Biểu đồ kết quả điều tra về mức độ quantâm của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 46 - 70)

Từ những kết quả trên cho thấy rất nhiều vấn đề quan điểm của học sinh và giáo viên có phần chênh lệch. 65% học sinh cho rằng rất quan tâm tìm kiếm tài liệu, tham gia hoạt động, trong khi đó chỉ có 30% giáo viên cho rằng học sinh rất quan tâm. Không có một đánh giá nào của học sinh cho rằng mình khơng quan tâm, trong khi đó có đến 10% giáo viên cho rằng học sinh không quan tâm và khơng tập trung tham gia. Điều đó cũng dễ hiểu bởi chỉ có 20% giáo viên cho rằng mình thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH, cịn 20% thì khơng bao giờ tổ chức các hoạt động đó, cho nên các thầy (cơ) cũng khó tìm thấy sự quan tâm hứng thú học tập của các em khi có sự hỗ trợ của PMDH.

Mặc dù ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh có phần khơng đồng nhất, song đây chính là cơ sở để các nhà quản lý tuyên truyền và phổ biến sâu rộng hơn nữa nội dung đổi mới phương pháp dạy học và vai trò của các PMDH đối với hiệu quả của các giờ học Lịch sử.

1.2.2.3. Cách thức tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học

Khi được phỏng vấn về cách thức tổ chức thì đa phần giáo viên đều cho rằng mình tổ chức rất đơn giản, chủ yếu là giáo viên làm và lên lớp giảng như bình thường. Chỉ khác là bài học có nhiều hình ảnh và thêm trị chơi nên học sinh cảm thấy hứng thú. Một số ít giáo viên cho rằng khi cho các em được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thì mới nhận thấy năng lực làm việc và sự sáng tạo của học sinh. Như vậy, khơng phải học sinh của mình kém mà vấn đề học sinh ít được tiếp cận và ít được tham gia thực hành.

Tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát thì ý kiến của giáo viên và học sinh cũng tương đối nhất quán.

Bảng 1.3: Kết quả điều tra về cách thức tổ chức của giáo viên

Nội dung điều tra đối với giáo viên Tỷ lệ (%) Câu 4: Thầy (cô) thường tổ chức các hoạt động nào khi ứng dụng các phần mềm dạy học vào quá trình giảng dạy?

Hướng dẫn học sinh làm phim với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold

10

Hướng dẫn học sinh thiết kế các bộ sưu tập tranh ảnh, bài thuyết trình với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint

60

Hướng dẫn học sinh thiết kế thẻ nhớ (sự kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử) với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word

20

Các hoạt động khác 10

Nội dung điều tra đối với học sinh Tỷ lệ (%) Câu 4: Giáo viên của bạn thường tổ chức các hoạt động nào khi ứng dụng các phần mềm dạy học vào giờ học?

Hướng dẫn học sinh làm phim với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold

15

Hướng dẫn học sinh thiết kế các bộ sưu tập tranh ảnh, bài thuyết trình với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint

65

Hướng dẫn học sinh thiết kế thẻ nhớ (sự kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử) với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word

10

Các hoạt động khác 10

Từ kết quả phỏng vấn và điều tra bằng phiếu khảo sát cho thấy đa phần giáo viên và học sinh đều chỉ mới sử dụng thiên về phần mềm Powerpoint là chính (65% ý kiến học sinh, 60% ý kiến của giáo viên). Như vậy, cả giáo viên và học sinh đều có khả năng sử dụng phần mềm, tuy nhiên cịn hạn chế chỉ tập trung chính vào các bài thuyết trình. Cịn phần mềm Proshow và thiết kế thẻ nhớ bằng phần mềm Word cịn hạn chế nhiều. Chỉ có một bộ phận nhỏ giáo

đoạn phim tư liệu, có hướng dẫn học sinh thiết kế một vài bộ sưu tập tranh ảnh. Điều đó cho thấy việc hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm vào dạy học là vô cùng cần thiết, không chỉ trang bị kiến thức hiểu biết cho giáo viên mà còn giúp giáo viên có nhiều cơng cụ hướng dẫn học sinh học tập nhằm phát huy vai trị chủ động, tích cực của các em.

Những hạn chế trên của việc tiến hành tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH cũng được giáo viên và học sinh đưa ra những ý kiến phản hồi về những khó khăn gặp phải. Đa số học sinh khơng có máy vi tính (45%), cho nên có đến 40% ý kiến không biết sử dụng các phần mềm. Như vậy, từ việc các em không được tiếp cận với máy vi tính, CNTT nên dẫn đến các em không biết sử dụng các phần mềm, một số khác học sinh cho rằng có máy vi tính nhưng khơng được hướng dẫn nên cũng khơng biết sử dụng. Cịn về phía giáo viên thì phần đa ý kiến cho rằng khả năng ứng dụng các phần mềm cịn hạn chế (50%) và có đến 30% cho rằng do học sinh khơng có máy vi tính. Như vậy, việc tiến hành các buổi tập huấn sử dụng phần mềm trong dạy học chưa được phổ biến và rộng khắp, nên dẫn tới việc giáo viên không biết và cũng không thể hướng dẫn được cho học sinh. Đa phần giáo viên tự mày mị là chính, chủ yếu là sử dụng Powerpoint để soạn các bài giảng điện tử. Bởi vậy việc ứng dụng các phần mềm vào dạy học là một điều vô cùng cần thiết không chỉ nâng cao hiệu quả giờ học mà cịn góp phần đào tạo những con người chủ động, tích cực.

1.2.2.4. Yêu cầu đặt ra

Việc tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho việc đưa ra những nhận xét, đánh giá, quan điểm về thực trạng dạy học nói chung, vấn đề tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của PMDH nói riêng mà cịn là cơ sở xác đáng đưa ra những vấn đề cần giải quyết và có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ môn.

Thứ nhất, phương pháp dạy học phổ biến của giáo viên vẫn là thuyết trình, chưa có sự kết hợp mềm dẻo linh hoạt. Chủ yếu là đọc-chép ghi nhớ sự kiện nên chưa phát huy được vai trị chủ động của học sinh, chưa kích thích tư duy học sinh. Đây là một trong những nhân tố tác động sâu đến chất lượng dạy-học bộ môn. Nhận thức của giáo viên về vai trò của CNTT đến hiệu quả dạy học chưa được sâu sắc nên vấn đề đổi mới chưa được sâu rộng và thực hiện đồng bộ. Do nặng về dạy nội dung hơn là hướng dẫn phương pháp học cho nên dẫn tới tình trạng học sinh tiếp thu một cách thụ động. Giáo viên vẫn đóng vai trị trung tâm là người cung cấp kiến thức còn học trò tiếp nhận một chiều ít có sự phản hồi. Mặc dù đã có một số giáo viên có tinh thần đổi mới song chưa hướng nhiều đến người học, chưa rèn khả năng tư duy, sáng tạo cho người học mà chỉ đổi mới phần nào việc giảng dạy.

Thứ hai, mặc dù đã phần nào nhận thức được vai trò của các phần mềm đối với q trình dạy học mơn Lịch sử song giáo viên lại chưa hiểu hết bản chất của nó. Khơng hướng đến việc hướng dẫn tổ chức cho người học chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập mà chủ yếu vẫn là giáo viên làm. Hầu hết việc tổ chức hoạt động của giáo viên chưa đa dạng chỉ mới dừng ở việc sử dụng Powerpoint là chính chưa hướng đến các đối tượng học sinh với phong cách học và sở thích khác nhau.

Thứ ba, do giáo viên khơng thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH nên chưa thấy được khả năng của học sinh. Từ đó học sinh chỉ được nghe lý thuyết là chính cịn việc thực hành rất hạn chế bởi 30% học sinh cho rằng chỉ tiết dự giờ giáo viên vì tổ chức hoạt động với sự hỗ trợ của PMDH.

Từ những hạn chế đó cho nên mới dẫn tới hiệu quả học tập môn Lịch sử thấp, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mới chỉ thực hiện trên giấy tờ là chính. Qua quá trình điều tra khảo sát học sinh và giáo viên cũng đưa ra rất nhiều đề xuất mong muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.

Về phía giáo viên thì hầu hết đều cho rằng việc tập huấn về các phần mềm dạy học còn quá hạn chế cả về thời gian học và số lượng người được tham gia trực tiếp, trong khi đó khả năng sử dụng PMDH của phần đa giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản nhất là soạn giáo án điện tử. Thứ hai là do yếu kém về cơ sở vật chất, hạn chế phịng học bộ mơn và máy vi tính nên việc dạy học bằng CNTT khơng được tiến hành thường xun. Ngồi ra, mơn Lịch sử bị coi là mơn phụ cho nên chính ban lãnh đạo của nhà trường cũng ít tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới. Đa số giáo viên đều đưa ra yêu cầu tăng cường các buổi tập huấn, trang bị thêm cơ sở vật chất phịng học bộ mơn.

Về phía học sinh cũng đưa ra rất nhiều đề xuất như: giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học, bỏ lối dạy truyền thống cho học sinh được tham gia thực hành nhiều hơn nữa; giáo viên cần tăng cường các giờ học có sự ứng dụng của PMDH; hướng dẫn học sinh sử dụng các PMDH để tạo ra sản phẩm học tập của chính các em.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Việc tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH trong dạy học môn Lịch sử là rất cần thiết, không chỉ với giáo viên mà cịn có vai trị rất quan trọng đối với cả học sinh. Đó là một khâu vơ cùng quan trọng đối với quá trình dạy học. Giáo viên thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức cho học sinh thực hiện với sự hỗ trợ của PMDH ở trên lớp và tự học ở nhà để học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Tổ chức các hoạt động học tập như vậy không chỉ giúp học sinh thu nhận kiến thức mà còn rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Nếu giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cho cả quá trình dạy học.

Khi tiến hành tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH, giáo viên trong vai trò là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm để tạo nên sản phẩm học tập, điều đó mới thực sự là đổi mới phương pháp dạy học hướng đến người học phát huy tính chủ động tích cực của học trị.

Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy phần nào giáo viên đã nhận thức đúng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và vai trò của các PMDH trong việc tạo nên hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử. Song do một số điều kiện khác nhau việc triển khai của giáo viên không được đồng bộ và thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.

Mặc dù Phúc Thọ vẫn là một huyện thuần nơng song q trình đơ thị hóa trong những năm gần đây đã phần nào làm cho cuộc sống của người dân đi lên. CNTT đã dần xâm lấn vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, học sinh cũng được tiếp cận với máy tính và mạng internet ngày càng nhiều. Phần lớn khi tiến hành trao đổi, phỏng vấn các em đều cho rằng: máy tính và mạng internet rất hữu dụng đối với việc học tập của các em, các em có được nhiều kiến thức bổ ích và giúp cho việc học của các em đỡ vất vả hơn. Mặc dù, các tiết học có ứng dụng CNTT rất hạn chế, nhưng các em vẫn cảm thấy rất hứng thú. Hầu hết các em học sinh đều mong muốn giáo viên ứng dụng nhiều hơn nữa CNTT vào qúa trình giảng dạy.

Những vấn đề đã nêu trên đây là cơ sở cho việc lựa chọn các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của PMDH nói chung và tổ chức các hoạt động học tập chương trình mơn Lịch sử lớp 10 nói riêng.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN PHÚC THỌ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM DẠY HỌC

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung phần các cuộc CMTS (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII - LSTG cận đại lớp 10 chương trình chuẩn) đến cuối thế kỷ XVIII - LSTG cận đại lớp 10 chương trình chuẩn)

2.1.1. Vị trí

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thơng ở nước ta được xây dựng theo hướng đồng tâm kết hợp với đường thẳng, là một trong những hướng xây dựng phổ biến mà nhiều nước trên thế giới trước đây cũng từng làm. Những nội dung kiến thức mà học sinh đã học ở cấp THCS khi đến bậc THPT sẽ được nhắc lại. Nhưng ở mức độ sâu hơn về kiến thức và yêu cầu về nhận thức lý luận cũng đòi hỏi cao hơn. Chương trình Lịch sử ở nhà trường THCS và THPT ở nước ta dù ở bất kỳ lớp học nào cũng thiết kế song song hai phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, tuy nhiên trong mỗi phần lại chia nhỏ thành

từng giai đoạn.

Đối với phần LSTG cận đại các em học sinh đã được học trong chương trình Lịch sử THCS (lớp 8) và đến bậc THPT nội dung kiến thức đó lại được nhắc lại trong chương trình Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn), tuy nhiên ở mức độ kiến thức cao và sâu hơn. Ở phần Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)

học sinh được học lịch sử thế giới gồm 2 phần:

Phần một: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Phần hai: LS thế giới cận đại, trong đó nội dung kiến thức phần này lại

được chia làm 3 chương:

Chương 1: Các cuộc CMTS (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) Chương 2: Các nước Âu – Mĩ (Từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)

Trong đó, phần Các cuộc CMTS (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) được trình bày chủ yếu trong nội dung chương 1 và một phần của

chương 2 gồm các bài cụ thể như sau:

Bài 29: Cách mạng Hà Lan và CMTS Anh

Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Bài 31: CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII

Bài 33: Hoàn thành CMTS ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XI

Chương 1 được mở đầu bằng các cuộc CMTS giúp học sinh có nhận thức đầy đủ về tiến trình phát triển hợp quy luật của LSTG cận đại từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Trong quá trình tìm hiểu về các cuộc CMTS giáo viên sẽ định hướng giúp học sinh nhận thức được cách mạng Hà Lan năm 1566 là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên mở đầu cho LSTG cận đại. Nhưng thực chất phải đến CMTS Anh năm 1642 mới thực sự đánh dấu thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Còn cuộc CMTS Pháp năm 1789 là cuộc đại cách mạng. Giúp học sinh phân biệt được các hình thức của CMTS cũng như vai trị của quần chúng nhân dân đối với LS. Khẳng định sự thành cơng của các cuộc CMTS có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với LS nhân loại, nó tấn cơng trực tiếp vào chế độ cũ lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến mở đường

cho lực lượng sản xuất CNTB phát triển

Tóm lại, nội dung chương trình LSTG cận đại giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng phân tích đánh giá, phát huy tính tích cực của học sinh trong các hoạt

động nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

2.1.2. Mục tiêu

Đối với bất kỳ môn học nào khi lên lớp giáo viên cũng phải đảm bảo hoàn thành 3 mục tiêu: về kiến thức, về kỹ năng và tư tưởng tình cảm, mơn Lịch sử cũng khơng phải là ngoại lệ. Sau đây là các mục tiêu mà học sinh cần đạt được khi học về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại từ giữa thế kỷ XVI đến cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 46 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)