Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và NHNT Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp tại chi nhánh nhnt hà nội (Trang 86 - 90)

II. TD trung & dà

3.2.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và NHNT Việt Nam

Nam

Trên đây là những giải pháp cải tiến quy trình cho vay nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ở NHNT hà nội. Những giải pháp đó muốn có hiệu quả phải đạt đựợc sự nhất trí phối hợp của ngân hàng cùng với các cơ quan chức năng.

Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Nhà nước cần sớm có những biện pháp sau:

Kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất: Tạo môi trường kinh tế thuận lợi nhất. Mơi trường kinh tế

có vai trị quan trọng đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo đó Chính phủ với chức năng điều tiết tồn bộ hoạt động của nền kinh tế bằng những cơng cụ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và những điều chỉnh trong hệ thống pháp luật. Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp cụ thể tạo mơi trường kinh tế lành mạnh như: Chính phủ chỉ đạo các ban ngành có liên quan trong việc điều hành chính sách quản lý ngoại hối, nhằm thu hút một lượng lớn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, bổ sung quỹ dữ trữ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh tốn với nước ngồi về nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. Chủ động kiểm sốt được tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng. Đồng thời khuyến khích cơ quan phịng chống buôn lậu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất ở nước ngồi, thúc Phan ThÕ Qun 86 Lớp Tài Chính Doanh Nghiêp

đẩy q trình sản xuất hàng hóa và lưu thơng phát triển. Gián tiếp cải thiện tích cực mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.

Thứ hai: Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của

các đơn vị kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Một trong những khó khăn của hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề tài sản thế chấp. hầu hết các doanh nghiệp có tài sản thế chất giá trị thấp và tính pháp lý khơng rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này cùng với các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cần có những chỉ đạo hướng dẫn sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan để việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mại tài sản khi món vay có vấn đề được diễn ra hợp lý, theo đúng trình tự pháp luật. Đề nghị Nhà nước cần sớm ban hành luật phát mại tài sản để đưa vào sử dụng rộng rãi vì hiện nay việc xử lý các tài sản thế chấp của ngân hàng gặp nhiều khó. Khi muốn phát mại các tài sản thế chấp, ngân hàng phải trải qua các cơ quan trung gian gây mất thời gian và chi phí khơng cần thiết, có khi làm giảm uy tín của ngân hàng. Tạo điều kiện để ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng.

Ràng buộc quan hệ kinh tế dựa trên những văn bản pháp lý quy định về các giao dịch kinh tế, về hợp đơng tín dụng, có các biện pháp phát triển các hình thức thanh tốn sao cho mọi quan hệ tín dụng đểu được điều chỉnh bởi pháp luật một cách rõ ràng công bằng và nghiêm chỉnh. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp. Có các khung xử lý với những quan hệ trái pháp luật và đưa thông tin sai lệch cho ngân hàng và đối tác.

Thứ ba: Nhà nước cần giao cho một số cơ quan tiến hành thống kê

tổng hợp các tỷ lệ tài chính của ngành, rút ra tỷ lệ trung bình hàng năm để làm căn cứ phân tích kinh tế và so sánh đánh giá doanh nghiệp đang ở tình trạng nào, tạo điều kiện để ngân hàng có thơng tin, xác định hướng hoạt động có hiệu quả.

Thứ tư: Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, buộc

các doanh nghiệp phải hạch toán theo phương pháp hạch toán thống kê đảm bảo các số liệu tài chính được kiểm tra chính xác và bắt buộc. Giúp cho ngân hàng có được những thơng tin tài chính trung thực giúp cho việc thẩm định được chính xác hơn.

Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước là một tổ chức quản lý Nhà nước về

lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Một trong những chức năng của ngân hàng Nhà nước là đảm bảo an toàn hoạt động cho toàn hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo chức năng này, ngân hàng phải tập trung phòng ngừa phân tán rủi ro. Trước hết phải chấn chính lại trung tâm thơng tin tín dụng, từ khâu cập nhật số liệu, cung ứng số liệu đảm bảo kịp thời chính xác. Giúp cho ngân hàng thương mại ln có những thơng tin cần thiết về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để ngân hàng tự ra quyết định cho vay chắc chắn, đảm bảo khả năng thu hồi cả gốc và lãi, hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm

soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về quy mơ và chất lượng, đảm bảo có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm sốt độ an tồn của hệ thống ngân hàng.

Việc thanh tra ngân hàng phải được tiến hàng thườn xuyên tránh làm theo đợt, thành cao trào vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, không hiệu quả vừa gây sáo trộn ảnh hưởng uy tín của các NHTM. NHNN nên có chương trình quản lý việc thực hiện nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý nghiệp các cá nhân tổ chức vi phạm quy chế tín dụng, bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đầy đủ quy chế tín dụng, các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng. Giải quyết các tồn tại và nâng cao năng lực, tính ổn định của các ngân hàng.

Kiến nghị đối với NHNT Việt Nam

NHNT Việt Nam cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể Quy trình cho vay mới đối với doanh nghiệp. Đồng thời có những điều chỉnh để các chi nháng có thể linh hoạt, tùy vào điều kiện thực tế ở mỗi Chi nhánh khách nhau. Một mặt Chi nhánh tuân thủ những nguyên tắc cơ ban trong Quy trình cho vay, mặt khác có thể linh hoạt tùy vào những lợi thế của mình và dựa trên quy trình cho vay mới để có thể tiếp tục phát huy hết khả năng kinh doanh của mỗi Chi nhánh. NHNT việ nam cần tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp để có những chỉ đạo, điều chình kịp thời.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển được trước xu thế tồn cầu hóa như hiện nay đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như các ngân hàng qua việc cung cấp nguồn vốn vay tạo Phan ThÕ Qun 89 Líp Tài Chính Doanh Nghiêp

động lực phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, NHNT hà nội phải cải tiến tốt nhất quy trình cho vay trên cơ sở quy trình chung của NHNT Việt Nam. Một mặt tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng. Mặt khác Cải tiến quy trình để nâng câo hiệu quả cho vay, đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Cải tiến quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp là một vấn đề rất lớn, đòi hỏi rất nhiều nguồn nhân lực và vật lực đồng thời cũng không thể thực hiện chỉ một sớm một chiều. Những nghiên cứu trên đây của em chỉ là một phần nhỏ với mong muốn có thể góp phần nào đó hồn thiện hơn quy trình tín dụng hiện tại của NHNT hà nội, qua đó đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong khoảng thời gian có hạn. Bên cạnh đó trình độ lý luận và kiến thức thực tế của em còn chưa đầy đủ. Đề tài của em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, em mong nhân được sự quan tâm góp ý chân thành của các thầy cơ giáo để đề tài này có thể được tiếp tục hồn thiện hơn và nâng cao hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp tại chi nhánh nhnt hà nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w