1.5.2 .Yếu tố về môi trường
2. 3.7 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tạ
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương phápdạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động của người học.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một nhu cầu cấp bách. Bởi cuộc cách mạng về phương pháp sẽ nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là dạy học thực hành thực hiện được mục tiêu giáo dục và đào tạo là: Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng và đáp ứng về chất lượng cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học:
- Khuyến khích sinh viên phương pháp tự học tập, tự rèn luyện, phát huy tính tích cực chủ động, tự giác của sinh viên trong việc học tập đặc biệt trong dạy học hệ cao đẳng nghề (dạy thực hành nghề) để dần hình thành kỹ năng nghề nghiệp. - Giúp cho đội ngũ giảng viên của các khoa,trung tâm nâng cao năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề nghiệp vụ sư phạm cũng như tay nghề thực hành kỹ thuật.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Khoa, trung tâm cần quán triệt về thái độ và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao nhận thức chung trong toàn khoa,trung tâm.
- Đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là dạy thực hành nghề đòi hỏi mỗi giảng viên phải có trình độ chun mơn vững vàng cả về lý thuyết lẫn thực hành, có nghiệp vụ sư phạm.
- Ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào QTDH - Đổi mới cách thức tổ chức quản lý hoạt động dạy học.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
- Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạỵ Tổ chức các giờ hội giảng (Hội giảng tại các bộ môn,khoa, trung tâm, nhà trường, khối trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội), xây dựng các bài giảng mẫu về thực hiện phương pháp.
- Trong quá trình giảng dạy thực hành các giảng viên phải kết hợp tốt các phương pháp với mục tiêu là rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, giảng viên phải thao tác mẫu chính xác, hướng dẫn tỷ mỷ, quan tâm tới việc bồi dưỡng những sinh viên yếu đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những sinh viên tiếp thu nhanh, tạo nên sự hứng thú trong quá trình học tập.
`- Hướng dẫn kiểm tra phần tự học, tự rèn luyện của sinh viên.
- Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại như máy chiếu, phần mền, giáo án điện tử…
- Có kế hoạch đổi mới phương tiện trang thiết bị dạy nghề theo hướng hiện đạị
- Phát động và khuyến khích giảng viên tự viết sáng kiến kinh nghiệm và đồ dùng dạy học làm phong phú phương tiện dạy nghề trong đổi mới phương pháp. Xây dựng tủ sách thư viện đáp ứng đầy đủ nhu cầu sách giáo khoa, chương trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo của giảng viên tham gia giảng dạỵ Đưa việc làm đồ dùng dạy học của giảng viên trở thành một tiêu chí đáng giá thi đua hàng năm. Nhằm phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của giảng viên khi lên lớp.
- Khoa, trung tâm cần chỉ đạo giảng viên các bộ môn, xây dựng hệ thống câu hỏi phát vấn một cách khoa học, hợp lý từ thấp đến caọ Xây dựng các bảng điểm đánh giá cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, mô đun nghề.
- Để đánh giá được kết quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các khoa, trung tâm cần vận dụng linh hoạt các hình thức và nội dung kiểm tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, kiểm tra từng mặt cơng tác hoặc kiểm tra tồn diện.
- Đổi mới phương pháp dạy học ngoài sự nỗ lực cố gắng của cá nhân giảng viên thì khoa,trung tâm phải đề nghị với nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng tay nghề sư phạm, tay nghề kỹ thuật cho đội ngũ giảng viên. Những nội dung bồi dưỡng gồm: Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới, kỹ thuật tay nghề (bao gồm cả việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề). Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học…
- Phương thức bồi dưỡng: Tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, tham quan, nghiên cứu khảo sát thực tế, hội thảo khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ bằng hình thức đi học hoặc tập huấn nghiệp vụ nâng cao tay nghề.
- Cần tổ chức thực hiện thường xuyên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thông qua các đợt thi đua hội giảng khoa,trung tâm, cấp trường, cấp thành phố. Muốn vậy cần xây dựng tiêu chuẩn giảng viên dạy giỏi cụ thể, rõ ràng, động viên toàn thể giảng viên đăng ký trở thành giáo viên dạy giỏị
- Để thực hiện tốt các nội dung trên, nhà trường phải căn cứ vào yêu cầu xây dựng và phát triển, trình độ hiện có của đội ngũ giảng viên, chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn, từng năm học, thực hiện giảng viên được luân phiên bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể:
+ Phân loại, đánh giá các mặt mạnh yếu của từng giảng viên để từ đó bố trí hợp lý cơng tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng (đúng người, đúng việc) và có hiệu quả. Người yếu năng lực sư phạm phải được bồi dưỡng thêm về năng lực sư phạm. Người cịn trì trệ, bảo thủ chưa đổi mới phương pháp thì cần phải được dự tập huấn, dự giờ, hội giảng về đổi mới phương pháp…
+ Tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí và bố trí hợp lý cho giảng viên trong công tác bồi dưỡng cũng như cử người đi dự các lớp đào tạọ
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo nhà trường về công tác bồi dưỡng các nội dung cần thiết cho giáo viên (Tin học, ngoại ngữ,kỹ năng nghề)
- Ý thức tự giác của mỗi cán bộ giảng viên.
- Cần có nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ công tác đổi mới đạt hiệu quả.