Những biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 44 - 46)

2.2. Biểu hiện của năng lực sáng tạo và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo

2.2.1. Những biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh

Trong quá trình học tập của HS, sáng tạo là yêu cầu cao nhất trong bốn cấp độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo. Tuy nhiên, ngay từ những buổi đầu lên lớp hoặc làm việc mỗi HS đã có thể có những biểu hiện tích cực thể hiện NLST của mình. Những biểu hiện đó cụ thể là :

2.2.1.1. Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của GV, biết phát hiện những vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý (vấn đề) trong những câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề mở nào đó. Ví dụ: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố

halogen (F, Cl, Br, I )

A. Có số oxi hố -1 trong mọi hợp chất

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị co cực với hidro C. Nguyên tử chỉ co khả năng thu thêm 1 e

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron

Nếu nắm chắc kiến thức thì HS sẽ chọn được ngay được đáp án chính xác là A.

2.2.1.2. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới khơng theo đường mịn, không theo những quy tắc đã có và biết cách biện hộ và phản bác vấn đề đó.

Ví dụ: Trong giờ dạy luyên tập GV cho HS bài tập gốc , từ đó yêu cầu HS đề xuất các bài tập khác dựa trên bài tập gốc ( xin xem ví dụ 2 mục 2.3.3.2 )

2.2.1.3. Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới, vấn đề mới.

Ví dụ: Khi GV cho một dạng bài tập mới, hoặc một câu hỏi mới chưa từng

gặp, HS có thể tự phân tích, phát hiện ra vấn đề cốt lõi và giải quyết đúng. Như bài tập sau: Giải thích tại sao clo có các số oxi hóa -1; 0; +1; +3; +5; +7? Khi đó HS có thể phát hiện ra vấn đề cốt lõi là có thể giải thích dựa vào cấu hình electron của nguyên tử clo ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

2.2.1.4. Biết vận dụng tri thức thực tế để giải quyết vấn đề khoa học và ngược lại biết vận dụng tri thức khoa học để đưa ra những sáng kiến, những giải thích, áp dụng phù hợp.

Ví dụ : Hãy làm các thí nghiệm hóa học chứng tỏ độ hoạt động của các

halogen giảm dần theo thứ tự từ clo đến iot. Các dụng cụ hố chất đều có đủ. Khi giải bài tập này HS phải tiến hành các hoạt động:

+ Chọn phản ứng hóa học chứng minh độ hoạt động hóa học giảm dần của các halogen và dự đoán hiện tượng xảy ra.

+ Chọn hoá chất, dụng cụ cần cho các thí nghiệm.

+ Quan sát màu sắc các chất tham gia phản ứng, dự kiến cách tiến hành thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, đối chiếu với điều dự đoán. + Rút ra kết luận về cách giải.

2.2.1.5. Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đốn, đưa ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất.

Ví dụ: Từ tính chất hóa học của clo, oxi, lưu huỳnh HS khái quát thành tính

chất hóa học chung của phi kim.

Ví dụ: Đối với một bài tốn HS có thể đưa ra rất nhiều cách giải khác nhau hoặc với một câu hỏi mở có thể đưa ra nhiều phương án trả lời. ( xin xem ở ví dụ 1 mục 2.3.3.1)

2.2.1.7. Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện.

Ví dụ: Qua những bài tập, câu hỏi của GV, HS tự thấy được những ưu, nhược

điểm của bản thân từ đó tìm ra cách khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của bản thân mình.

2.2.1.8. Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kĩ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những điều học được.

Ví dụ: HS có thể tự học trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên mạng

internet, trên báo, tivi, radio...để nâng cao năng lực của bản thân. Đến lớp, HS có thể trao đổi cùng bạn bè những điều học được, hỏi thầy cơ giáo những điều cịn băn khoăn.

2.2.1.9. Biết thường xun liên tưởng.

Ví dụ: HS có thể nhìn các sự vật, các khái niệm, các định nghĩa dưới nhiều

góc độ khác nhau như khi làm bài tập về chương Cấu tạo nguyên tử có những bài tập hay, HS ghi nhớ, rồi đến chương Oxi, lưu huỳnh có những bài tập ta cần phải sử dụng, liên tưởng đến chương Cấu tạo nguyên tử để giải thích.

Trên đây, chúng tơi đã đề cập đến một số những biểu hiện thường thấy của những HS thông minh, sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên, những biểu hiện của NLST có được thể hiện hay không, thể hiện nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào cách kiểm tra, đánh giá của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)