Các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng anh trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội (Trang 83)

D. So sánh quy trình dạy học tiếng Anh của khối tiếng Anh không chuyên,

B. Các biện pháp

1. Nhóm biện pháp một:

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế

Mục đích: Giáo viên thấy đƣợc tầm quan trọng và mối quan hệ biện chứng của

quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế.

Nội dung: Giới thiệu quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế và mối quan hệ biện

chứng giữa các thành tố, tầm quan trọng của quy trình này và những hiệu quả có thể mà quy trình này mang đến. Những thành tố nào Trƣờng, Khoa, Bộ mơn cịn thiếu và còn yếu cần phải tập trung nhiều hơn.

Cách thực hiện:

1). Tổ chức tập huấn chung cho giáo viên toàn trƣờng 2). Tổ chức tập huấn cho từng Khoa, bộ môn trong trƣờng

2. Nhóm biện pháp hai:

Tổ chức tập huấn từng kỹ năng cho từng khâu của quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế

Khâu lập kế hoạch và chuẩn bị

Mục đích: Giáo viên sẽ có thể xây dựng đƣợc kết hoạch cho chƣơng trình học,

hành cơng việc giảng dạy. Nó giúp cho giáo viên thành công nhờ đáp ứng đƣợc các địi hỏi của chƣơng trình học.

Nội dung: Những thay đổi to lớn trong công nghệ và trong xã hội đang hƣớng tới

một bối cảnh giáo dục hoàn toàn khác. Mục tiêu tổng thể của giáo dục, những kỹ thuật về dạy-học, những nhu cầu và mong muốn của chính ngƣời học cũng đã thay đổi. Phƣơng thức một chiều đã dần biến chuyển thành hai chiều.

G.A.Kelly, nhà tâm lý học xuất sắc thế kỷ XX, nhìn nhận mỗi con ngƣời là một nhà khoa học, nó cố gắng hiểu, lý giải, dự đốn, kiểm sốt thế giới các sự kiện để có thể tác động qua lại có hiệu quả với chúng22. Cách thức nhận thức thế giới của con ngƣời giống hệt nhƣ cách thức nhận thức của nhà khoa học. Ngƣời trƣởng thành lại có xu hƣớng học thông qua giải quyết các vấn đề (Knowles)23, họ chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân bằng cách tạo các biểu tƣợng của chính họ về những điều cần học, lựa chọn thông tin mà họ nhận thấy là thích hợp, và diễn giải thơng tin trên cơ sở kiến thức và nhu cầu hiện có của họ (Prawat & Floden, 1994)24.

Xác định một cách tin cậy những nhu cầu học tập của ngƣời học, từ cá nhân tới cả lớp. Lựa chọn và dùng các phƣơng pháp phù hợp để đƣa ra các yêu cầu chính xác và có giá trị.

Xác định danh mục các mục tiêu phù hợp, đo lƣờng đánh giá đƣợc một cách rõ ràng ngắn gọn.

Lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và nguồn học liệu phù hợp nhất để thoả mãn các yêu cầu học và để chắc chắn là ngƣời học sẽ đạt các mục tiêu học tập.

Đảm bảo việc lập chƣơng trình đã hồn tất, mạch lạc và ngắn gọn, dễ tiếp cận với tất cả những ngƣời quan tâm.

Kế hoạch cho mỗi bài học phải đƣợc xác lập một cách mạch lạc, vai trò của giảng viên – ngƣời học nên đƣợc phân định rạch ròi.

22

Larry A. Hjelle và Daniel J. Ziegler: Personality theories, McGraw-Hill, Inc, 1997.

Định ra các mục đích, mục tiêu, độ dài của bài học và thời gian cho mỗi hoạt động học, danh sách các hoạt động học tập và phƣơng pháp đánh giá, cũng nhƣ các nguồn và dữ liệu cần thiết.

Xác định và chuẩn bị học liệu cho từng bài cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của cá nhân cũng nhƣ của cả lớp. Xác định và chuẩn bị thiết bị và phƣơng tiện phù hợp cho từng bài cụ thể.

Xác định kế hoạch đánh giá để tích hợp với kinh nghiệm giảng dạy nhằm hỗ trợ các hoạt động thực hành trƣớc, trong và sau mỗi bài học.

Xác định và chuẩn bị mơi trƣờng học cho chƣơng trình và hỗ trợ cho mỗi bài một cách phù hợp nhằm khuyến khích học tập và không bị gián đoạn càng nhiều càng tốt.

Cách thực hiện

1). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng phân tích nhu cầu của người học.

(xem câu hỏi mẫu điều tra nhu cầu người học tại phụ lục 2)

2). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng xác định vị trí mơn học (đang dạy)

trong chương trình của bậc học hay cấp học. (Xem câu hỏi mẫu chương trình mơn học tại phụ lục 3)

3). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng điều tra đối tượng dạy học.

4). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng điều tra phong cách của người học. (xem câu hỏi mẫu điều tra phong cách học tập tại phụ lục 1)

5). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng điều tra hứng thú của người học đối với môn học

6). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng nghiên cứu điều kiện cơ sở vật chất –

kỹ thuật hỗ trợ việc dạy học mơn học (có trong và ngồi trường)

7). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng chuẩn bị tài liệu, phương pháp, phương tiện, công cụ kiểm tra đánh giá

8). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng xác định yêu cầu cho mỗi bài học

(xem mẫu kế hoạch bài dạy tại phụ lục 4)

10). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng lập kế hoạch đánh giá cải tiến sau

mỗi bài dạy

11). Kiểm tra và đánh giá kết quả của việc tập huấn từng kỹ năng cho giáo viên thông qua bộ câu hỏi về lập kế hoạch và chuẩn bị. Xem phụ lục 9 về Bộ câu hỏi đánh giá phần lập kế hoạch và chuẩn bị.

Tiến hành dạy học tích cực

Mục đích: Giáo viên sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của ngƣời giáo viên và sinh viên

trong việc giảng dạy lấy ngƣời học làm trung tâm. Giáo viên sẽ biết sử dụng cách tiếp cận nào hay tổ hợp các cách tiếp cận nào vào thời điểm cụ thể để kích thích vai trị của ngƣời học

Nội dung: Dạy học tích cực khơng phụ thuộc vào việc có nguồn lực hay khơng.

Bài giảng có thành cơng hay khơng mà phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài cẩn thận, lòng tin đối với khả năng của sinh viên và vai trò lãnh đạo của giáo viên. Năng lực chủ chốt của giáo viên là khả năng đƣa ra những câu hỏi kích thích tƣ duy của sinh viên, giao bài tập rõ ràng, đúc rút ngắn gọn và sâu sắc.

Cách thực hiện

1). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng hỗ trợ hoạt động học tích cực 2). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng trình bày thông tin

3). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng hướng dẫn và trình diễn 4). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng giáo cụ trực quan 5). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng giám sát hoạt động học tập

6). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng quản lý tiến trình các hoạt động học 7). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng quản lý môi trường học

8). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng hỗ trợ sự tham gia của người học 9). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng tạo động lực cho người học 10). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng khuyến khích người học 11). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng hướng dẫn người học

13). Kiểm tra và đánh giá kết quả của việc tập huấn từng kỹ năng cho giáo viên thông qua bộ câu hỏi về tiến hành dạy học tích cực. Xem phụ lục 10 về Bộ câu hỏi

đánh giá phần tiến hành dạy học tích cực.

Khâu kiểm tra đánh giá

Mục đích: Giáo viên có thể thực hiện đánh giá theo tiến trình để xác định rõ các

nhu cầu học tập và mục tiêu cần đạt tới một cách liên tục, tiến tới các mục tiêu tiếp theo.

Nội dung: Kiểm tra - đánh giá là khâu khơng thể thiếu đƣợc của q trình giảng

dạy, là một biện pháp nâng cao việc dạy và học, không chỉ của giảng viên mà là của cả sinh viên.Ngoài việc giáo viên tiến hành kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên, sinh viên còn phải biết tự kiểm tra - đánh giá của chính mình và của nhau. Việc sinh viên tự kiểm tra - đánh giá lẫn nhau nhằm tìm ra phƣơng pháp học tập có hiệu quả. Trong việc kiểm tra - đánh giá, mối quan hệ giữa giảng viên phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đƣợc tiến hành bình thƣờng và thƣờng xuyên. Tôn trọng thể hiện trong việc kiểm tra cơng bằng, nếu có thể cho sinh viên biết đƣợc những yêu cầu, bài làm nào và tại sao mình bị điểm kém. Giảng viên cần tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính tự giác, trung thực, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra dù ở bất kỳ hình thức nào. Giảng viên phải tạo ra khơng khí thoải mái, tự tin, tránh căng thẳng để sinh viên có thể đạt đƣợc kết quả đúng năng lực của họ.

Kiểm tra và đánh giá là hai cơng việc có nội dung khác nhau nhƣng có quan hệ mật thiết với nhau. Thông thƣờng kiểm tra (giảng viên kiểm tra sinh viên, sinh viên tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau) rồi mới đánh giá (giảng viên đánh giá sinh viên, sinh viên tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau). Có trƣờng hợp tiến hành kiểm tra khơng nhằm mục đích đánh giá mà chỉ để nắm tình hình học tập của sinh viên. Muốn đánh giá phải có kiểm tra trƣớc đó để làm cơ sở.

Cách thực hiện

1). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng chuẩn bị đánh giá theo tiến trình 2). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng đánh giá theo tiến trình 3). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng phân tích dữ liệu theo tiến trình

4). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến

bộ của người học

5). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng chuẩn bị đánh giá tổng kết 6). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng đánh giá tổng kết

7). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng phân tích dữ liệu đánh giá tổng kết 8). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng ghi chép, lƣu trữ kết quả của ngƣời học 9). Kiểm tra và đánh giá kết quả của việc tập huấn từng kỹ năng cho giáo viên thông qua bộ câu hỏi về kiểm tra đánh giá. Xem phụ lục 11 về Bộ câu hỏi đánh giá phần kiểm tra đánh giá.

Khâu đánh giá cải tiến

Mục đích: Giáo viên sẽ thu thập, phân tích và sử dụng thơng tin phản hồi từ nhiều

nguồn trên cơ sở liên tục đánh giá chƣơng trình học và có thể đƣa ra những cải tiến cần thiết về thiết kế, thực hành, phƣơng pháp học, nội dung môn học hay nguồn học liệu. Việc đánh giá xảy ra trƣớc, trong và sau khi giảng dạy.

Nội dung: Chuẩn bị một kế hoạch bằng văn bản để đánh giá liên tục có sử dụng

nhiều nguồn. bao gồm cả mục đích và phƣơng pháp đánh giá, thông tin sẽ đƣợc thu thập, phân tích và sử dụng ra sao. Phƣơng pháp bao gồm thảo luận, thông tin phản hồi miệng trong và sau giờ học, thông tin phản hồi viết, nhân xét tự phát. Những kiểu đánh giá này thu hút một số ngƣời tham gia, thí dụ ngƣời học, đồng nghiệp, phụ huynh, ngƣời sử dụng lao động, các tổ chức bên ngồi. Thơng tin thu thập đƣợc bao gồm các phƣơng pháp học, tổ chức bài giảng, sử dụng các hoạt động, sử dụng học liệu, nội dung chƣơng trình và bài học, sự thoả mãn với kết quả học tập và nhu cầu học của cá nhân.

Lập kế hoạch thực hiện các cải tiến phải dựa trên kết quả đánh giá, bao gồm cả việc phân tích các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến thành cơng của sự thực hiện, bao gồm cả các hành động sẽ thực hiện để đạt đƣợc thành công. Quan trọng là phải thống nhất trình bày và cách thực hiện các cải tiến mà không can thiệp vào quá trình học.

Để thực hiện tiến hành đánh giá cải tiến nhƣ phần quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn Quốc tế đã nêu ở trên giảng viên và các chuyên gia giáo dục của Khoa cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Mọi giai đoạn đánh giá và cải tiến chƣơng trình học phải dựa trên cơ sở năng lực thực hành tích cực đƣợc ghi nhận.

 Hồn tất cơng việc đánh giá sự phát triển chun môn của bản thân, sự liên tục cải tiến kỹ năng có sử dụng kết quả đánh giá ở giai đoạn này.

 Phát triển các mục đích và kế hoạch để thực hiện phát triển trong tƣơng lai các chƣơng trình học và thực hành chuyên môn của ngƣời học.

Cách thực hiện

1). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng đánh giá học tập

2). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng dùng đánh giá để lập kế hoạch cải tiến 3). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng thực hiện những cải tiến và lập kế hoạch đánh giá tiếp

4). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng tự đánh giá năng lực thực hành 5). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng xác định mục đích cải tiến

6). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng hoàn tất kế hoạch phát triển chuyên môn

7). Tổ chức tập huấn cho giáo viên kỹ năng xác định kế hoạch hành động và đánh

giá kết quả đầu ra

8). Kiểm tra và đánh giá kết quả của việc tập huấn từng kỹ năng cho giáo viên thông qua bộ câu hỏi về đánh giá cải tiến. Xem phụ lục 12 về Bộ câu hỏi đánh giá

phần đánh giá cải tiến.

3. Nhóm biện pháp ba

Tổ chức thử nghiệm ứng dụng quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế vào giảng dạy

Mục đích: Tiến hành thử nghiệm để xem xét, đánh giá năng lực ứng dụng quy

trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế của giáo viên Khoa Tiếng Anh – Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vào giảng dạy. Thông qua các kết quả của chƣơng trình thử nghiệm, Khoa Tiếng Anh sẽ có cơ hội cải tiến hệ thống chất

lƣợng, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động đánh giá trƣớc khi tiến hành triển khai đại trà.

Nội dung: Hầu hết những ý tƣởng mới về dạy học không thể đi vào cuộc sống

ngay lần đầu. Với việc triển khai thử nghiệm mẫu quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế cho phép chúng ta thu thập thơng tin phản hồi từ phía giáo viên, ngƣời học trên cơ sở đó tiến hành cải tiến các nội dung khác nhau cho phù hợp hơn.

Cách thực hiện:

1). Tổ chức thử nghiệm đối với 10 lớp khá

2). Tiếp theo tổ chức thử nghiệm đối với 20 lớp trung bình 3). Tiếp theo tổ chức thử nghiệm đối với 5 lớp yếu

Tiểu kết chƣơng III: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất một

số biện pháp quản lý quy trình dạy học tiếng Anh cho khối tiếng Anh không chuyên, hệ đại học chính quy của Khoa Tiếng Anh trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tiếp cận chuẩn quốc tế. Các biện pháp này khắc phục tồn tại, giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu của quản lý với thực trạng quản lý quy trình dạy học của trƣờng nói chung và của Khoa Tiếng Anh nói riêng, từ đó đƣa cơng tác quản lý quy trình dạy học lên tầm cao mới.

Ba nhóm biện pháp mà chúng tơi đề xuất tác động trực tiếp đến quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau để cơng tác quản lý quy trình dạy học của Khoa đƣợc tốt hơn. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý quy trình dạy học của Khoa và của trƣờng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học và khảo sát thực trạng quy trình dạy học của Trƣờng đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng anh trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)