1 Quản lý mục tiêu dạy học thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại trường đại học công nghiệp hà nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 37)

1.1 .Vai trò của dạy học và quản lý dạy học trong đào tạo nghề

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. 1 Quản lý mục tiêu dạy học thực hành

Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm quản lý việc thực hiện các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để hình thành những phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách của người học. Luật dạy nghề của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định rất rõ mục tiêu dạy nghề trình độ Cao đẳng tại mục 3, điều 24 như sau: “Dạy nghề trình độ Cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức kho tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn”.

1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình dạy học thực hành

- Quản lý nội dung thực hành để đảm bảo: Phù hợp với mục tiêu đào tạo, tính cân đối và tồn diện giữa kiến thức , kỹ năng, kỹ xảo và giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, phải gắn liền với thực tế tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tính thống nhất tính liên thơng và tính hệ thống. Làm cho HS-SV tích cực học tập, biến kiến thức truyền thụ của thầy thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn

- Quản lý chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Tại Điều 27- số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2006 quy định: Chương trình thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ Cao đẳng; chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mơ-đun, mơn học, mỗi nghề theo chương trình khung. Căn cứ vào chương trình khung tổ chức biên soạn chương trình dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

1.4.3. Quản lý phương pháp dạy học thực hành

Đối với dạy học thực hành quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp nhằm hình thành cho HS-SV năng lực tự học, tự nghiên cứụ Biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạọ địi hỏi người quản lý

phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng các mơ hình dạy học hiệu quả phù hợp với cơ sở đào tạo và HS-SV nhưng vẫn đảm bảo qui trình đào tạọ Quản lý phương pháp dạy học thực hành phải đảm bảo định hướng cho giáo viên và HS-SV áp dụng phương pháp dạy học hiệu quả với từng ngành nghề đào tạo, thường xuyên khuyến khích giáo viên áp dụng dạy học tiên tiến và HS-SV rèn luyện theo phương pháp đó là.

- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS-SV.

- Sinh viên ln chủ động trong hoạt động hoc tập của mình. - Tạo môi trường học tập năng động.

- Tuân thủ qui trình thao tác mẫu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho HS-SV .

- Phù hợp với các phương tiện dạy học, trong đó có áp dụng cơng nghệ tiên tiến như cơng nghệ thông tin.

- Tạo nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân.

1.4.4. Quản lý hoạt động dạy học thực hành của giảng viên

Quản lý hoạt động giảng dạy là nhằm đảm bảo cho giảng viên thực hiện đúng

và đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến độ đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy của giáo viên.

- Quản lý hoạt động chuẩn bị dạy học: Nghiên cứu tài liệu, biên soạn đề cương bài giảng, soạn giáo án (xác định mục tiêu, nội dung lựa chọn phương pháp, phương tiện) và thông qua sự kiểm duyệt của tổ bộ môn.

- Quản lý hoạt động dạy học trên lớp: Các bước thực hiện một giờ lên lớp gồm có: Ơn luyện kiến thức cũ, truyền đạt kiến thức mới rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ liên hệ thực tiễn, lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, nâng cao năng lực tự học tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học, sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị phương tiện dạy học.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng các môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng kiến thức. Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp

giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giảng viên. Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách, biểu mẫu, sổ đầu bài, sổ tay giáo viên, các phiếu ghi điểm… qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ mơn học để xem xét quá trình giảng dạy của giảng viên. Tổ chức dự giờ, trong q trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu bài giảng lý thuyết và thực hành, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ của giảng viên.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ GV: Thông qua việc học tập trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho GV về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, gửi đi đào tạo….

1.4.5. Quản lý hoạt động học tập thực hành của sinh viên trong trường và ngoài doanh nghiệp doanh nghiệp

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh nhằm tạo hứng thú học tập, phát huy tính năng động, tự giác và sáng tạo của học sinh qua đó gián tiếp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đó là kết quả nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua:

+ Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho HS-SV, điều này rất quan trọng vì học sinh học nghề đầu vào như hiện nay đại đa số là trung bình, yếu khơng thi đỗ vào các trường đại học, Cao đẳng nên ngại học lý thuyết cho lý thuyết là không quan trọng cứ rèn tay nghề giỏi là được. Do nhận thức lệch lạc nên chất lượng học tập bị hạn chế, HS-SV giỏi không nhiềụ Cho nên trong công tác quản lý phải quán triệt với đội ngũ GV để q trình giảng dạy GV phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để HS-SV hiểu được bản chất của vấn đề cần thực hiện.

+ Quản lý việc chấp hành nội qui, qui chế của HS-SV, trong công tác quản lý phải quán triệt cho SV những qui định, qui chế về ĐT , qui chế tuyển sinh, kiểm tra, thi hết môn, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp các văn bản qui định của nhà nước.

+ Quản lý việc tự học của HS-SV, GV phải thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra bài thường xuyên định kỳ và kêt thúc mơn học. Để từ đó nắm vững tình hình học tập và kết quả học tập rèn luyện của HS-SV.

- Thời gian thực hành của sinh viên tại các doanh nghiệp chỉ hiệu quả khi có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và các doanh nghiệp nơi sinh viên đến thực hành để có kết quả trên cần phải quản lý được các nội dung saụ

+ Quản lý việc chấp hành thời gian làm việc của doanh nghiệp. + Quản lý việc chấp hành nội qui, qui định của doanh nghiệp

+ Quản lý việc thực hiện chương trình thực hành đã được nhà trường và doanh nghiệp thống nhất trong thời gian thực hành.

1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất

Các yếu tố về phương tiện, điều kiện đảm bảo dạy học, tuy khơng làm thay đổi trực tiếp q trình dạy học tới nhận thức quá trình học tập của HS -SV , song yếu tố này có ý nghĩa quan trọng làm cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả caọ

1.4.7. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kiểm tra là một q trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập rèn luyện và phát triển.

- Đánh giá là q trình có hệ thống cho việc thu thập dữ liệu, chứng cứ, phân tích, đưa ra những thơng tin chuẩn làm thước đo cho các kết quả.

- Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu cơ bản của quá trình đào tạo nhằm thúc đẩy dạy và học đạt hiệu quả tốt. Quản lý kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả đào tạo của trường được thực hiện trên cả hai đối tượng là GV và HS-SV. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề

1.5.1. Yếu tố cơ chế, chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạo nghề. Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động tới chất lượng đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra mơi trường bình đẳng cho cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng khơng?

- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng.

- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết hợp tác quốc tế.

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề

- Có hay khơng các chuẩn về chất lượng đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng dạy học, qui định về quản lý chất lượng trong dạy và học.

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động sau học nghề. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề và các cơ sở sản xuất.

Tóm lại: Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, đến quá trình

tổ chức đào tạo nghề và đầu ra của các trường dạy nghề. Trong đó có những yếu tố tác động vào môi trường, rồi môi trường tác động lên đào tạo nghề.

1.5.2.Yếu tố về môi trường

- Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời

sống xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Tồn cầu hóa và hội nhập địi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường của khu vực và thế giớị Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

- Trong xu thế hội nền khoa học công nghệ phát triển như ngày nay, yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ cơng nghệ mới, địi hỏi các cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập. Khoa học cơng nghệ, trong đó có khoa học cơng nghệ về giáo dục đào tạo để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

1.5.3. Yếu tố thuộc về nhà trường

Đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở dạy nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học bao gồm:

- Nhóm các yếu tố về điều kiện: Trong trường dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng dạy học gồm:

+ Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

+ Đầu vào HS-SV tham ra học các chương trình đào tạo + Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề - Nhóm các yếu tố về q trình dạy học:

+ Nội dung, chương trình có phù hợp với mục tiêu dạy học, đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học hay khơng?

+ Phương pháp dạy học có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học hay khơng?

+ Hình thức tổ chức dạy học có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học khơng? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?

+ Môi trường học tập trong nhà trường có an tồn, có bị tệ nạn xã hội xâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi khơng?

+ Mơi trường văn hóa trong nhà trường có tốt khơng? Người học có dễ dàng có được các thơng tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường khơng? Có các khu vui chơi giải chí như văn hóa văn nghệ thể dục thể thao có phù hợp khơng?

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học hệ Cao đẳng nghề, trong đó trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề, được trình bày ở trên, tác giả rút ra kết luận sau: Quản lý hoạt động dạy học thực hành là hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong lĩnh vực dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra hợp với quy luật phát triển của xã hộị

Nội dung cơ bản nhất của quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề bao gồm quản lý:

- Mục tiêu dạy học thực hành

- Nội dung, chương trình dạy học thực hành - Phương pháp dạy học thực hành

- Phương tiện dạy học thực hành

- Hình thức tổ chức học tập và hoạt động dạy học thực hành

- Hoạt động thực tập của sinh viên trong trường và ngoài doanh nghiệp - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Với những nghiên cứu ban đầu về những lý luận cơ bản và chủ yếu của các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chương 1 của luận văn đã đáp ứng được mục đích: Là cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP

2.1. Vài nét về trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: Hanoi University of Industry (viết tắt là HaUI) * Cơ sở 1: Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nộị * Cơ sở 2: Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nộị

* Cơ sở 3: phường Lê Hồng Phong, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Điện thoại: 84-04 37655 391 Fax: 84-04 37655 261.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Nhà trường đã có một q trình trên 115 phát triển và trưởng thành, là trường có truyền thống đào tạo kỹ thuật thực hành lâu năm nhất Việt Nam. Từ tiền thân là Trường Trung học Cơ khí I thành lập năm 1898 và Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng thành lập năm 1913. Sau ngày giải phóng Miền Bắc đã đổi tên thành Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội và Trường Công nhân kỹ thuật Ị Năm 1986 Trường Công nhân kỹ thuật I chuyển về xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nộị Năm 1991 Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội chuyển về xã Tây Tựu, huyện Từ liêm, Hà Nộị

Ngày 22/4/1997 Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 580/QĐ- TCCB sát nhập 2 Trường : Trường Công nhân kỹ thuật I và Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội lấy tên là Trường Trung học Công nghiệp Ị

Ngày 28/5/1999, Quyết định số 126/QĐ- TTG của thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại trường đại học công nghiệp hà nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)