Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập hoá học để phát triển năng lực sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 75 - 77)

2.4. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực sáng tạo

2.4.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập hoá học để phát triển năng lực sáng

sáng tạo cho học sinh

2.4.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập hố học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh sáng tạo cho học sinh

2.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Hệ thống bài tập được lựa chọn phải phát huy tối đa tư duy của HS, tạo cho HS thói quen suy nghĩ và hoạt động độc lập, rèn luyện năng lực tư duy phân tích tổng hợp, tư duy so sánh, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và hơn thế, cho phép HS bộc lộ và phát triển năng lực sáng tạo. Ngoài những yêu cầu chung cần đảm bảo của BTHH như tính chính xác, tính khoa học,... (đã trình bày ở mục 1.5.4.) các BTHH để phát triển NLST cho HS khi lựa chọn hoặc xây dựng cần tuân theo

một số nguyên tắc sau:

- Bài tập có nhiều cách giải hướng HS tìm ra cách giải ngắn gọn cách tư duy mới lạ nhưng vẫn đúng và chính xác.

- Bài tập có chứa đựng những “tình huống có vấn đề” địi hỏi HS phải suy nghĩ tìm tịi cách giải quyết trên cơ sở kiến thức, kĩ năng đã biết.

- Bài tập có chứa đựng những “yêu cầu” đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết vào thực tiễn để đề xuất phương án giải quyết.

- Bài tập có chứa đựng những “yêu cầu” đòi hỏi HS phải kết hợp các thao tác tư duy, các phương pháp phán đoán với kiến thức, kĩ năng đã biết để tìm ra “cái mới”. – Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Khi xây dựng bài tập điều quan trọng nhất phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này phải vừa sức, được HS tiếp nhận và trở thành mâu thuẫn chủ quan trong nhận thức, nó kích thích tính tích cực, tạo cho HS ham muốn tìm tịi, sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn đó trong bài tập, nhờ những kinh nghiệm vốn có của HS và những sự tích cực tìm tịi, sáng tạo đó mà HS giải quyết được bài tập, kết quả là HS nắm được tri thức mới (điều mà trước đó họ chưa biết) nhờ đó mà tích lũy thêm được kinh nghiệm mới cho bản thân.

– Đảm bảo nội dung khoa học của các kiến thức cần chuyển tới HS qua các BTHH. Hệ thống bài tập phải phản ánh được những nội dung cơ bản của cả chương, mục.

Mỗi bài tập khi thiết kế phải thể hiện được một hoặc một số đơn vị kiến thức quan trọng cũng như mối liên hệ bên trong của các đơn vị kiến thức trong chương hay mục đó.

– Phản ánh được tính hệ thống, tính khái quát. Bài tập phải thể hiện được logic hệ thống trong hoạt động tư duy và tính hệ thống về nội dung tri thức khoa học. Khi thiết kế bài tập phát triển NLST cho HS phải xác định được vị trí của nó ở đâu trong cả hệ thống chương trình, phải thể hiện được sự kế thừa, phát triển những nội dung tri thức, lí thuyết chủ đạo đã học, phải thể hiện được tính khái quát theo một mục đích sư phạm nhất định.

- Khi xây dựng bài tập GVcũng phải chú ý có tính liên hệ thực tiễn như vậy việc rèn luyện NLST mới thuận lợi.

- Hệ thống bài tập giúp cho HS hiểu sâu về bản chất, rèn luyện cho HS biết tư duy mềm dẻo và vận dụng linh hoạt sáng tạo.

GV cần chú ý đến sự vừa sức với khả năng ,tuỳ vào khả năng tư duy, trình độ của các em mà chọn BTHH phù hợp để làm sao HS biết đưa ra cách làm, phương án giải, cách trình bày, cách tư duy hiệu quả về bài tập đó nhằm rèn khả năng tư duy để phát triển NLST.

2.4.1.2. Quy trình xây dựng bài tập hố học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

BTHH cần được xây dựng theo một quy trình nhất định, mức độ có thể từ dễ đến khó hoặc xen kẽ nhau về mức độ yêu cầu HS, cần phải đa dạng, phong phú nhiều cách hỏi khác nhau có thể nhằm một mục đích nhất định. Có thể xây dựng BTHH theo quy trình như sau:

- Xác định mục tiêu dạy học.

- Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành bài tập.

- Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành hệ thống nhiệm vụ cần thiết từ đó hình thành bài tập.

- Giải bài tập theo nhiều phương pháp khác nhau.

- Thử nghiệm, xin ý kiến chuyên gia và hoàn chỉnh bài tập. - Lựa chọn, sắp xếp các bài tập đó thành hệ thống

2.4.1.4. Nguyên tắc sắp xếp hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Để có tư liệu giảng dạy phong phú hơn và việc nghiên cứu sử dụng chúng theo hướng dạy học phát triển NLST của HS, chúng tôi đã lựa chọn, xây dựng thêm các bài tập và sắp xếp chúng trong từng chương. Chúng tôi đã sắp xếp các bài tập theo trình tự các dạng bài tập sau: Bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan ( trong các bài tập tự luận chúng tôi cũng xây dựng một số bài theo hướng tiếp cận PiSa).

Về mức độ nhận thức ở mỗi dạng bài đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đặc biệt coi trọng khả năng tư duy sáng tạo của HS. Phần bài tập trắc nghiệm khách quan, với phương án trả lời đúng chúng tôi đã đánh dấu "*" thay cho phần đáp án. Sau đây là hệ thống bài tập cụ thể cho từng chương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 75 - 77)