Định hướng đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao) (Trang 29 - 30)

Là kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học, môn học. Việc đánh giá kết quả học tập của HS có các mục tiêu khác nhau nên có các yêu cầu đánh giá khác nhau.

1.4.2.2. Nội dung của đánh giá

- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cụ thể của mỗi chủ đề, mỗi chương. - Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học theo hướng tăng cường vận dụng, gắn với thực tiễn học tập và cuộc sống.

- Kết hợp các hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan để bảo đảm tính khách quan của đánh giá.

- Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra nội dung liên quan đến thực hành, thí nghiệm hoá học.

- Tăng cường đánh giá kĩ năng khai thác kênh hình, xử lí số liệu và phân tích biểu bảng, thu thập thơng tin từ các tài liệu học tập hoá học

- Tăng cường hơn nữa việc đánh giá năng lự tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và một số vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hố học .

- Khuyến khích ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các khâu đánh giá kết quả học tập hoá học.

1.4.2.3. Phạm vi đánh giá

Mở rộng đến việc đánh giá kiến thức, kỹ năng TN cả về lý thuyết lẫn thực hành. Đánh giá khả năng tự học của HS, phương pháp hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, khả năng tìm tịi, khai thác thơng tin, khả năng xử lí và áp dụng các thông tin thu lượm được, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm. Đánh giá năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học (phần hữu cơ hóa học lớp 12 nâng cao) (Trang 29 - 30)