Biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 34 - 35)

1.3. Dạy học phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

1.3.5. Biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Để có thể rèn luyện NLST cho HS, GV phải nhận thức được vai trò của mình. “GV khơng thơng báo đồng loạt” cho HS mà phải “ tích cực phân hố ” HS , cho HS tự khám phá, phát huy năng lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV, phù hợp với năng lực của HS. GV phải tạo mọi điều kiện đê HS có thể sáng tạo trong học tập. NLST không phải bẩm sinh ở tất cả mọi người mà nó cũng cần có cả q trình rèn luyện. GV cần chỉ dẫn cho HS các biểu hiện của năg lực sáng tạo và áp dụng các biện pháp rèn luyện NLST cho HS :

* Lựa chọn một logíc nội dung thích hợp để có thể chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức của HS phù hợp với trình độ của HS. GV nên sắp xếp bố trí

nội dung học thật phù hợp mang lại hiệu quả học tốt

* Tạo động cơ hứng thú cho hoạt động nhận thức sáng tạo, động viên khuyến khích kịp thời. Hứng thú học tập đóng vai trị to lớn quyết định hiệu quả của giờ

học, của q trình học. Lí luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn khơng chỉ trong q trình dạy học mà cả đối với sự phát triển tồn diện và sự

hình thành nhân cách của HS. Hứng thú là yếu tố quan trọng dẫn đến sự tự giác. Hứng thú và tự giác là yếu tố tâm lí đảm bảo sự hình thành, phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập.

Nhớ có hứng thú học tập HS sẽ chịu khó học tập, chịu tư duy, rèn tốt được NLST. GV cần biết tạo ra những mâu thuẫn ấy để cho các em giải quyết, bằng cách đưa ra những bài tốn địi hỏi sự tư duy, những tình huống có vấn đề khi nghiên cứu kiến thức mới, những bài toán đưa ra phải phù hợp với trình độ của HS mới kích thích được HS tư duy, suy nghĩ tìm cách giải quyết. GV tạo khơng khí thật thoải

mái vui vẻ trong giờ học. Khi HS được vấn đề GV nên khen ngợi hoặc khuyến khích động viên nếu HS khơng giải quyết được để tránh làm các em nản trí.

* Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, phương pháp hoạt động nhận thức. GV phải đưa

ra những tình huống phổ biến trong đó HS bắt buộc phải thực hiện thao tác tư duy, các câu hỏi địi hỏi phải tư duy sáng tạo. Sau đó GV sửa chữa phần trả lời của HS, hướng dẫn cách giải quyết, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, khái quát hoá lên để áp dụng cho những trường hợp khác.

* Cung cấp những phương tiện hoạt động nhận thức và huấn luyện sử dụng các phương tiện đó. Trong giờ học, GV có thể sử dụng các phương tiện dạy học như

tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, hoặc các phương tiện hiện đại như máy chiếu, đầu video, dụng cụ hoá chất....các phương tiện giúp HS nhận thức được tốt hơn để hình dung và nắm bắt hiệu quả vấn đề.

* Tập dượt cho HS giải quyết nhiệm vụ học tập theo phương pháp khoa học. * Dạy học cho HS mạnh dạn đề xuất cái mới khơng theo đường mịn, biết bảo vệ luận điểm của mình và bác bỏ các luận điểm sai, biết phát hiện vấn đề mấu chốt, phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Sử dụng BTHH như là một phương tiện để phát triển NLST cho HS. Một

bài tập mang yếu tố sáng tạo nếu các thao tác giải bài tập đó khơng bị mệnh lệnh nào chi phối, tức là người giải chưa biết thuật toán để giải. BTHH giúp phát triển tư duy, rèn luyện NLST. GV cần ý thức được mục đích của hệ thống BTHH là khơng chỉ tìm ra đáp số đúng mà còn là phương tiện hiệu quả để tư duy sáng tạo phương

hướng giải quyết bài tập đó.

* Kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho biết quá trình

học tập của HS, quá trình rèn luyện sáng tạo đến mức độ nào. GV sửa chữa những sai sót HS mắc phải, khái qt hố lên để có thể giải quyết cho những trường hợp khác tương tự, GV chú ý khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường kiểm tra đòi hỏi sự sáng tạo của HS về thực hành thí nghiệm đa dạng hố hình thức kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim hóa học 10 nâng cao (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)