Hỗ trợ sự tham gia của ngƣời học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng anh trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội (Trang 37 - 39)

3.1.1 .Trình bày thơng tin

3.2. Hỗ trợ sự tham gia của ngƣời học

Mối quan hệ giữa giáo viên và ngƣời học, tạo động lực và khuyến khích sự học tập tích cực là trung tâm của việc dạy và học. Giáo viên cần hiểu đầy đủ tính tích cực của sự giao tiếp này và áp dụng hiểu biết này theo một phong cách tháo vát và phản ứng nhanh.

3.2.1. Tạo động lực cho người học

Tạo điều kiện và động viên tất cả ngƣời học tham gia đầy đủ vào các hoạt động học tập chính thức.

Sử dụng khi nào và nhƣ thế nào các dạng hoạt động học tập chính thức có sự tƣơng tác giữa giáo viên và ngƣời học, giữa ngƣời học với nhau, thí dụ trình diễn, các bài hỏi đáp, trình bày miệng và thí nghiệm thực hành. Hoạt động học tập chính thức liên quan đến chƣơng trình bên ngồi giờ học và lớp học, thí dụ những chuyến đi tham quan dã ngoại…

Dạng thơng tin có thể cung cấp cho ngƣời học, thí dụ mục đích của các hoạt động, vai trò, trách nhiệm của ngƣời học, các hoạt động sẽ tiến hành, thời gian kết thúc, những kết quả mong đợi, mức độ tham gia hoặc giúp đỡ ngƣời khác của ngƣời học, nhất là khi làm việc trong nhóm nhỏ.

Cách đặt câu hỏi, trả lời và giải thích. Kỹ thuật cung cấp thơng tin phản hồi cho cả lớp và cho từng cá nhân khi cả lớp có mặt để khuyến khích sự tiến bộ và thành cơng của họ.

Cách trình diễn kiến thức theo chủ đề, cách thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình với chủ đề ấy của ngƣời học, kích thích sự học thơng qua chất lƣợng và kinh nghiệm của họ. Các phƣơng pháp điều hành lớp lớn và qua việc điều chỉnh phong cách lãnh đạo. Giữ kỷ luật tích cực và khuyến khích ngƣời học chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Giáo viên cần phải duy trì sự tôn trọng lẫn nhau và mối quan hệ tốt giữa thày với trò.

Giáo viên cần nhận biết đƣợc khi nào việc tham gia “thụ động” vào quá trình học tập lại là sự tham gia có giá trị để khuyến khích ngƣời học tham gia vào các

hoạt động này. Nhiều hoạt động thụ đông trong giờ học nhƣ viết hay đọc thầm cũng có thể đƣợc hiểu nhƣ sự thực hành hoặc củng cố các ý tƣởng mới.

3.2.2. Khuyến khích người học

Giáo viên cần tạo điều kiện cho ngƣời học tham gia đầy đủ vào các hoạt đơng khơng chính thức khi có thể.

Các hoạt động chính thức của giờ học có thể kích thích ngƣời học vào các thời điểm và giai đoạn sống động và phong phú, tự nguyện, khơng gị bó. Giáo viên cần phải nắm đƣợc những khoảng thời gian này và giữ cân đối giữa chính thức và phi chính thức để giờ học có hiệu quả cao nhất. Cách thức lơi cuốn ngƣời học trong trƣờng hợp này cần có sự quản lý đặc biệt thận trọng về thời gian trong một kế hoạch bài học linh hoạt.

Cần phải duy trì đƣợc nguồn kích thích ngƣời học học tập. Cho ngƣời học thời gian, sự quan tâm và giúp họ thoải mái, đặt câu hỏi và bình luận lúc phù hợp. Chuyển tải sự quan tâm và những thơng điệp tích cực với sự nhiệt tình và hài hƣớc khéo léo khi phù hợp. Lắng nghe tích cực, phê phán mang tính xây dựng.

Giám sát hành vi của ngƣời học diễn ra trong lớp học, duy trì sự tập trung của tồn lớp khi tập trung vào một ngƣời học hay một hoạt động cụ thể. Chắp nối và tận dụng triệt để việc học của ngƣời học trong lớp học với việc học ngoài lớp của họ.

3.2.3. Hướng dẫn người học

Giáo viên cần tận dụng các cơ hội phù hợp để ngƣời học giao tiếp riêng với giảng viên.

Các phƣơng pháp xác định kiến thức và kinh nghiệm trƣớc đó của ngƣời học, ý thích học tập của họ, tức là sử dụng kết quả và nhận xét từ các bài học trƣớc đó. Đáp ứng yêu cầu cá nhân của ngƣời học, thí dụ truyền đạt kỹ năng hƣớng dẫn, kỹ năng tƣ vấn, phụ đạo, kỹ năng kiểm soát sự tiến bộ cá nhân hay đơn giản là kỹ năng an ủi.

Thời gian dành cho những quan tâm cá nhân nhƣ vậy đòi hỏi cách quản lý tốt. Cách thức dành thời gian và sự quan tâm tới từng cá nhân ngƣời học trong tình

huống phải đáp ứng nhu cầu của cả lớp và cả các cá nhân ngƣời học khác. Cần phải đƣa ra nhận xét mang tính xây dựng cho từng ngƣời học.

3.2.4. Hỗ trợ người học

Giáo viên cần phải hỗ trợ thêm cho từng cá nhân ngƣời học khi cần để họ có thể học tập tốt.

Nhu cầu cần hỗ trợ hay hƣớng dẫn thêm của giảng viên liên quan đến việc học tập hay vấn đề cá nhân. Những yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu của ngƣời học cần hỗ trợ thêm nhƣ năng lực học, cách tiếp cận với học liệu, yếu tố môi trƣờng, quan hệ xã hội hay quan hệ trong lớp, các vấn đề cá nhân, những khó khăn trong học tập.

Vai trò và trách nhiệm của giảng viên trong việc hỗ trợ thêm cho cá nhân để giúp họ chắc chắn đạt kết quả học tập tốt. Làm thế nào để tạo cơ hội cho ngƣời học, nêu các vấn dề ảnh hƣởng đến việc học tập của họ. Các dạng hỗ trợ và hƣớng dẫn bổ sung của giáo viên có thể cung cấp. Giới hạn hỗ trợ đối với ngƣời học đƣợc đúc rút từ chính kinh nghiệm của chính giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng anh trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội (Trang 37 - 39)