đâu? Chúng ta sẽ làm gì, làm như thế nào và bằng phương tiện nào để tới đó? Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng và tới đích?

Lập kế hoạch cịn có thể xem xét như là kỹ thuật quản lý nhằm xác định những điểm mạnh và yếu của tổ chức, các thách thức và thời cơ mà tổ chức đó đang phải đương đầu, tầm nhìn về tương lai của tổ chức và cách làm thế nào để đạt được tầm nhìn đó. Lập kế hoạch chú trọng vào các mục tiêu chung lâu dài của tổ chức, đánh giá năng lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu chung, đánh giá các nhân tố mơi trường có thể ảnh hưởng đến tổ chức, và xác định các chiến lược nhằm đưa tổ chức tiến lên phía trước.

Vì vậy, ta có thể hiểu: Lập KHGD là q trình xác định các mục tiêu giáo dục và lựa chọn những phương thức hành động để đạt được mục tiêu giáo dục đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 28)