Thực trạng phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt

Một phần của tài liệu Hệ thống phân phối trên thị trường nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 81)

I. Thực trạng phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam Việt Nam

Cùng với quá trình chuyển đổi theo hƣớng nền kinh tế thị trƣờng, những năm vừa qua, hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam đã nhanh chóng hình thành và phát triển, tạo nên một thị trƣờng sôi động với những biến đổi sâu sắc cả về cấu trúc lẫn phƣơng thức và các quan hệ giữa các cơ cấu trong các hệ thống này. Dƣới tác động của chính sách tự do hóa lĩnh vực lƣu thơng, chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và đƣợc sự bảo hộ của nhà nƣớc bằng các rào cản hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành phân phối, sự cạnh tranh trong nội bộ hệ thống cũng nhƣ giữa các hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng mạnh mẽ.

Hệ thống phân phối ở Việt Nam tính đến đầu năm 2006 có 9.063 chợ truyền thống, (trong đó 6.788 chợ ở nơng thôn và 2.275 chợ ở khu vực thành thị); 200 siêu thị, 30 trung tâm thƣơng mại và khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành, phần lớn tập trung ở Hà Nội (50) và thành phố Hồ Chí Minh (60). Hơn 10 năm qua, các mạng lƣới bán lẻ, phân phối đã đƣợc cải tạo nâng cấp, xây mới cho phù hợp với xu thế tiêu dùng ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, về

40% ở các chợ, 44% ở các cửa hàng bán lẻ, còn lại các đơn vị sản xuất trực tiếp phân phối là 6%. Các siêu thị và trung tâm thƣơng mại đại diện cho các loại hình phân phối, bán lẻ, bán bn có chất lƣợng và dịch vụ cao nhƣng chủ yếu mới xuất hiện ở các thành phố lớn.

Ngay tại các thành phố lớn thì hệ thống phân phối tuy có tiến bộ song cịn nhiều bất cập trƣớc yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập khu vực và quốc tế. Nó đang bộc lộ một số điểm yếu nhƣ vốn liếng quá nhỏ, đa số hàng hóa tự chọn tiện ích hiện nay đều là hàng đại lý ký gửi với tỷ lệ 60-70%, tự thu mua để kinh doanh chỉ chiếm 20-30%. Muốn tái sản xuất mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thêm thị phần bán lẻ, tự đầu tƣ vốn để chủ động thu mua nguồn hàng trực tiếp để kinh doanh là hết sức khó khăn.

Mặt khác, tính chuyên nghiệp của hệ thống phân phối trong nƣớc hiện còn rất yếu, thể hiện ở chỗ việc tổ chức một hệ thống phân phối ở từng địa phƣơng, khu vực và toàn quốc chƣa đƣợc đồng bộ, chặt chẽ từ khâu thu mua kiểm định, sơ chế đến đóng gói và bán ra. Cơng tác xúc tiến thƣơng mại, marketing, dự báo thông tin thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm và chƣa chuyên nghiệp, 60-70% đơn vị kinh doanh chƣa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh, khoảng 20% mới xây dựng đƣợc trang web ở mức độ đơn giản, công tác xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp, thƣơng hiệu hàng hóa chƣa đƣợc coi trọng… Đó là chƣa kể hậu cần phục vụ cho hệ thống phân phối nhƣ hệ thống kho, phƣơng tiện chuyên dùng, các thiết bị bảo đảm chƣa đạt tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Đặc biệt là tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh để thu mua, tiêu thụ hàng hóa cịn rời rạc, liên kết giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với kinh doanh chƣa có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, chủ yếu mạnh ai nấy làm khơng có sức mạnh tổng hợp chung. Từ đó, dẫn đến việc phá hợp đồng giữa nhà máy, doanh nghiệp phân phối và ngƣời nông dân là chuyện thƣờng xảy ra.

Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những thị trƣờng hấp dẫn nhất thế giới. Từ vị trí thứ 8 (năm 2004), Việt Nam đã nhanh chóng leo lên vị trí thứ 3, chỉ sau Ấn Độ và Nga (theo bản báo cáo xếp hạng thị trƣờng bán lẻ toàn cầu mới đây của Công ty Nghiên cứu thị trƣờng AT Kearney của Mỹ). Doanh số bán lẻ đã lên tới 21 tỷ USD (từ 17,4 USD năm 2000). Tốc độ tăng trƣởng bình quân năm 15-20%, vƣợt xa một số thị trƣờng lớn trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan.

Thị trƣờng hơn 80 triệu dân và có tới trên 50% dƣới 30 tuổi, “sức trẻ” đang là lợi thế lớn của thị trƣờng Việt Nam, bên cạnh đó, thu nhập bình qn đã tăng lên nhanh chóng, chi tiêu bình quân đầu ngƣời là 5,7 triệu VND – một con số ấn tƣợng so với 2,8 triệu VND năm 2000. Mức sống tăng cao tạo nên lực đẩy cho sự thay đổi thói quen tiêu dùng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhƣng thực tế cho thấy: hầu hết chi tiêu của ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn chỉ mua sắm thông qua hệ thống bán lẻ truyền thống. Điểm yếu này của thị trƣờng đƣợc phản ánh rõ nét qua sự chênh lệch giữa tỉ lệ thị phần bán lẻ truyền thống (85%) và thƣơng mại hiện đại (15%), trong khi tỉ lệ tƣơng tệ của các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan là 40%- 60%, Trung Quốc là 46%-64%...

Trong thời gian gần đây, các nhà phân phối lớn trong nƣớc đồng loạt khai trƣơng rất nhiều điểm bán lẻ trên tồn quốc: Cơng ty Thƣơng mại Sài Gòn (SATRA) đang hợp tác với doanh nghiệp nhiều tỉnh để phát triển các chợ đầu mối, hình thành trung tâm phân phối cho khu vực nơng thơn, tiến tới cung ứng hàng hóa cho siêu thị bán lẻ tại các thành phố; hệ thống siêu thị VINATEX MART trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) đã thành lập 36 điểm bán hàng trong cả nƣớc với 11 siêu thị, 6 siêu thị mini và 19 cửa hàng thời trang, phấn đấu đến năm 2010 hệ thống bán lẻ sẽ mở rộng tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Mới đây, sau khi công ty TNHH cà phê Trung Nguyên khai trƣơng đồng loạt 500 cửa hàng tiện ích G7 có số vốn đầu tƣ 100-200 triệu đồng/cửa hàng, một

chuỗi các cửa hàng tiện lợi 24/Seven của Công ty Cổ phần Hoang Corp, chuỗi cửa hàng V-24h của Công ty Cổ phần Phân phối Vina… và hàng trăm siêu thị lớn nhỏ rải đều từ Bắc chí Nam của hai đại gia: Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội (HAPRO) với thƣơng hiệu Hapro Mart và Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gịn (SATRA). Tổng cơng ty thƣơng mại Hà Nội (HAPRO) từ nay đến năm 2010 sẽ cải tạo xây mới 4 tổng kho hàng hóa, 25 trung tâm thƣơng mại, 100 siêu thị, 220 cửa hàng tiện ích và 50 cửa hàng ăn uống dịch vụ với tổng vốn đầu tƣ gần 5.000 tỷ đồng,v.v.

Số siêu thị, trung tâm thƣơng mại và cửa hàng bán lẻ dù đã tăng lên đáng kể so với vài năm trƣớc, nhƣng vẫn cịn q manh mún và nhỏ lẻ. Hình thức bán lẻ hiện đại nhƣ máy bán hàng tự động và thanh tóan qua mạng cịn khá xa lạ với đại bộ phận ngƣời tiêu dùng. Thị phần nơng thơn gần nhƣ cịn bỏ ngỏ cho hình thức bán hàng truyền thống qua các chợ, cửa hàng bán lẻ…Theo các chuyên gia ngành phân phối, các trung tâm, siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng đƣợc 20-30% nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có mức sống trên trung bình, 70 đến 80% cịn lại vẫn phải vào các chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ mua sắm. Mặc dù hệ thống các siêu thị Coop Mart, Maximart, Citymart, Massan…đến hàng nghìn đại lý bán lẻ của các nhà sản xuất lớn nhƣ Bia Sài Gịn, Vissan, Kinh Đơ, Vifon…đã mở rộng đƣợc mạng lƣới tiêu thụ phân phối tới tận vùng sâu, vùng xa, song dƣờng nhƣ hệ thống phân phối chung vẫn theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Ngay trong một hệ thống thƣơng mại, song việc liên kết giữa Coop Mart và Sài Gòn Mart đƣợc đặt ra từ vài năm nay vẫn chƣa kết nối đƣợc. Ở các siêu thị trong nƣớc, khách ra vào tấp nập song mức mua sắm hàng hóa chỉ đạt từ 100-150.000 đồng/hóa đơn, chủ yếu do hàng hóa cịn đơn điệu, mẫu mã chậm thay đổi, giá cả một chiều, không giảm mạnh nhƣ ở siêu thị nƣớc ngoài (vào mùa khuyến mãi siêu thị tƣ nhân, nƣớc ngồi áp dụng khá thành cơng).

Các nhà phân phối lớn của Việt Nam đều đã mở rộng mạng lƣới phân phối, nhƣng vẫn còn “yếu thế” hơn so với các hệ thống phân phối nƣớc ngoài. Những

“đại gia” nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ Bourbon, Parkson, Metro tuy chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn (10%) trên tổng số siêu thị, trung tâm mua sắm, nhƣng lại chiếm tới 60% lƣợng lƣu thơng hàng hóa bán lẻ. Việc mở cửa tự do vào tháng 1/2009 tới sẽ khiến thị trƣờng bán lẻ Việt Nam càng tăng thêm sự hấp dẫn với những “đại gia” khác (Walmart, DiaryFarm, Tesco…) đang ngấp nghé chờ tiếng cịi “tháo khốn”. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc.

Ngày càng có nhiều nhà phân phối nƣớc ngồi thâm nhập thị trƣờng

Thời gian gần đây, đã xuất hiện một làn sang các nhà phân phối nƣớc ngoài thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, và cuộc đua kiểm soát kênh phân phối giữa các nhà phân phối trong và ngoài nứớc đã bắt đầu nhen nhóm và đã nổi lên trên hai lĩnh vực: dƣợc phẩm và hàng tiêu dùng.

- Về dược phẩm, sau sự kiện Zuellig Pharma Việt Nam (ZPV) bất chấp hàng

loạt chế tài mới và cam kết của các doanh nghiệp dƣợc nƣớc ngoài tại Việt Nam, giá thuốc lại rục rịch tăng. Các đại gia phân phối thuốc chuyển sang chiến lƣợc tăng giá từ từ, mỗi ngày một ít. Điều này chứng tỏ, các biện pháp mạnh tay của Bộ Y tế đã chƣa hoàn toàn phát huy tác dụng.

- Về hàng tiêu dùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã cấp phép cho ba tập đoàn kinh doanh siêu thị nƣớc ngoài là Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp), Parkson (tập đoàn Lion Group – Malaysia). Metro mới đƣợc cấp phép kinh doanh bán buôn, Big C đã đƣợc cấp phép bán lẻ tại 4 siêu thị và Big C Thăng Long trở thành siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tổng số vốn đầu tƣ 12 triệu USD. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của ngƣời dân sử dụng các loại hình phân phối hiện đại văn minh ở các thành phố lớn có xu hƣớng tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu các loại hình phân phối và các nhà phân phối nƣớc ngồi đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng xu thế này. Ngƣời dân đã chán phong cách bán hàng

các chợ và họ sẽ đổ xô đến các siêu thị lớn để mua hàng với cơ sở hạ tầng hiện đại, hàng hóa đa dạng, chất lƣợng, giá cả ổn định, có nhiều hình thức khuyến mãi. Số lƣợng các điểm phân phối nhỏ lẻ sẽ giảm dần và đƣợc thay thế bằng các hình thức phân phối mới nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại. Một câu hỏi đƣợc đặt ra về sự tồn tại của các chợ, cửa hàng quy mô nhỏ bán hàng tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới, hình thức phân phối nhỏ lẻ sẽ vẫn giữ đƣợc vai trị của mình ngay cả trong các thành phố lớn do tập quán tiêu dùng của ngƣời Việt Nam và vị trí nằm sát khu vực có nhiều dân cƣ sinh sống.

Phân phối qua mạng cũng đang thu hút đƣợc sự quan tâm vì những tiện ích đáng kể của nó. Hiện nay ở Việt Nam, đang có một làn sóng phân phối trực tuyến vừa chính thức vừa ngầm nhƣng tƣơng đối mạnh mẽ, có vơ số trang web tiếng Việt khác nhau thực hiện các giao dịch trên mạng.

Nhƣợng quyền thƣơng mại (franchising) cũng có nhiều tiềm năng phát triển với Trung Nguyên và Kinh Đô là 2 nhà tiên phong, mặc dù các nhà kinh doanh trong nƣớc cũng chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ tính hai mặt của hình thức phân phối này.

Nhìn chung, đối với những loại hình phân phối hiện đại, hiển nhiên đây là một thế mạnh của các nhà phân phối nƣớc ngoài. Gần đây, tuy các nhà phân phối Việt Nam có nhiều động thái củng cố lại hệ thống của mình để chống lại áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối nƣờc ngồi, nhƣng đây có lẽ là cuộc đua khơng cân sức vì các tập đồn phân phối nƣớc ngồi đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trƣờng các nƣớc đang phát triển, nguồn vốn rất lớn; họ lại đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, tổ chức kinh doanh, thậm chí vận động hành lang rất bài bản và đƣa ra giá bán buôn thấp hơn nhiều so với các nhà bán buôn trong nƣớc, các dịch vụ bán hàng thuận tiện và các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn.

Việc thu hút số lƣợng lớn các khách hàng của các siêu thị và trung tâm thƣơng mại có thể dẫn đến tình trạng phá sản dây chuyền của hàng triệu hộ cá thể bán buôn nhỏ lẻ, đe dọa đời sống của ngƣời dân. Sự mở rộng của hệ thống các siêu thị

có thể dẫn đến các vấn đề mơi trƣờng vì siêu thị là nơi tập trung các phƣơng tiện đi lại của ngƣời dân, nhất là vào các dịp cuối tuần. Sự phụ thuộc vào các Tập đoàn phân phối nƣớc ngồi cũng có thể sẽ phải trả giá đắt vì nó đe dọa cuộc sống của ngƣời nông dân và các hộ buôn bán nhỏ. Các siêu thị thƣờng đƣa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lƣợng rất cao đối với ngƣời nông dân, nếu đáp ứng thì họ sẽ mua với khối lƣợng khổng lồ. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu rất cao của các siêu thị, ngƣời nông dân phải đầu tƣ máy móc thiết bị, giống, phƣơng pháp canh tác, nhƣng họ lại khơng có vốn và phải đi vay ngân hàng, nếu các nhà phân phối

n ƣ ớ c

ngoài không mua hàng, họ sẽ bị rơi vào tình trạng nợ nần chống chất. Điều này khơng dễ dàng gì so với trƣớc đó khi họ chỉ phải chuyển tất cả nông sản làm ra với các hình thức khác nhau tới chợ. Đối với hàng gia dụng và trang trí là mặt hàng có thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài thƣờng áp dụng mức giá cao trong các đơn đặt hàng các sản phẩm gia công đồng thời cũng đặt ra các quy định ngặt nghèo về thời hạn giao hàng, sử dụng lao động, nguồn nguyên vật liệu, đổi mới cơng nghệ. Có đối tác lo đầu ra, các doanh nghiệp chỉ phải tập trung sản xuất, khơng phải lo các khâu bao bì, thiết kế, marketing, xây dựng hệ thống phân phối và tạo dựng thƣơng hiệu nên họ rất ham. Lúc đầu, các nhà sản xuất ăn theo cịn ăn nên làm ra, nhƣng sau đó, phía nƣớc ngồi càng giảm giá đặt hàng, các nhà sản xuất trong nƣớc bị lỗ nặng. Tiền vốn đổi mới công nghệ theo yêu cầu của nhà phân phối nƣớc ngoài lại là vay của ngân hàng, không bán đƣợc hàng nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Với vốn đầu tƣ lớn, mặt bằng kinh doanh rộng, hệ thống quản lý bán hàng, lƣu kho, vận chuyển có tính ƣu việt, các khâu logistics đƣợc thực hiện với độ chuyên nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nƣớc, các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài sẽ dần khống chế hệ thống phân phối nội địa.

vào việc giải quyết tình trạng lao động trung bình dƣ thừa ở các thành phố lớn. Đặc biệt là ngành bán lẻ là một ngành tuyển dụng rất nhiều lao động nên có thể giảm bớt gánh nặng về cơng ăn việc làm cho chính quyền địa phƣơng. Ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc hƣởng lợi từ các chƣơng trình khuyến mãi, đƣợc sử dụng hàng hóa có chất lƣợng ổn định, đảm bảo vệ sinh an tồn, các nhà phân phối trong nƣớc có thể học hỏi đƣợc các kinh nghiệm quản lý điều hành tiên tiến từ nƣớc ngoài.

Theo ông Trần Du Lịch, Viện trƣởng Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, nhận rõ tiềm năng của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam, nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã có ý định thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam nhƣ: Walmart (Mỹ),

Một phần của tài liệu Hệ thống phân phối trên thị trường nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)