ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRUỜNG CHỨNG KHỐN CỦA CƠNG

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 100 - 102)

KHỐN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SHS. 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM .

Mục tiêu phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới là:

- Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt động để TTCK thật sự đóng vai trị là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 40-50% GDP vào cuối năm 2015.

- Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành công ty cổ phần.

- Mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK có tổ chức, từng bước thu hẹp TTCK tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, hồn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách: Đẩy mạnh

triển khai thực thi Luật Chứng khốn thơng qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn; xây dựng các văn bản về quản lý phát hành riêng lẻ của công ty đại chúng. Nghiên cứu hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với các đối tượng tham gia TTCK. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc trao đổi, cung cấp thơng tin và giám sát, kiểm sốt các rủi ro trên thị trường tiền tệ và TTCK.

Thứ hai, tăng cường số lượng và chất lượng cung- cầu trên TTCK

Về cung chứng khoán: Đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 2006-2010 theo Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, gắn chào bán cổ phiếu lần đầu của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với niêm yết trên TTCK theo lộ trình

thích hợp. Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu cơng trình) và đưa vào giao dịch trên TTCK. Thực hiện bán giảm bớt phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hố mà Nhà nước khơng cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Về cầu chứng khoán: Xây dựng cơ sở nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư tổ chức làm nịng cốt đảm bảo tính ổn định cho TTCK; khuyến khích tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư...) vào TTCK. Xây dựng và cơng bố lộ trình hội nhập để nhà đầu tư nước ngoài chủ động tham gia TTCK phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết WTO.

Thứ ba, tái cấu trúc TTCK: Xây dựng Đề án chuyển đổi các TTGDCK

Hà Nội, TTLKCK sang mô hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Chứng khoán. Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hệ thống giao dịch để có thể tổ chức giao dịch từ xa đối với Sở GDCK và TTGDCK. Triển khai xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội. Triển khai xây dựng hệ thống giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết theo hướng thị trường OTC tại TTGDCK Hà Nội.

Thứ tư, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian: Nâng

cao năng lực của các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ theo tiêu chí mới (quy mơ vốn; quản trị công ty; nhân lực; công nghệ; mạng lưới dịch vụ) để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.

Thứ năm, nâng cao năng lực giám sát thị trường: Hoàn thiện bộ máy tổ

chức, hoạt động của UBCKNN theo qui định của Luật Chứng khoán, Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 về tổ chức bộ máy của UBCKNN và đặc biệt là năng lực giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán; hoạt

động giao dịch chứng khốn; thực hiện chế độ cơng bố thơng tin trên TTCK; nâng cao tính minh bạch của thị truờng chứng khốn.

Thứ sáu, công tác công bố thông tin và tuyên truyền: Tiếp tục thực

hiện công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức về TTCK đặc biệt là các doanh nghiệp, công chúng đầu tư. Thực hiện cải cách toàn diện hệ thống đào tạo về nội dung giáo trình, giảng viên, chế độ thi cử, sát hạch.

Thứ bảy, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực

chứng khốn: Phối hợp với các thị trường trong khu vực và quốc tế thúc đẩy việc chào bán và niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trên TTCK nước ngoài. Thực hiện các giải pháp tăng cường hiệu quả của các tổ chức kinh doanh chứng khoán đảm bảo thực hiện cam kết WTO.

(Nguồn : Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10/2007)

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 100 - 102)