Lựa chọn logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 52 - 53)

2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT

2.3.1. Lựa chọn logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp

hợp để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức phù hợp với trình độ HS

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm dựa trên cơ sở của lý thuyết. Lý thuyết và thực nghiệm bổ sung, hoàn thiện cho nhau nhưng trong đó lý thuyết có vai trị chủ đạo, lý thuyết giúp cho HS có một cơ sở lý luận để vận dụng vào nghiên cứu thực nghiệm, dùng thực nghiệm kiểm chứng lý thuyết. Việc nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản của chương trình là một khó khăn rất lớn, khi hình thành những khái niệm mới và khó, cần lựa chọn logic nội dung hợp lý, lập luận chặt chẽ, tập trung vào nội dung cốt lõi. Để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức của HS, GV còn cần phải thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS để đạt được mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần học cụ thể.

Để có thể chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức phù hợp với HS, GV cần:

+ Thiết kế giáo án cẩn thận, chu đáo.

+ Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm.

+ Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HS: chính xác hóa các khái niệm hóa học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hóa học mà HS tự tìm tịi được. GV cung cấp thêm thơng tin mà HS khơng thể tự tìm tịi được thông qua các hoạt động ở trên lớp.

+ Tạo điều kiện để cho mọi HS ở những trình độ khác nhau đều được phát huy tính tích cực sáng tạo của mình. Quan tâm, hướng dẫn PP học tập mơn Hóa học, đặc biệt là PP tự học.

+ Thường xuyên sử dụng các phương tiện trực quan, các hiện tượng thực tế, thí nghiệm hóa học.

+ Tạo điều kiện cho HS được vận dụng những tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hóa học trong đời sống, sản xuất.

+ Tạo điều kiện để HS tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập.

Từ đó hình thành bài tập nhằm u cầu HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào bài học để giải quyết các câu hỏi trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 52 - 53)