Nâng cao sự liên kết, hợp tác hóa giữa các cấp phân phối

Một phần của tài liệu Hệ thống phân phối trên thị trường nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 84 - 86)

II. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu hệ thống phân phố

3.Nâng cao sự liên kết, hợp tác hóa giữa các cấp phân phối

Một ƣu điểm khác nữa của hệ thống phân phối Nhật Bản mà chúng ta cần học hoi là: các cấp phân phối của Nhật đều làm việc dựa trên mối quan hệ lâu dài và các hợp đồng dài hạn nên sự liên kết, hợp tác hóa giữa các cấp rất chặt chẽ, ln có sự trợ giúp từ các cấp phân phối cao hơn đối với các cấp thấp hơn: các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán bn, cịn các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ. Mối quan hệ chặt chẽ này cũng giúp việc trao đổi thông tin thị trƣờng giữa các cấp thuận tiện hơn, quản lý hàng hóa chặt chẽ hơn, giúp nhà sản xuất nhanh chóng biết đƣợc các thơng tin phản hồi từ ngƣời tiêu dùng để có thể cải tiến sản phẩm và luôn cho ra thị trƣờng đƣợc những sản phẩm phù hợp với đại đa số khách hàng. Ngƣợc lại, giữa các cấp phân phối của Việt Nam, sự liên kết này

rất lỏng lẻo, hệ thống phân phối chung vẫn theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, ngay trong một hệ thống thƣơng mại, song việc liên kết giữa Coop Mart và Sài Gòn Mart đƣợc đặt ra từ vài năm nay vẫn chƣa kết nối đƣợc.

Vì vậy, các doanh nghiệp phân phối trong nƣớc cần phải liên kết, hợp tác chặt chẽ để cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đằng, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Theo Saigon Co.op, muốn phát triển nhất thiết phải liên kết, nếu khơng sẽ gặp khó khăn vì thiếu vốn, thiếu mặt bằng…Saigon Co.op đang củng cố vị trí nhà phân phối số một Việt Nam bằng một chiến lƣợc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng hệ thống siêu thị cả nƣớc. Bên cạnh đó, Saigon Co.op chú trọng xây dựng các mối liên hệ gắn kết các siêu thị, cơ sở sản xuất, kho dự trữ thành một hệ thống liên hoàn từ khai thác, vận chuyển, chế biến và bán lẻ để làm tăng giá trị của sản phẩm cũng nhƣ nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa.

Thời gian tới, các nhà phân phối nội địa cần phải quyết liệt hơn trong việc liên kết chiếm lĩnh thị trƣờng và cần có sự ủng hộ, đồng thuận từ phía Nhà nƣớc. Nếu có sự đồng thuận đó thì chỉ trong vịng 5 năm tới, Việt Nam sẽ có những nhà phân phối nội địa đủ tầm để cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài. Ơng Phạm Đình Tồn, Tổng Giám đốc Cơng ty TNHH Phú Thái, nói: ”Đã đến lúc các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối Việt Nam phải ý thức đến việc thành lập một tập đoàn lớn, lớn thực sự chứ không phải lớn về mong muốn, mới có đủ sức cạnh tranh với các tập địan nƣớc ngồi khi các tập đồn phân phối lớn “đổ bộ” vào thị trƣờng nƣớc ta”. Do vậy, ngày 14/5 vừa qua, 4 nhà phân phối hàng đầu của Việt Nam: Hapro, Satra, Saigon Co.op và Phú Thái Group đã chính thức ra mắt Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ & Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA), vốn điều lệ ban đầu của VDA là 600 tỷ đồng, vốn đầu tƣ 1.500 tỷ đồng, dự kiến từ tháng 11/2008 đến năm 2010, VDA sẽ tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và tăng vốn đầu tƣ lên 6.000 tỷ đồng. VDA sẽ tập trung phát triển hạ tầng thƣơng mại để hình thành hệ thống siêu thị, kho hàng sau đó sẽ chuyển giao cho các tổng công ty.

Một phần của tài liệu Hệ thống phân phối trên thị trường nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 84 - 86)